Thứ Bảy, 26 tháng 1, 2013

BÁO ĐỘNG ĐỎ: TRUNG CỘNG ĐANG DƯƠNG ĐÔNG KÍCH TÂY!

NP: Quan sát tình hình những tháng gần đây, chúng ta thấy Trung Cộng đang hành động như thể sắp đánh nhau đến nơi với Nhật Bản. Sự thật là thế nào?
   Là con cháu của Tôn Tử, thuộc nằm lòng "Binh Pháp", bọn lãnh đạo Trung Cộng hiện nay đang chơi trò "Dương Đông , Kích Tây", tung hỏa mù đề "Xuất Kỳ Bất Ý" đánh chiếm Trường Sa của Việt Nam.
  Vì có cho vàng Trung Cộng cũng chả dám đụng đến đại gia kinh tế-quân sự Nhật Bản có đồng minh hùng mạnh là Mỹ và châu Âu sau lưng.
  Còn cướp cái "gateway" Trường Sa (không đụng tới đất liền như đã làm hồi năm 1974 và 1988) của anh chàng ốm yếu, không có ai chống lưng là Việt Nam thì bảo đảm thắng lợi 100%.
  Hãy cảnh giác cao độ với thủ đoạn nham hiểm của Trung Cộng!

  Bài sau đây từ Tin Tức Hàng Ngày:
http://www.tintuchangngay.org/2013/01/bac-kinh-ang-nham-vao-truong-sa-cua.html
Theo dõi những gì đang diễn ra tại Senkaku người ta thấy căng thẳng ngày càng leo thang và dường như một cuộc chiến tranh Trung Nhật là điều khó tránh khỏi. Nhưng mình đồ rằng, điều đó không xảy ra.
Theo mình, bản chất của vấn đề là Trung quốc đang tìm cách đánh úp, chiếm đảo ở Biển Đông của Việt Nam. Vì thế, chúng ta nên cảnh giác.Có một ai đó nói rằng, "Chiến tranh thực chất đều bắt nguồn từ lợi ích. Không có lợi ích chẳng có quốc gia nào chủ động tổ chức chiến tranh". Điều này là hoàn toàn đúng đắn.Kể từ khi đảng Dân chủ Tự do (LDP) Nhật Bản lên nắm quyền và ông Shinzo Abe làm Thủ tướng thì tình hình tranh chấp Senkaku mà Trung Quốc gọi là Điếu Ngư căng thẳng ngày càng tăng và có vẻ như xung đột quân sự sẽ xảy ra.

Tấm bản đồ của những con lừa
Tấm bản đồ của những con lừa


Trên thực tế, Nhật Bản là nước đã và đang quản lý Senkaku từ hơn 40 năm nay và quan trọng hơn là Senkaku là món hàng đặt cược quá bé nhỏ cho một cuộc chiến. Dù muốn hay không, chiến tranh cũng sẽ tàn phá nội lực của cả hai bên mà đối với Trung quốc, Senkaku dù có chiếm được cũng không thể  so sánh với những gì đã mất.
Tiến hành một cuộc chiến với Nhật, Trung Quốc không xác định được thắng hay bại, vì Nhật có sức mạnh quân sự, kinh tế chẳng thua kém gì Trung Quốc thì cơ sở nào để khẳng định chiến thắng? Ngược lại, sa lầy, mất bạn và cái vé thua gần như cầm chắc trong tay. Khi đã thua Nhật, người dân Trung Quốc sẽ nghĩ gì về lãnh đạo Bắc Kinh?

Thứ Sáu, 25 tháng 1, 2013

PHILIPPINES KIỆN TRUNG QUỐC

Dự đoán chiến thuật của Trung Quốc trong vụ kiện Biển Đông


Giới phân tích cho rằng dù Philippines đưa tranh chấp với Trung Quốc trên Biển Đông ra tòa án quốc tế, Bắc Kinh vẫn sẽ tiếp tục cứng rắn theo quan điểm chỉ giải quyết vấn đề mà không có sự can dự của bên thứ ba.
Bộ trưởng Ngoại giao Philippines tuần này công bố rằng Manila sẽ đưa vấn đề tranh chấp chủ quyền lãnh thổ ra một tòa án trọng tài quốc tế, theo Công ước về Luật biển của Liên hợp quốc 1982.
Trong công hàm trao cho đại sứ Trung Quốc, Philippines đã liệt kê các hành động mà Manila cho là xâm phạm chủ quyền mà Trung Quốc tiến hành trên các đảo và bãi đá Biển Đông. Văn bản của Philippines cũng khẳng định yêu sách 9 đoạn của Trung Quốc là phi pháp.
Trung Quốc ngay lập tức đã phản đối mạnh mẽ việc Philippines "đi kiện", tái khẳng định quan điểm chỉ đàm phán song phương và còn tố ngược lại rằng Manila đã "xâm phạm các đảo của Trung Quốc".

Bước đi mạnh bạo

Giới quan sát cho rằng Philippines đang chấp nhận mạo hiểm khi tiến hành động thái này. Trung Quốc sẽ không ưa gì việc bị đưa ra tòa quốc tế, trong khi Philippines ngày càng phụ thuộc nhiều hơn về kinh tế vào Trung Quốc.
Tuy nhiên Philippines muốn bảo vệ chủ quyền đối với vùng lãnh thổ có thể chứa đựng rất nhiều dầu và khí đốt ở Biển Đông.

Thứ Năm, 24 tháng 1, 2013

Trung Quốc đã mất Miến Điện?

Yun Sun
Foreign Policy
15-1-2013
Người dịch: Nguyễn Quốc Khải
Giới thiệu (của người dịch): Miến Điện cho Việt Nam hai bài học quý giá. Thứ nhất là cải tổ chính trị, cổ động dân chủ theo ý nguyện của toàn dân để tránh một cuộc cách mạng theo kiểu Mùa Xuân Ả Rập. Thứ hai là kinh nghiệm đối sử (xử) với nước láng giềng Trung Quốc xảo quyệt. Chính sách không can thiệp vào nội bộ các nước được Trung Quốc rêu rao lâu nay chỉ áp dụng cho những nước mà Trung Quốc không thể vươn tới hoặc không có quyền lợi.

Hình (Xinhua): Tổng Thống Miến Điện Thein Sein (phải) và Thủ Tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra duyệt hàng quân danh dự tại phi trường Bangkok, 23-7-2012 nhân dịp ông viếng thăm xã giao Thái Lan.
Hình (Xinhua): Tổng Thống Miến Điện Thein Sein (phải) và Thủ Tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra duyệt hàng quân danh dự tại phi trường Bangkok, 23-7-2012 nhân dịp ông viếng thăm xã giao Thái Lan.


Trong khi nền dân chủ còn hỗn độn của Miến Điện hướng về Tây Phương, Bắc Kinh tranh luận làm sao khích động tình trạng căng thẳng sắc tộc để chọc tức chính quyền Miến Điện và duy trì ảnh hưởng.
Những thay đổi nhanh chóng tại Miến Điện kể từ khi Tổng Thống Thein Sein bắt đầu những cải tổ dân chủ vào năm 2011 đã tạo ra một vấn đề cho Trung Quốc. Trong nhiều thập niên, Trung Quốc có một quan hệ thoải mái với một nước láng giềng độc tài, hưởng thụ một tư thế gần như độc quyền về tài nguyên thiên nhiên và chính sách ngoại giao.Nhưng ngày nay, Miến Điện có một nền chuẩn dân chủ còn hỗn độn.Dân Miến Điện bực bội Trung Quốc vì đã ủng hộ chánh quyền quân nhân trong quá khứ và bóc lột kinh tế đất nước của họ.Miến Điện vẫn còn là một mối đe dọa cho sự ổn định trong vùng: Trung Quốc gửi quân đội đến biên giới giữa hai nước vào đầu tháng 1 vì quân chính phủ và quân chống đối đánh nhau – nếu tình trạng trở nên tồi tệ, chiến tranh có thể tràn qua lãnh thổ Trung Quốc.
Trung Quốc không còn có thể trông nhờ vào Miến Điện như một hành lang chiến lược để tiến vào Ấn Độ Dương hoặc một quốc gia trung thành ủng hộ tại Hiệp Hội Các Nước Đông Nam Á.

Thứ Hai, 14 tháng 1, 2013

VẺ ĐẸP THARU

Hôm nay mình dự lễ hội Maghi (Tết) của người Tharu.
Tharu là tộc người có những bộ trang phục sặc sỡ và những bộ trang sức cầu kỳ nhất Nepal.
Xin mời các bạn xem qua một vài hình ảnh mình "chộp" được hôm nay. Đáng yêu quá phải không?
Tim mình giờ này vẫn còn nhảy thình thịch đây này....
 
Xin bấm vào các hình để phóng to lên!

Chủ Nhật, 13 tháng 1, 2013

HAPPY THARU NEW YEAR 2367!


Nhân dịp "Tết" Maghi của người Tharu, Phú-Nepal xin kính chúc tất cả bạn đọc một năm Hạnh Phúc!

Tết Maghi của người Tharu sẽ diễn ra trong hai ngày 14-15/01/2013 tức mồng một tháng Maag theo lịch Nepali hoặc Hindi. Tháng Maag bắt đầu cũng chính là lúc kết thúc tháng Push được coi là tháng có thời tiết khắc nghiệt, xui xẻo nhất trong năm.


   

Người Tharu chính là cư dân của Vương quốc Sakya xưa kia. Sau thảm kịch Kapilavastu,các Sakya bđuổi tận giết tuyệt đã phải rời khỏi quê hương. Tại vương quốc Sakya, chỉ còn lại những thường dân không mang họ Sakya, đấy chính là người Tharu ngày nay.
  Xin mời các bạn đón đọc các bài về người Tharu đi chung trong loạt bài về họ Sakya.
  Nguyễn Ph
 Tháng 01/2013  

 

NHỮNG BÀI VIẾT CŨ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN HỌ THÍCH-CA

 1-Dòng tộc và quê hương Đức Phật

Lịch sử » Đức Phật
23/03/2008 21:21 (GMT+7)

 http://www.giacngo.vn/lichsu/ducphat/2008/03/23/52C450/


2- LINKS: Các bài về họ Sakya http://nguyenphunepal.blogspot.com/search/label/Sakya

3- LINK: Bảo tháp Ramgram 1: http://nguyenphunepal.blogspot.com/2012/05/ramgram-bao-thap-nguyen-thuy-luu-giu-xa.html
4- LINK: Bảo Tháp Ramgram 2:  http://nguyenphunepal.blogspot.com/2012/06/ramgram-bao-thap-nguyen-thuy-luu-giu-xa.html  
5- LINK: Chudakarma-Lễ Xả nghiệp Xuất gia của họ Thích-ca: http://nguyenphunepal.blogspot.com/2010/09/chuda-karma-le-xa-ngiep-xuat-gia-mot.html

 

LTS: Tìm về quê hương Đức Phật là khát vọng lớn của nhiều nhà nghiên cứu và học giả, xưa cũng như nay. Qua khảo sát bằng thực địa cũng như dựa vào những chứng tích, truyền khẩu của dòng họ Shakya hiện nay đang sống ở Nepal, anh Nguyễn Phú đã cung cấp một huớng đi mới trong việc tìm hiểu về quê hương cũng như dòng họ của Đức Phật. Việc lội ngược dòng lịch sử gần ba ngàn năm để tìm lại giá trị văn hóa cổ xưa mà hiện nay đã mang tính toàn nhân lọai là một việc làm ý nghĩa và rất đáng trân trọng. Nguyệt san Giác Ngộ xin giới thiệu bài viết được gởi về từ thủ phủ Kathmandu, kinh đô của Nepal.
  Nguồn gốc Kapilavastu và vương tộc SHAKYA
Nguồn gốc nguyên thủy của vương tộc Shakya bắt nguồn từ Kosala, một vương tộc thuộc dòng Aryan cai trị vùng đất ở chân dãy Terai. Câu chuyện bắt đầu từ vua Okkaka. Vua Okkaka thuộc dòng dõi mặt trời, tông tộc Ikshanku. Sau khi người vợ đầu tiên chết, nhà vua cưới một người vợ khác. Hoàng hậu trước đó đã sinh cho nhà vua chín người con (4 trai, 5 gái). Khi hoàng hậu thứ hai sinh hạ một hoàng nam, vì muốn giành lấy vương quốc cho Jayantu con của mình đã gây áp lực với nhà vua để ông phải đưa các con của người vợ trước đi xa. Vua Okkaka vì quá si mê hoàng hậu nên đành phải chấp nhận yêu cầu của bà ấy. Các vương tử: Ulkamukha, Karandu, Hastinika, Sinisura, và các công chúa: Priya, Supriya, Ananda, Vijita, Vijitasena được lệnh nhà vua phải rời khỏi vương quốc Kosala vào sống nơi rừng sâu.

CHUYÊN ĐỀ LỊCH SỬ NEPAL: HỌ THÍCH-CA Ở KATHMANDU

Quý bạn đọc thân mến,
Cách đây hơn mười năm một "tiếng gọi" (the call) từ Himalaya đã vọng đến tác giả vào một buổi sáng tháng Giêng trong hình thức một làn hơi lạnh giá. Sau đó tác giả đã quyết định lên đường một cách trừu tượng mà không hề biết mình sẽ bắt đầu từ đâu và đi đến đâu. Để chuẩn bị cho chuyến đi này, tác giả đã soạn ra cả một danh sách dài những việc cần làm trong đó có cả việc học những kỹ năng viết lách, quay phim, chụp ảnh... và đã tiêu tốn bốn năm trời dành dụm tiền bạc và học hỏi mọi thứ (kể cả làm phóng viên cho một đài truyền hình để học kỹ năng, nghiệp vụ). Cuối năm 2005, tác giả đặt chân đến Nepal (Kathmandu và Lumbini) một cách bất ngờ không hề có sự chuẩn bị trước trong một chuyến đi độc hành nửa hành hương nửa để cầu siêu cho người mẹ vừa quá cố của mình. Tại đây tác giả đã nhận chân ra "tiếng gọi" vang vọng đến mình 5 năm trước, và chọn xứ sở này làm quê hương thứ hai. "Tiếng gọi" ấy đã tặng cho tác giả một chủ đề nghiên cứu cả đời (life time's subject): The Sakya (Họ Thích-ca).
  Sau 7 năm nghiên cứu, tác giả xin đưa lên đây những thu thập ít ỏi bước đầu của mình về một chủ đề có quá ít người tìm hiểu. Mong các bài viết này nhận được sự quan tâm của các bạn!
  Trân trọng,
  Nguyễn Phú

******************************************************
HỌ SHAKYA Ở KATHMANDU: PHẦN 1

Họ Thích-ca thuộc 18 bahal (tự viện) khắp Kathmandu tập trung cầu nguyện hàng tháng

Kathmandu Valley (Thung Lũng Kathmandu), thủ đô hiện tại của nước Nepal, vốn là một vương quốc nhỏ trong vùng Himalaya với tên gọi từ thời cổ đại (hơn 500 năm trước Công Nguyên) là Nepal-Mandala. Tên Nepal-Mandala bắt nguồn từ vị trí địa lý của thung lũng này với những dãy núi bao quanh giống như những cánh hoa sen trong một đồ hình mandala.
  Rất nhiều người biết đến chi tiết Kathmandu Valley là một mandala, nhưng không mấy người biết đấy là mandala gì... vì Mật tông Hindu và Mật tông Phật giáo có đến hàng vạn mandala. Câu chuyện về Mandala của Kathmandu xin bàn vào một dịp khác.
  Kathmandu Valley chính là nơi cư trú được chính thức ghi nhận của hậu duệ cộng đồng Sakya-Tộc họ đã sản sinh ra một trong những nhân vật nổi tiếng nhất lịch sử thế giới: Sakya Buddha (Đức Phật Thích-ca).

Thứ Năm, 10 tháng 1, 2013

NEPAL - BANGLADESH: LẠNH GIÁ CHẾT NGƯỜI

Chỉ trong vòng 10 ngày của đợt giá rét kỷ lục trong vòng 40 năm qua Bangladesh đã có hơn 80 người chết, hầu hết là người già và người cực nghèo (ultra poor). Sương mù dầy đặc gián đoạn các chuyến phà. Hầu hết các cửa hàng ở miền Bắc Bangladesh đóng cửa. Cực khổ nhất là những người đạp xe lôi (Ricksaw) và dân bán hàng rong vẫn phải lăn ra đường mà kiếm sống. Bangladesh có hơn 1.000.000 ricksaw và chỉ riêng thủ đô Dhaka đã có hơn 500.000 chiếc.
Bangladesh có rất nhiều người không nhà thế này

Đặc sản Bangladesh: Ricksaw

Bán rong


Trong khi đó, hôm nay thủ đô Kathmandu của Nepal có kỷ lục lạnh mới: -2oC.
Tính đến ngày hôm nay, từ Đông sang Tây Nepal đã có hơn 60 người chết vì giá lạnh. Sự thay đổi khí hậu toàn cầu cùng với việc phá rừng bừa bãi đã làm thời tiết chuyển biến ngày càng khắc nghiệt.