Thứ Năm, 31 tháng 5, 2012

HÀ NỘI TRONG MẮT TÔI


Mãi đến nay mới có lần đầu tiên đến Hà Nội, thật xấu hổ! Nhờ anh Dũng ở Huế hướng dẫn mà tìm được KS Bodega ở 57 Tràng Tiền, một vị trí lý tưởng giữa trung tâm Hà Nội. Chỉ bước vài bước là đến Hồ Gươm ở đầu này và Nhà Hát Lớn ở đầu kia. Bận công việc nên dù đã đi vòng vòng khắp các địa điểm quan trọng nhưng chưa chụp hình được. Mai sẽ bổ sung hình sau vậy!

Chủ Nhật, 27 tháng 5, 2012

GIỜ THỨ HAI MƯƠI LĂM Ở KATHMANDU

10GIỜ TỐI 27-05-2012:

BỘ TRƯỞNG TÀI CHÍNH ĐỒNG THỜI LÀ MỘT LÃNH ĐẠO QUAN TRỌNG CỦA MAOIST NÓI RẰNG TÌNH TRẠNG KHẨN CẤP SẼ ĐƯỢC TUYÊN BỐ TRONG NỖ LỰC CỨU VÃN QUỐC HỘI.


9 GIỜ 30:  CHỦ TỊCH MAOIST PRACHANDA NÓI RẰNG:  QUỐC HỘI ĐÃ KHÔNG THỂ CỨU VÃN ĐƯỢC NỮA VÀ NÓ SẼ BỊ GIẢI TÁN SAU NỬA ĐÊM HÔM NAY VÌ KHÔNG THỂ THÔNG QUA HIẾN PHÁP MỚI. MAOIST ĐANG LỰA CHỌN ĐỂ TUYÊN BỐ TÌNH TRẠNG KHẨN CẤP ĐỂ GIA HẠN QUỐC HỘI HOẶC MỘT CUỘC BẦU CỬ MỚI CHO QUỐC HỘI MỚI.


7 GIỜ 30 TỐI: LÃNH ĐẠO CÁC ĐẢNG PHÁI THÔNG BÁO RẰNG  KHẢ NĂNG THÔNG QUA HIẾN PHÁP ĐÊM NAY ĐÃ CHẤM DỨT. DEV GURUNG ĐẠI DIỆN CHO MAOIST NÓI RẰNG:" KHÔNG CÓ CƠ HỘI NÀO CHO BẤT KỲ ĐỘT PHÁ. CHÚNG TA SẼ KHÔNG CÓ ĐƯỢC HIẾN PHÁP MỚI HÔM NAY."

7 GIỜ TỐI 27-05-2012: Những người biểu tình thuộc nhóm Brahmin-Chhetri Samaj đã tràn vào khu vực cấm ở cổng số 3 tòa nhà Quốc hội. Cảnh sát đã trấn áp bằng dùi cui và hơi cay. 50 người bị thương. 50
6 GIỜ 30 TỐI 27-05-2012: Một sự quay ngoắt 180độ trong cuộc họp giữa các đảng phái với Chủ tịch Quốc hội Nembang: trong khi hầu hết các đảng phái đồng ý thông qua Hiến pháp mới vào lúc 12 giờ đêm nay, Maoist đột ngột đưa ra một đề nghị kỳ dị. Họ đề nghị thành lập một chính phủ mới và tổ chức cuộc bầu cử khác nếu các đảng phái thất bại trong việc thông qua dự thảo Hiến pháp đêm nay. 
  Hiện tại Maoist, Quốc Đại, UML đang tổ chức họp nội bộ tại văn phòng của các đảng ở Singha Durbar. Mặt trận Madeshi thì không tham dự cuộc họp với Chủ tịch quốc hội Nembang và cho biết là mọi quân bài sẽ ngã ra bàn vào cuối đêm nay.


  6 GIỜ TỐI 27-05-2012: Đúng theo truyền thống thông qua những quyết định sống còn vào phút cuối cùng, trải qua 4 năm cãi cọ, tiêu pha vài trăm triệu cho các đại biểu Quốc hội lập hiến giờ đây cái Hiến Pháp thực tế đã hoàn thành từ hai năm trước lại bị trì hoãn mãi đến những giờ phút cuối cùng của ngày hôm nay để được thông qua.
Đại biểu các tộc người Nepal biểu tình trước tòa nhà Quốc hội trưa 27-05
  Vì thế không đáng ngạc nhiên khi thấy nhân dân Nepal nổi giận khắp nơi. Chính trường Nepal hiện nay cho thấy sự ích kỷ của các nhóm lợi ích, các lý tưởng chính trị. Không ai vì nhân dân, những người đã rất hăng hái đi bỏ phiếu bầu chọn các đại biểu cho mình trong Quốc hội dân chủ cộng hòa đầu tiên.







  • Lúc 5,45pm một trong những nhân vật chính tham gia thương thuyết giữa các đảng phái thông báo qua phone rằng "Chúng tôi sẽ trình bản dự thảo Hiến pháp trong hôm nay, để các vấn đề chưa quyết được cho Quốc hội chuyển tiếp giải quyết." Sau đó mọi người chứng kiến những lãnh đạo của Big 4 rời Dinh Thủ tướng ở Bluwatar đi đến Tòa nhà chính phủ ở SinghaDurbar để họp với Chủ tịch Quốc hội Nembang.
  • Trong khi đó lãnh đạo bất đồng quan điểm Phó Chủ tịch Maoist Mohan Baidya và Tổng Thư ký Ram Bahadur Thapa yêu cầu Hiến pháp mới phải được thông qua bởi chính Quốc Hội lập hiến và đưa ra cảnh cáo sẽ khuấy động quần chúng nếu hiến pháp không "Vì Dân". Hai vị này nói rằng những thế lực phản động quốc tế và trong nước đang có âm mưu xóa bỏ Quốc hội lập hiến và chống lại nguyện vọng của nhân dân khao khát một hiến pháp cộng hòa liên bang. Hai vị này kêu gọi mọi người (Nepal) bao gồm người yêu nước, cộng hòa và cánh tả hãy đứng lên nếu Hiến Pháp của Nhân dân không được thông qua.

TIN NÓNG NGÀY 27-05-2012 TẠI NEPAL (Cập nhật nhiều lần trong ngày)

 CẬP NHẬT LÚC 11AM:
  • Chỉ còn có 10 giờ là hết hạn, các đảng phái cố gắng tìm lối thoát tại cuộc họp ở Dinh Thủ tướng.
  • Thư ký Quốc hội đã chuẩn bị bản dự thảo Hiến pháp trên nguyên tắc để những vấn đề chưa đồng thuận lại cho Quốc hội chuyển tiếp giải quyết. Lịch sử suốt 8 năm qua ở Nepal cho thấy rằng thường các vấn đề sẽ được đồng thuận và giải quyết vào phút 89.



CẬP NHẬT LÚC 4AM:
  •  Cuộc họp marathon thứ hai trong ngày 26-05 giữa các đảng phái kéo dài đến 11pm đã thất bại.
  • Quốc Đại cáo buộc Maoist dự định chiếm lấy quyền hành: Dr Ram Sharan Mahat nói rằng Maoist tin rằng nếu Hiến pháp không được thông qua thì Quốc hội sẽ bị giải tán, như thế không ai có thể đẩy họ (Maoist) ra khỏi chính phủ.
  • Quốc Đại và UML dự định tiến hành bỏ phiếu bất tín nhiệm Thủ tướng nhằm giải tán chính phủ trong ngày hôm nay. Họ định lập Chính phủ lâm thời để tổ chức những cuộc bầu cử mới.
  • Chủ tịch Quốc Hội Nembang cảnh cáo các đảng phái về tình trạng hỗn độn sẽ xảy ra nếu không có Hiến pháp.
  • Các giới chức an ninh nói rằng không có kế hoạch giới nghiêm. Tuy nhiên vẫn bỏ ngõ khả năng giới nghiêm vào lúc 4am hôm nay và ngày mai.

Thứ Bảy, 26 tháng 5, 2012

TIN NÓNG NGÀY 26-05-2012 TẠI NEPAL (Cập nhật nhiều lần trong ngày)

CẬP NHẬT LÚC 7PM:
  •  Cuộc họp giữa các đảng phái đã thất bại. Phó Chủ Tịch Maoist Narayan Kaji Shrestha nói với báo giới rằng tình hình không may và Quốc hội thì đã ở bên bờ vực của sự giải tán,
  • Cuộc họp Quốc hội dự định lúc 5pm đã phải dời lại ngày mai.

Cập nhật lúc 2pm Nepal:
  • Cuộc họp Quốc hội dự định lúc 11.30am bị đình lại . các đại biểu QH được thông báo chờ, cuộc họp có thể diễn ra bất cứ lúc nào.
  • Big 4 vẫn còn đang họp tại Dinh Thủ tướng. Tin từ đại diện Madeshi cho hay Big 4 đang cố gắng thông qua dự án 14 tiểu bang. Có cả Chủ tịch QH Nembang dự nhằm sẽ đi đến thông báo cho Tổng thống ngay khi cuộc họp có kết quả.  
 Nepal dường như nín thở chờ kết quả!

 Cập nhật lúc 10am Nepal:
  • Đảng lớn thứ ba trong QH Nepal UML đã họp bàn tại Tòa nhà chính phủ Singha Durbar nhằm thống nhất ý kiến các đảng phái trong việc trình bản dự thảo Hiến Pháp. Họ thống nhất ý kiến rằng cần trình dự thảo trước còn các bất đồng sẽ do Quốc Hội chuyển tiếp giải quyết.
  • Chủ tịch Prachanda
  • Các đảng phái họp tay ba- tay tư từ sáng sớm đến giờ. Maoist và Madeshi họp ở tư dinh Chủ tịch Prachanda của Maoist, cùng các lãnh đạo của Quốc Đại. Maoist và Madeshi không muốn vấn đề liên bang trao cho Quốc hội chuyển tiếp trong khi Quốc đại và UML muốn trình Hiến pháp vào Chủ nhật này và để Quốc Hội chuyển tiếp giải quyết các vần đề còn chưa ngã ngũ.

  • Quốc Hội Nepal sẽ họp vào 11am .

 

Cập nhật 6am:


  • AN NINH THẮT CHẶT Ở KATHMANDU: Chỉ 48 giờ còn lại cho đến DEADLINE 27/05. thủ đô của Nepal đã thắt chặt an ninh đến mức báo động đỏ. Một hệ thống an ninh nhiều lớp với 6.000 cảnh sát và cảnh sát dã chiến đã được thiết lập xung quanh Tòa nhà Quốc hội , Văn phòng Tổng thống, Phó Tổng thống, Dinh Thủ tướng, Tòa án Tối cao, nhà riêng Chánh án Tối cao, Tòa nhà Chính phủ, sân bay và các cơ quan quan trọng. 162 trạm kiểm soát dựng hầu khắp các giao lộ. Chó nghiệp vụ cũng rải khắp nơi để đánh hơi vũ khí và chất nổ.
  • Bandh của ổng thì đang mần, nhóm của ổng sẽ theo tiếp, sau đó đên tui... vậy thì ông phải chờ tới lượt để tuyên bố bandh của ông
  • Maoist nói rằng nếu các đảng không đồng thuận thỉ chỉ có một giải pháp duy nhất đó là giải tán Quốc hội và thực hiện cuộc bầu cử mới.
  • Phó Chủ Tịch Maoist Mohan Baidya
  • Phó Chủ tịch Đảng Maoist
-->Mohan Baidya, lãnh đạo nhóm cực tả trong nội bộ Maoist, bắt đầu chiến dịch thu thập chữ ký của 40% Đại biểu Quốc hội thuộc Maoist nhằm chia tách Maoist thành hai đảng. Đây là nhóm có quan điểm cứng rắn trên mọi vấn đề , nhất là giữ quan điểm chiến tranh vũ trang theo tư tưởng Mao Trạch đông..

  •  

    •    (Sẽ cập nhật tiếp lúc 1pm)

      Thứ Sáu, 25 tháng 5, 2012

      TIN NÓNG NGÀY 25-05-2012 TẠI NEPAL (Cập nhật nhiều lần trong ngày)


      --> --> -->
      TIN NÓNG: NGÀY 25-05-2012 :
      Cập nhật lúc 1pm:
      • 9 am 25-05: Big 3 đồng ý công bố hiến Pháp mới vào ngày 27-05
      • Mặt trận Madeshi phản đối bất cứ Hiến Pháp nào không có chế độ Liên bang và bảo lưu ý muốn có một Tiểu bang riêng cho người Madeshi.

      Cập nhật lúc 8am:
      -          Phó Thủ tướng Krishna Prasad Sitaula và Ông Gurung thuộc Đảng Quốc Đại đã chính thức nộp đơn từ chức. Như vậy Đảng Quốc Đại đã chấm dứt cuộc hôn nhân kéo dài 1 tuần với chính phủ Liên Hiệp do Đảng Maoist cầm đầu.
      -          Tòa án Tối cao Nepal ra lệnh cho Quốc Hội Và Chính Phủ dừng lại tất cả các hành động và quyết định nhằm gia hạn Quốc Hội chiếu theo Phán quyết ngày 25/11/2011 của Tòa Án Tối Cao khi gia hạn lần cuối cho Quốc Hội vào năm rồi.
      -          Chủ tịch quốc hội Nepal Nembang ra lệnh cho Chính phủ phải hoàn tất Hiến Pháp mới trong vòng 3 ngày.
      -          Dân chúng ở Cực Tây Nepal bắt đầu Đợt Hai cuộc bandh nhằm chống lại sự chia cắt vùng này trong chế độ Liên Bang của Hiến Pháp mới.
      -          Bức xúc trước sự phiền nhiễu của các nhóm chính trị tổ chức bandh liên miên ảnh hưởng tới đời sống dân chúng và kinh doanh, các nghiệp chủ ở Janakpur đã đốt cháy 3 xe gắn máy của một nhóm biểu tình. Xe cứu hỏa đến dập tắt đám cháy trên đường về đã bị nhóm biểu tình đập phá hư hỏng nặng. Tension đang tăng cực điểm ở Janakpur.

      Dân chúng Cực Tây Nepal biểu tình ngày 24-05


      Thứ Năm, 24 tháng 5, 2012

      NEPAL - SỤC SÔI MÙA PHƯỢNG TÍM

      -TIN NÓNG SỐT TỪ NEPAL CẬP NHẬT NHIỀU LẦN TRONG NGÀY: TIN NÓNG NGÀY 25-05-2012
       
      -->
      HỒ SƠ NEPAL:

      -->
      Xin gửi đến Quý Bạn Đọc loạt bài phóng sự “Hồ sơ Nepal” của tôi. Loạt bài này tôi dự định viết 8 bài như sau:
      1- Sục sôi mùa phượng tím
      2- Một nước cộng hòa mới đã sinh ra- Mùa hè 2008
      3-Vụ án vẫn còn bí ẩn: Thảm sát hoàng gia
      4-Thời hoàng kim của giới quý tộc Gorkha
      5- Shah - triều đại sắt máu nhất Nepal
      6-Tarai vùng đất nóng
      7-Người Tharu – hậu duệ của vương quốc Thích Ca
      8-Nepal tương lai: cầu nối giữa Ấn Độ và Trung Hoa 

      Loạt bài này tóm tắt những sự kiện lịch sử cận đại trong khoảng 100 năm cho đến ngày nay nhằm cung cấp một cái nhìn tổng quát về Nepal. Tuyến bài này sẽ đi từ gần đến xa, bám theo các chủ đề nóng nhằm giải thích căn nguyên những xung đột hiện tại bắt rễ sâu xa từ quá khứ. Hy vọng loạt bài này mang lại cho bạn đọc một cái nhìn rõ hơn từ bên trong đất nước vẫn hãy còn xa lạ với nhiều người Việt dù rất nhiều Phật tử Việt Nam đã đi hành hương đến đó và biết rằng đó là nơi sinh ra và là quê hương của Đức Phật Thích Ca. Cũng như mong  thông qua những trải nghiệm khổ nhọc của đất nước trên mái nhà thế giới này mà rút ra bài học về sự chuyển đổi từ chế độ độc tài sang chế độ dân chủ.
       Tôi đã bám sát tình hình Nepal suốt 8 năm nay và nhận thấy đây là thời điểm tốt nhất để khởi đăng trước điểm sôi 27/05/2012.

      Chủ Nhật, 6 tháng 5, 2012

      RAMGRAM – BẢO THÁP NGUYÊN THUỶ LƯU GIỮ XÁ-LỢI PHẬT THÍCH-CA

      -->
      PHẦN 1                    
      (Bài này được đăng trên Nguyệt San Giác Ngộ số đặc biệt mừng Phật Đản năm 2012)
      GÒ ĐẤT BÊN HỒ NÀY LÀ DI TÍCH CÒN LẠI CỦA BẢO THÁP RAMAGRAMA NỔI TIẾNG HƠN 2500 TRƯỚC
      Đã thành thông lệ, mỗi lần về thăm quê hương Đức Phật tôi đều phải ít nhất một lần ghé qua Ramgram. Đấy là nơi lưu giữ Xá Lợi nguyên thủy (Sàrìradhàtu) của Đức Phật Thích-ca và hầu như chưa hề bị xâm phạm cho đến ngày nay. Điều đó cũng có nghĩa là: đấy là nơi lưu giữ số lượng nhiều nhất Xá Lợi Phật Thích-ca trên thế giới cho đến ngày nay.
      Ramgram, gọi đầy đủ phải là Ramagrama, là một địa danh quan trọng và nổi tiếng trong lịch sử Phật giáo cũng như lịch sử họ Sakya (Thích-ca).