Chủ Nhật, 30 tháng 12, 2012

NGƯỜI GURUNG ĂN TẾT CON RẮN SỚM NHẤT THẾ GIỚI!


Sống ở Nepal sướng vậy đó, ăn Tết hết tháng này sang tháng khác. Năm 2012 chưa chấm dứt mà đã được ăn Tết Con Rắn rồi!
Cũng giống như hầu hết các tộc người miền núi ở Nepal và Tibet, Tết của người Gurung gọi là Lhosar.
Tamu Lhosar mở đầu một năm mới theo Tamu Sambat (âm lịch của người Gurung). Lịch Gurung cũng có 12 con giáp gọi là lohokor với mỗi con giáp là lho (năm) như sau: Garuda (chim thần trong thần thoại Hindu), Rắn, Ngựa, Cừu, Khỉ, Chim, Chó, Nai, Chuột, Bò, Hổ, và Mèo. Chúng ta có thể thấy 12 con giáp này tương ứng với 12 con giáp của người Việt như: Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi, Tý, Sửu, Dần, Mẹo. Lhosar năm nay là năm 2597 lịch Gurung rơi vào ngày 15 tháng Push (30/12/2012) đón mừng năm con Rắn. Vậy là có thể coi người Gurung là tộc người mừng Tết Con Rắn sớm nhất thế giới!   

Thứ Năm, 27 tháng 12, 2012

Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long: Ấn Độ có lợi ích ở Biển Đông

 http://giaoduc.net.vn/Quoc-te/Thu-tuong-Singapore-Ly-Hien-Long-An-Do-co-loi-ich-o-Bien-Dong/263424.gd
Thứ năm 27/12/2012 06:20
(GDVN) - Vấn đề Biển Đông ảnh hưởng trực tiếp đến an ninh khu vực và tự do hàng hải, trong đó Ấn Độ đang có lợi ích lớn
Ngày 26/12, tờ Times of India đăng tải bài phỏng vấn độc quyền Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long khi ông sang Ấn Độ dự hội nghị Thượng đỉnh Ấn Độ - ASEAN hồi tuần trước, ông Lý Hiển Long cho rằng Ấn Độ có lợi ích ở Biển Đông khi trả lời câu hỏi về vai trò của New Delhi đối với việc tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông.

Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long



Thứ Bảy, 22 tháng 12, 2012

BÃI BIỂN DÀI NHẤT THẾ GIỚI: COX's BAZAR - PHẦN 2


 DỌC ĐƯỜNG GIÓ BỤI: TẮM BIỂN KIỂU BANGLADESH


Bangladesh là một nước Hồi giáo, theo phong tục Islam, phụ nữ khi ra đường phải che kín 100%. Tuy thế, chiếc áo choàng đen với khăn trùm đầu chỉ hở đôi mắt sâu thẳm không ngăn chặn được sức hấp dẫn tự nhiên của phái đẹp đối với mình mà chỉ càng thêm cuốn hút, quyến rũ mình lao về họ như một con thiêu thân không sợ lửa. Bangladesh hiện đại đã có nhiều phụ nữ đi làm ở công sở, vả lại luật lệ đạo Hồi xứ này cũng không quá nghiêm khắc như ở Pakistan hay Afghanistan, cho nên tỷ lệ phụ nữ đeo khăn trùm đầu cũng không còn chiếm đa số. Dù vậy, ngoại trừ khuôn mặt tuyệt đẹp ra, bạn sẽ không thể nhìn thấy bất kỳ phần thân thể nào của phụ nữ ở đây. Ở Ấn Độ, bạn có thế ngất ngây trước những vòng eo tuyệt mỹ, những bờ vai trần hoàn hảo, những tấm lưng nuột nà không tỳ vết hay cả đôi gò bồng đảo nóng bỏng bên dưới chiếc áo cánh cách điệu chỉ nhỉnh hơn chiếc áo ngực tý xíu của những giai nhân tuyệt sắc những khi chiếc sari của họ hững hờ buông thả. Phụ nữ Bangladesh cũng choàng sari, nhưng bên trong là cả bộ áo dài kín đáo, không hở một centimetre nào cho các đôi mắt phàm tục như mắt của mình lợi dụng. Tối đa, bạn chỉ có thể ngắm một cách kín đáo gương mặt và đôi tay của họ; nhìn chằm chằm vào khuôn mặt của một phụ nữ không phải vợ mình là một hành động khiếm nhã và vô cùng xúc phạm đến những thân nhân là đàn ông của họ- và điều ấy có thể tước đi cuộc đời tươi đẹp của bạn.
  Đêm ấy thức khuya, mình ngủ chập chờn với giấc mơ về một bãi biển tràn ngập những người đẹp Bangladesh mặc những bộ bikini tung tăng trên cát nóng… giống như bãi biển Mumbai…

Thứ Ba, 18 tháng 12, 2012

BÃI BIỂN DÀI NHẤT THẾ GIỚI: COX’s BAZAR


DỌC ĐƯỜNG GIÓ BỤI: CỰC NAM BANGLADESH-
COX's BAZAR BEACH KỲ QUAN THIÊN NHIÊN THẾ GIỚI

  Với 125km không bị gián đoạn, Cox’s Bazar của Bangladesh được ghi nhận là bãi biển tự nhiên dài nhất thế giới (The longest beach of the world).
  Tên nguyên thủy của bãi biển này Pengwa (Hoa Vàng – Yellow Flower) đã gợi hứng cho mình đặt nickname Cúc Nhiệt Đới cho Bangladesh :D. Cox’s Bazar là nơi phải đến và đáng đến nhất ở Bangladesh.

Chủ Nhật, 16 tháng 12, 2012

VICTORY DAY-ĐẠI LỄ QUỐC GIA CỦA BANGLADESH -CẬP NHẬT

Xin cập nhật các hình ảnh về VICTORY DAY ở Chittagong hôm nay 16/12/12:
QUỐC KỲ BANGLADESH


SINH VIÊN VẼ CỜ CHO NGƯỜI HÂM MỘ


THIẾU SINH QUÂN HẢI QUÂN



THỐNG ĐỐC CHITTAGONG THƯỢNG CỜ

VICTORY DAY-ĐẠI LỄ QUỐC GIA CỦA BANGLADESH


Vào ngày này 41 năm trước, 16/12/1971, đã diễn ra một sự kiện lịch sử trọng đại của lịch sử thế giới: Tư lệnh quân đội Pakistan tại Bangladesh đã ký văn bản đầu hàng liên quân Bangladesh-India sau chín tháng chiến tranh đẫm máu.

Tướng AKK Niazi (áo nhạt, ngồi giữa), Tư lệnh quân Pakistan, ký văn bản đầu hàng 
Sự kiện này dẫn đến việc khai sinh một quốc gia lớn cuối cùng của thế giới: Bangladesh với hơn 100 triệu dân.
  Ngày 16/12 hàng năm đã trở thành một ngày lễ trọng đại của Bangladesh gọi là Victory Day-Ngày Chiến Thắng, là biểu tượng cho lòng tự hào dân tộc của người Bangladesh.
  Từ đầu tháng 12, dân Bangladesh đã rục rịch chuẩn bị ăn mừng Lễ Chiến Thắng. Ngay cả các đảng phái chính trị cũng thông báo dừng các cuộc tổng bãi thị (hartal), biểu tình (protest, strike, bandha) kể từ ngày 14/12 đến 22/12.
  Ngày chiến thắng bắt đầu từ 12h đêm 15/12 bằng việc dâng hoa, thắp nến tại các tượng đài quốc gia vinh danh những anh hùng, liệt sĩ đã hy sinh cho cuộc Chiến Tranh Giải Phóng (Liberation War) Bangladesh.
(còn tiếp)
   .......

  Mình phải chạy đi tham gia ngày lễ và chụp hình , mời các bạn quay lại vào chiều nay để xem các hình ảnh của ngày lễ này. Cám ơn.

Thứ Tư, 12 tháng 12, 2012

LUMBINI-MÙA SẾU VỀ LÀM TỔ

  Ngỏ: nhân có bạn đọc nhắc đến SẾU ĐẦU ĐỎ, xin post lại đây entry cũ với hình ảnh đã được cập nhật từ các chuyến đi làm phim tài liệu của mình cho Quỹ Bảo Vệ Động Vật Hoang Dã về SẾU ĐẦU ĐỎ ở LUMBINI các năm 2011-2012. Bài này đã được Báo Giác Ngộ đăng năm 2010.
  Vì dung lượng lưu trữ có hạn nên mình không post lên đây đoạn phim "độc" mình quay điệu luân vũ lãng mạn của một đôi sếu. Bạn nào thích, xin liên hệ với mình qua Email: phunepal@gmail.com mình sẽ gửi tặng.

..."Người ta thường nghĩ rằng gọi loài chim Sarus Crane này là sếu nghe có vẻ quê mùa và gọi chúng là “hạc” thì sang hơn, tôn quý hơn. Thật ra hạc là một từ Hán Việt được người Hán dùng chỉ "con cò", còn sếu là từ thuần Việt. Chưa chắc “hạc” đã hơn “sếu”, mà nói đúng ra, “sếu” còn tôn quý hơn, xưa hơn và chính xác hơn “hạc” .Tên “sarus” xuất xứ từ “sarasa” của Sanskrit nghĩa là “loài chim ở hồ”.  Từ “sarasa” này vay mượn từ ngữ căn “sar” của hệ ngôn ngữ Austro-Asiatic (ngôn ngữ của người Naga chủ nhân đầu tiên của Lục Địa Ấn Độ và cũng là ngôn ngữ của tổ tiên người Việt cổ). Theo tên gọi này, tên Việt nôm na của chúng: “sếu” (theo hệ ngôn ngữ Austro-Asiatic) là chính xác và cổ xưa hơn từ “hạc” có lẽ đến vài ngàn năm. "




Thu đã về ở Lumbini. Mỗi buổi sáng ở đây tôi lại được đánh thức bởi bản hoà tấu của các lòai chim. Thoạt tiên văng vẳng từ xa đến gần là tiếng gọi giông giống như “Đến đây bái Phật - Đến đây bái Phật” (chim “bắt cô trói cột” của vùng rừng miền Đông Nam bộ). Rồi đến tiếng solo thanh thoát của những chú chim chìa vôi trên nền trầm của tiếng gáy cu cườm. Rồi không gian vỡ oà bởi cơ man nào tiếng của muôn chim.

HỒNG HẠC LÀ CON GÌ?


Entry này copy từ Blog Thám tử Lý Phong - NP

http://thamtulyphong.wordpress.com/2012/12/11/su-ngu-dot-cua-tien-si-huyen-dieu/#more-354





SỰ NGU DỐT CỦA “TIẾN SĨ” HUYỀN DIỆU

Huyền Diệu chỉ thực sự nổi tiếng sau khi cuốn “Khi Hồng hạc Bay Về” được Trần Trọng Thức gửi gắm  cho bà Lệ, chủ Công ty văn hóa Phương Nam, in và phát hành lần đầu tiên trong vòng có 03 ngày. Nhờ có nó mà Huyền Diệu được Phật tử tại Việt Nam biết đến và cũng nhờ cuốn sách này mà Huyền Diệu quyên góp khá bộn tiền cho việc … “bảo vệ chim hồng hạc ở Lumbini” hay “phục hưng thánh địa Lumbini”…
Huyền Diệu vỗ ngực khoe rằng mình có hai bằng “tiến sĩ” (hổng biết tiến sĩ gì nữa…?)
Trên trang bìa cuốn sách, in chình ình hình một con hạc như thế này:
dsc06056_resize1

 Là một “tiến sĩ” , Huyền Diệu chắc chắn phải là một nhà khoa học (khoa học nhân văn hoặc khoa học tự nhiên). Phải biết nguyên tắc khoa học là phải gọi chính xác tên sự vật, hiện tượng.
Thế mà Huyền Diệu lại gọi con Sarus Crane (sếu đầu đỏ, hạc xám đầu đỏ) là HỒNG HẠC thì sự dốt nát này là không thể chấp nhận.

Một đứa bé học tiểu học cũng biết rằng HỒNG HẠC là tên gọi một loài hạc toàn thân màu hồng, tên theo tiếng nước ngoài là FLAMINGO.
Gọi con sếu đầu đỏ là hồng hạc thì không khác gì gọi con beo là con cọp dù chúng cùng là loài mèo!
Nó đây, con Hồng Hạc:
10-09-columbus-flamingo
CON NÀY MỚI CHÍNH LÀ HỒNG HẠC NHÉ!

Thứ Ba, 11 tháng 12, 2012

THẦY CHẠY SÔ





Bài này từ Blog Thám tử Lý Phong, đáng để ngẫm nghĩ. Theo mình, bổn phận lớn nhất của một người xuất gia là TU TẬP! Vì khi mình xuất gia thì xã hội đã lo cung phụng để mình không phải lo lắng kiếm sống nhằm tập trung tu tập. Đấy là điểm khác nhau giữa Cư Sĩ và Tu Sĩ. Chạy lăng xăng quyên góp tiền bạc thì làm sao tu tập, rồi lấy gì mà giảng dạy người khác? Chưa kể việc đi làm kiếm tiền thì không còn tư cách Tu Sĩ nữa.

 (Tôn trọng tác giả, nên mình giữ nguyên xi bài này không chỉnh sửa dù không đồng ý ở một vài điểm cũng như các danh từ mà tác giả sử dụng-NP).

http://thamtulyphong.wordpress.com/2012/12/01/huyen-dieu-thay-chua-chay-so/






THẦY CHÙA CHẠY SÔ

Thói đời, muốn không bị thị phi thì hãy tránh chốn thị phi!
IMG_2065
Thầy Chùa Chạy Sô Huyền Diệu
Ai đời thầy chùa Huyền Diệu nay chạy hết show “mật pháp cho kinh doanh ” dạy các chiêu làm ăn cho những kẻ lọc lừa đeo mác “doanh nhân” , mai lại thấy mặc áo pull xanh lá mạ chễm chệ trên sân khấu dạy các cô chân dài ăn chay…

BANGLADESH -DỌC ĐƯỜNG GIÓ BỤI 11-12-2012

Hú hồn...hôm qua đã tranh thủ đóng container và bốc lên tàu xong xuôi, nếu không, hôm nay 11/12/2012 lại đụng bãi thị toàn quốc (hartal) thì toi. Công việc của mình ở Bangladesh coi như hoàn tất, kể từ ngày mai thì bắt đầu đi nghiên cứu Bangladesh từ Nam lên Bắc và về lại Nepal.
  Sau khi đóng hàng, Mafuhzur đưa mình đến câu lạc bộ báo chí ở Chittagong để làm quen các phóng viên địa phương. May mắn sao tìm thấy hiệu sách "hàng độc" ở đây. Hi hi mua được cả lố sách nghiên cứu của Nhà xuất bản Đại học Oxford - UK. Thực sự, đây là những luận án Tiến sĩ mới nhất đã được cập nhật và mở rộng. Dĩ nhiên là chủ đề India và Sub-continent cổ đại, cùng với các nghiên cứu về khảo cổ ở Bangladesh, lịch sử Bangladesh.


  Theo tin từ Dhaka, từ sáng sớm hôm nay bạo lực lại tiếp diễn khắp nơi. Liên minhh 18 đảng đối lập sau các cuộc biểu tình khắp nơi ngày hôm qua để phản đối chính phủ đàn áp cuộc phong tỏa của họ vào ngày Chúa Nhật 09/12/12 đã tổ chức bãi thị ngày hôm nay 11/12/12. Lại có cảnh tấn công xe cộ,  đốt phá... Phóng viên địa phương gọi đó là "Chính Trị Bạo Lực" (Violent Politic) hoặc "Văn Hóa Bãi Thị" (The Hartal Culture).
 

Thứ Hai, 10 tháng 12, 2012

BANGLADESH: LẠI CÓ BẠO LỰC XẢY RA

Sáng nay, bà con ở Việt Nam mình biểu tình chống Trung Quốc rất ôn hòa ở hai thành phố lớn: Saigon và Hà Nội, thế nhưng lại bị... giải tán một cách thô bỉ. Mình ở xa chỉ có thể theo dõi qua Internet và ủng hộ bằng các khẩu hiệu treo ở đầu blog này.

    Từ hai ngày trước tại Bangladesh, Liên minh 18 đảng đối lập đã thông báo rộng rãi sẽ phong tỏa các đường quốc lộ khắp Bangladesh vào ngày 09/12/2012 nhằm tạo áp lực buộc chính phủ đương nhiệm phải chuyển giao quyền lực cho một chính phủ lâm thời để chuẩn bị cho cuộc bầu cử vào năm sau. Các cuộc xung đột giữa hai nhóm đảng tại Bangladesh bắt đầu 1 năm trước ngày bầu cử đã trở thành thông lệ của xứ sở có mật độ dân số cao nhất thế giới.
   Không giống với cuộc bãi thị của đảng Hồi giáo quá khích Jamaat 5 ngày trước đòi hỏi bãi bỏ Tòa Án xét xử tội phạm chiến tranh nhằm giải cứu hơn 100 thành viên lãnh đạo của đảng này đang bị bắt giữ vì đã tiếp tay quân đội Pakistan tàn sát hàng trăm ngàn thường dân Bangladesh năm 1971, cuộc phong tỏa ngày hôm nay của Liên minh 18 đảng đối lập có mục tiêu vì cuộc bầu cử công bằng, dân chủ vào năm tới. Đại diện 18 đảng đã thông báo cuộc phong này kéo dài từ 6 giờ sáng tới 2 giờ chiều và yêu cầu dân chúng đừng sử dụng xe cộ trong ngày này.
  Từ mờ sáng ngay từ những giây phút đầu tiên của cuộc phong tỏa, Gabtoli cửa ngõ thủ đô Dhaka đã trở thành bãi chiến trường giữa lực lượng đối lập và cảnh sát cùng lực lượng ủng hộ chính phủ.

Chủ Nhật, 9 tháng 12, 2012

BANGLADESH-DỌC ĐƯỜNG GIÓ BỤI: HẢI CẢNG CHITTAGONG

PHÓNG SỰ ẢNH: THÀNH PHỐ HẢI CẢNG CHITTAGONG



Chittagong (Chittagonian, Bengali: চট্টগ্রাম, Chôţţogram) is the main seaport and second largest city of Bangladesh. It is located on the banks of the Karnaphuli River.
A trading post since the 9th century, Chittagong has a multicultural heritage of Islamic, Hindu and Buddhist traditions. The modern city developed during British rule as a railway, oil and tea trading hub. The city also became a focal point for revolutionary activities against the British, notably the armed uprising led by Surya Sen in 1930. It was also an important military base and supply point for Allied forces during the Burma Campaign in World War II. After the partition of India in 1947, Chittagong became part of East Pakistan. In 1971, as East Pakistanis rebelled against West Pakistan’s refusal to accept results of democratic elections, the declaration of Bangladesh's independence was announced in Chittagong. The city went onto witness atrocities, war crimes and naval blockades during the liberation war that followed.
Today, Chittagong is one of the fastest growing cities in the world.A major commercial and industrial centre, the city also has a globally competitive special economic zone.With the major infrastructure projects being undertaken for the city, including a deep sea port, regional neighbors of Bangladesh, including India and China, have eyed Chittagong as a future regional transit hub.The port city is seen as crucial to the economic development of landlocked southern Asia, including Northeast India, Bhutan, Nepal and parts of Southern China.
(From Wikipedia- http://en.wikipedia.org/wiki/Chittagong)

 Tạm dịch từ Wikipedia:
Chittagong là hải cảng chính và là thành phố lớn thứ hai ở Bangladesh. Thành phố này nằm bên bờ con sông Karnaphuli.
 Là một thương cảng từ thế kỷ thứ 9, Chittagong có một di sản đa văn hóa của đạo Hồi, đạo Hindu và đạo Phật. 

Thứ Sáu, 7 tháng 12, 2012

BANGLADESH: DỌC ĐƯỜNG GIÓ BỤI

 Thứ Năm, 06/12/2012: mình phải đi đến Chittagong, hải cảng chính và là thành phố lớn thứ hai Bangladesh cách Dhaka 300km, để kiểm tra hàng trước khi đóng container xuất ra khỏi Bangladesh. Mafuzuh đề nghị đi bằng máy bay nội địa. Nhưng mình đời nào bỏ qua cơ hội hiếm có thế này nên đề nghị đi bằng đường bộ (xe coach máy lạnh chỉ 1000 taka/vé =21.000VNĐ). Thế nhưng anh chàng doanh nhân trẻ này (29 tuổi) cũng máu mê du lịch và quá nhiệt tình với mình nên bốc một chiếc Toyota để đi.
   Kế hoạch là đi sớm (sớm ở Bangladesh nghĩa là ... 9h sáng   he he), thế nhưng vì Mafuzuh phải ghé qua ngân hàng lấy L/C và bị kẹt xe nên mãi đến 12h30 mới xuất phát. Như đã nói, traffic jam là chuyện thường ngày ( thường giờ thì đúng hơn) ở Dhaka nên đến 2h trưa mới ra khỏi Dhaka.
  Điểm đến quan trọng nhất của mình là di tích khảo cổ Phật giáo Mainamati.

Thứ Tư, 5 tháng 12, 2012

"BANDHA" Ở BANGLADESH

Hôm qua đúng là điếc không sợ súng nên mới lang thang khắp Dhaka giữa lúc cuộc bandha nhuốm đầy bạo lực của đảng phái Hồi giáo cực đoan ở đây đang lên cao trào.
  40 năm đã trôi qua kể từ những ngày cách mạng đẫm máu "Liberation War" diễn ra dẫn đến thành lập nước Bangladesh từ vùng gọi là Đông Pakistan. Kể từ năm ngoái chính phủ đương nhiệm đã lập ra Tòa án Quốc Tế xét xử tội phạm chiến tranh nhằm đưa ra pháp luật những lãnh đạo Hồi giáo cực đoan đã gây ra cuộc chiến huynh đệ tương tàn đẫm máu hơn 40 năm trước. Chống đối lại Tòa án này (nhằm bảo vệ các lãnh đạo Hồi giáo), đảng Jamaat đã liên tục mở các cuộc tấn công khắp Bangladesh nhằm vào uy tín của chính phủ và Thủ tướng đương nhiệm.
đốt xe
   Từ tuần trước Jamaat đã công bố ý định biểu tình -tuần hành ở thủ đô Dhaka nhưng bị chính phủ cấm chỉ. Ngày chúa nhật 02/12/12, một thanh niên thành viên của tổ chức này bị thương vì đạn cao su khi xô xát với cảnh sát tại một thị trấn và chết vào thứ hai. Lấy cớ đó, Jamaat tuyên bố Tổng bãi thị (hartal) toàn quốc.




Thứ Ba, 4 tháng 12, 2012

MỘT NGÀY LANG THANG Ở DHAKA

  Chiều hôm qua, trên đường về sau khi xem nhà máy của đối tác, Mafuhzus báo với tôi rằng ngày mai có "bandha" nên kế hoạch đi đến Văn phòng Bộ thương mại phải hoãn lại. Tôi chớp liền cơ hội này để thăm thú Dhaka vì biết rằng khi có "bandha" ở lục địa Ấn Độ (India, Nepal, Bangladesh...) tất cả các phương tiện cơ giới sẽ không được lăn bánh trên đường. Một cơ hội hiếm có để tôi có thể di chuyển khắp Dhaka mà không bị nạn kẹt xe khủng khiếp của Dhaka cản trở.
   Quả nhiên, sáng sớm hôm nay thấy rõ hiệu quả: báo buổi sáng không tới. 8h30, tôi hỏi quầy tiếp tân một cái bản đồ Dhaka để bắt đầu đi. Mấy anh chàng tiếp tân tử tế khuyên tôi đừng vào khu vực trung tâm Dhaka (xung quanh Đại học Quốc gia Bangladesh), khổ nỗi các địa điểm mà tôi muốn tới lại nằm ngay gần ĐHQG.

Sinh viên thuộc Islami Chhatra Shibir, một tổ chức sinh viên của Đảng Jamaat-e-Islami tuần hành ở quảng trường Đại Học quốc gia Bangladesh

   Sinh viên chính là động lực chính trị mạnh mẽ nhất Bangladesh. Chính sinh viên Bangladesh là lực lượng thổi bùng ngọn lửa cách mạng dẫn đến sự thành lập Quốc gia Bangladesh năm 1971. Và kể từ đó, sinh viên -dưới sự điều động của các đảng chính trị thông qua các liên đoàn sinh viên của họ- luôn luôn là mồi lửa áp lực các chính phủ của Bangladesh phải tuân thủ ý chí dân chủ của dân chúng.
  Đường xá Dhaka hôm nay thật lý tưởng cho khách du lịch: vắng hoe. Không còn cơn ác mộng kẹt xe. Tôi đi bộ hết cây cầu nối hai bờ hồ giữa khu Gulshan và Trung tâm Dhaka, rồi bắt một chiếc baby-taxi theo cách gọi của Bangladesh (tuk-tuk của Thái Lan, auto-ricksaw của India, còn miền Nam ngày trước là xe lam-gọi tắt từ nhãn hiệu Lambretta). Ở Bangladesh baby-taxi thì không bị coi như phương tiện bị cấm khi có "bandha".
   Xe chạy phơi phới qua các con phố vắng vẻ. Tôi thực sự không thích dùng baby-taxi ở đây. Không giống với Ấn Độ, loại xe này ở Dhaka bị gắn lưới bít bùng hai bên không thể chụp hình từ bên trong ra khi xe đang chạy. Lý do là để bảo vệ hành khách và tài xế khỏi bị cướp trấn lột (he he ... nghe mà nổi da gà). Thế nhưng hôm nay nó là là phương tiện di chuyển lý tưởng giúp mình an toàn nếu đụng phải "đám đông" nào đó.
  Cảnh sát chống bạo động mặc giáp, cầm khiên và dùi cui có mặt khắp nơi....
  (đang viết tiếp)
     

Chủ Nhật, 2 tháng 12, 2012

BANGLADESH-HOA CÚC NHIỆT ĐỚI

Hôm qua dự lễ hội Sindoor Jatra xỉn quá trời!
Mấy anh chàng Shakya cứ xách mỗi anh một chai rượu gạo đi vòng vòng bắt cánh thanh niên uống. Mình không thể từ chối vì biết rằng đấy là phong tục. Ngày lễ cưới của Công Chúa Charumati mà! Mỗi lần chỉ một phần tám cái ly xây chừng thôi, nhưng tửu lượng quá kém nên chừng chục tua là muốn ngất ngư. Lết về tới nhà say quá , trèo lên võng trùm chăn ấm mà mơ màng cho đến sáng nay.
  Loay hoay đóng valy mãi đến 11h mới xong, làm vội gói mì ăn liền vì chuẩn bị bay nên đã dọn sạch tủ lạnh mấy ngày trước, không còn thức ăn gì để nấu nướng.
  12 giờ ra sân bay. Chờ dài cổ đến tận 3 giờ chiều mới lên máy bay của Biman Airlines-Hàng không Bangladesh. Giá vé rẻ, chỉ 110USD one way +tax và phụ phí tổng cộng 160USD từ Kathmandu đến Dhaka. Hơn 2/3 hành khách là dân xuất khẩu lao động Nepal đi Malayasia quá cảnh Dhaka. Nghèo mới đi XKLĐ, hỏi ra mỗi người phải vay mượn để trả cho công ty cò mồi 100.000 Nepal rupees (=1200USD) để sang làm cho các công xưởng ở Malaysia với mức lương 300USD/tháng (thu nhập khá cao cho dân Nepal). Ráng tằn tiện 03 năm thì mỗi anh XKLĐ có thể đem về chừng 5,000USD. Rồi lại đi XKLĐ tiếp...Có giống VN mình không?
   Lịch bay là 3h10 mà mãi đến 3h45 mới bay. Trể nãi hổng thua kém Hàng không Việt Nam he he!
Thung lũng Kathmandu mùa đông 2012