Thứ Hai, 25 tháng 2, 2013

Lý Quang Diệu: “Hãy cảnh giác với Trung Quốc!”


Thứ hai 25/02/2013 11:36
"Singapore không tin vào một Trung Quốc 'hiền hòa' và tôi nghĩ rằng các nước khác như Brunei, Indonesia, Malaysia, Philippines, Thailand hay Việt Nam cũng đều không tin", cựu Thủ tướng Singapore Lý Quang Diệu khẳng định.

Cựu Thủ tướng Singapore Lý Quang Diệu, người đã nghỉ hưu nhưng hiện vẫn đang là một trong những chính trị gia có tầm ảnh hưởng lớn ở châu Á vừa cho xuất bản một cuốn sách với nội dung bày tỏ một sự lo ngại đối với sự trỗi dậy của Trung Quốc.
Cuốn sách của cựu Thủ tướng Singapore vừa được xuất bản.

Chủ Nhật, 24 tháng 2, 2013

NĂM 1989- SINH VIÊN SAIGON ĐÃ BIỂU TÌNH



BỔ SUNG CHI TIẾT VỀ VỤ BIỂU TÌNH THÁNG 7-1989 CỦA SINH VIÊN KTX NGÔ GIA TỰ

KTX NGÔ GIA TỰ ngày nay (hình từ Internet)

  Quá khứ tưởng đã ngủ kỹ trong ngăn kéo ký ức, và ngỡ rằng sự kiện ấy đã mất tăm như viên sỏi ném vào dòng sông đầy ắp các diễn biến lịch sử.
  Hôm nay đọc phần II-Quyền Bính (Bên Thắng Cuộc  của Huy Đức), đến chương 13-Đa Nguyên , mục Sinh Viên và Các Phong Trào Tự Phát thấy tác giả Huy Đức có nhắc qua cuộc biểu tình tháng 7/1989 của sinh viên KTX Ngô Gia Tự, ký ức tưởng đã vùi quên qua bao nhiêu năm vật lộn mưu sinh chợt ùa về như thác lũ. Mình xin bổ sung thêm một số chi tiết về cuộc biểu tình này ở góc độ một quần chúng tham gia trong cuộc.
   Năm 1989 là năm cuối đại học của mình, cũng là năm Nguyễn Sơn Thủy Hùng tham gia vào Ban Tự Quản Sinh Viên tại KTX Ngô Gia Tự (đại diện cho sinh viên Tổng Hợp) cùng với Phạm Văn Chiến, Nguyễn Văn Tấn, Nguyễn Phong Thanh đại diện cho sinh viên các trường Y, Nha, Tài Chính. Hùng là bộ đội xuất ngũ cùng với Nguyễn Ngọc Vinh của khoa Văn. Hùng cao to, nồng nhiệt với chính trị. Cùng năm ấy Lê Công Định học năm cuối Đại Học Pháp Lý Bình Triệu, Lê Vĩnh Trương học năm cuối khoa Anh ĐHTH (cùng ở KTX Ngô Gia Tự).
  Tin truyền miệng giữa các sinh viên quan tâm tới thời sự về việc sinh viên Trung Quốc biểu tình ở Thiên An Môn tháng 5-6/1989 làm mọi người “ngứa ngáy”. Sự thất vọng về thể chế cầm quyền cùng với sự không hài lòng về  các chủ trương, chính sách kinh tế làm cho mức sống dân chúng quá thấp, mà sinh viên là tầng lớp dễ cảm nhận nhất. Ai cũng trông ngóng một cái gì đó, tuy rất mơ hồ nhưng có thể chắc là khác hẳn hiện tại. 

Thứ Hai, 18 tháng 2, 2013

NÓNG: TRUNG CỘNG ĐỘT NGỘT TRIỆU HỒI ĐẠI SỨ Ở NEPAL VỀ NƯỚC


Trung Cộng đã đột ngột triệu hồi Đại sứ Trung Cộng tại Nepal Yang Houlan về nước trứơc khi ông này hết nhiệm kỳ 03 năm tại Nepal. Yang Houlan chỉ mới làm đại sứ tại Nepal 20 tháng, chưa đầy 02 năm, thay thế cho đại sứ tiền nhiệm bị triệu hồi vì lý do "nhu nhược với người Tây Tạng ở Nepal".



Đại sứ Trung Cộng tại Nepal Yang Houlan bị triệu hồi đột ngột

Hôm nay 18/02/2013, chính phủ Trung Cộng đã chính thức thông báo với Nepal sẽ gửi đại sứ mới sang Nepal trong tuần này. Đại sứ mới là ông Wu Chuntai Phó Tổng Giám Đốc Vụ An Ninh Đối Ngoại của Bộ Ngoại Giao Trung Quốc. Ông này đã tham gia vào ngành ngoại giao được 27 năm, từng hoạt động ở Thổ Nhĩ Kỳ, Anh, Bắc Ailen, từng làm Bí Thư thứ nhất văn phòng ngoại giao ở Hongkong và sau đó phụ trách Cục Bắc Á và Châu Mỹ của Bộ Ngoại Giao Trung Cộng.
  Tin đồn trong giới phóng viên và ngoại giao ở Thủ đô Kathmandu cho rằng Đại sứ Yang Houlan bị triệu hồi có liên quan đến vụ Sư Dopchen người Tây Tạng tự thiêu tại Bodhanath ngày 13/02/2013 vừa rồi.

Wu Chuntai, Tân Đại sứ của Trung Cộng ở Nepal
  Wu Chuntai là một "big gun" của Bộ Ngoại giao Trung Cộng, một chuyên gia ngành An Ninh (Security Expert). Việc gửi một Big Gun An Ninh sang làm đại sứ tại một nước nhỏ bé như Nepal làm dấy lên sự nghi vấn về khả năng đối đầu trực diện giữa Trung Cộng và Ấn Độ tại Nam Á, khi tất cả mọi người đều biết rằng suốt chiều dài lịch sử Nepal là một cái bóng của người khổng lồ Ấn Độ. Các nước phương Tây tỏ ra quan ngại về sự hiện diện ngày càng nhiều và sâu của Trung Cộng ở Nepal.

Thứ Năm, 14 tháng 2, 2013

CẬP NHẬT: NHÀ SƯ TÂY TẠNG TỰ THIÊU Ở KATHMANDU




      Nhà sư Tây Tạng tự thiêu tại Bảo tháp Boudhanath lúc 8 giờ sáng hôm qua đã mất chỉ vài giờ sau khi được đưa vào bệnh viện cấp cứu do bỏng đến 96%.

   
     Nhà sư tuổi khoảng 20 đã được nhận diện là Thundup Dopchen đi từ Ấn Độ vào Nepal bằng đường bộ. Ông là người Tây Tạng thứ 100 đã tự thiêu để phản đối Trung Cộng chiếm đóng Tây Tạng vào đúng ngày đánh dấu 100 năm Tuyên Bố Độc Lập của Tây Tạng bởi Dalai Lama thứ 13 (13/02/1913).

Thứ Tư, 13 tháng 2, 2013

MỘT NHÀ SƯ TÂY TẠNG TỰ THIÊU TẠI KATHMANDU, NEPAL



      8 giờ sáng nay ngày 13/02/2013, một nhà sư Tây Tạng đã tự thiêu ngay trước Bảo tháp nổi tiếng Boudhanath ở Thủ đô Kathmandu, Nepal.
Nhà sư Tây tạng tự thiêu ở Boudhanath ngày 13/02/2013
  Nhà sư khoảng 20 tuổi (chưa được nhận diện) vào một quán café tưới dầu hỏa ướt đẫm thân mình rồi đi ra ngay chính diện bảo tháp Boudha bật quẹt tự châm lửa lên thân mình. Ông hô to mấy câu khẩu hiệu phản đối Trung Cộng giữa đám lửa phừng phừng bốc cháy từ thân người mình rồi ngã quỵ xuống đất. Cảnh sát đã dập tắt lửa và chở ông đi bệnh viện để cấp cứu.
  Đây là người Tây Tạng đầu tiên tự thiêu tại Nepal.
  Năm 1959, khi Tây Tạng bị Trung Cộng chiếm đóng bằng võ lực, hàng chục ngàn người Tây Tạng đã di tản sang Nepal và được vương quốc theo đạo Hindu này mở rộng vòng tay cưu mang. Hoàng gia Nepal và Chính phủ ủng hộ sự phản kháng của người Tây Tạng lưu vong cả trên chính trường quốc tế cũng như bằng hành động. Nepal đã trở thành căn cứ địa và là cánh cửa mở rộng cho những người Tây Tạng đào thoát sự cai trị của Trung Cộng. Có lẽ đó chính là một trong lý do chủ yếu để Trung Cộng chống lưng, cung cấp võ khí và huấn luyện cho lực lượng Maoist khởi nghĩa vũ trang chống lại hoàng gia Nepal năm 2002 gây nên cuộc nội chiến kéo dài suốt 5 năm tổn thất hơn 30.000 sinh mạng.
  Năm 2007, hoàng gia Nepal bị lật đổ. Nepal trở thành một nước cộng hòa lập hiến (tạm thời). Đảng Maoist tham gia chính trường và thắng lớn nhờ đa số phiếu của dân nghèo và nông dân ở nông thôn. Chính phủ đầu tiên và chính phủ hiện tại của nước cộng hòa non trẻ này thành lập bởi liên minh Maoist với thủ tướng là chủ tịch Maoist Prachanda và hiện nay là phó chủ tịch Maoist Bhattarai. Kể từ khi Maoist nắm quyền, Nepal đã quay ngoắt 180 độ trong chính sách với Tây Tạng. Chính phủ Nepal tuyên bố chính sách “Một nước Trung Hoa” và không công nhận cũng như dung thứ bất cứ hành vi nào phản đối Trung Cộng của người Tây Tạng ở Nepal.

Thứ Năm, 7 tháng 2, 2013

SAY NO TO "MADE IN CHINA" ! (2)


 Hoan hô loạt 3 bài của Người Lao Động về tẩy chay hàng Tàu Cộng từ thực phẩm đến công nghệ tin học. Còn bài về dùng thức ăn để tái chế lại thành món ăn cho thực khách cho thấy kiểu cách làm ăn của tụi Tàu từ trong nước tụi nó ra cho tới nước khác. Doanh nhân Tàu chỉ biết có tiền thôi, ở đâu cũng vậy, thời nào cũng vậy.
     NP

Ngó lơ hàng Trung Quốc

 http://nld.com.vn/20130206103432169p0c1014/ngo-lo-hang-trung-quoc.htm
Thứ Tư, 06/02/2013 22:42

Tết năm nay, lần đầu tiên, hầu hết các mặt hàng tiêu dùng, thực phẩm của Trung Quốc bị người tiêu dùng quay lưng, thậm chí tẩy chay

Sau hàng loạt cảnh báo về chất lượng hàng hóa Trung Quốc (TQ), người tiêu dùng dần quay lưng với các sản phẩm có xuất xứ từ nước này. Xu hướng chê hàng TQ càng thể hiện rõ trong những ngày cận Tết – thời điểm mà những năm trước, hàng loại này bán đắt như tôm tươi.
Không có chỗ!
Từ mấy tháng nay, lượng hàng TQ về chợ đầu mối TPHCM giảm dần và ngày càng giảm sâu. Đến thời điểm này, dù cận Tết nhưng lượng hàng TQ về chợ thấp kỷ lục: giảm đến 30% - 40% so với trước đây.
Rất ít người tiêu dùng chọn mua trái cây Trung Quốc. Ảnh: HỒNG THÚY
Nếu trước đây, rau củ TQ chiếm 10% -20% tổng lượng hàng về chợ, trái cây TQ chiếm 30% lượng trái cây ngoại thì hiện tại, mỗi đêm chỉ khoảng 100-110 tấn rau củ TQ về chợ (chiếm 7% - 8% tổng lượng rau củ, trái cây giảm chỉ còn 20%. Dù vậy, sức mua những mặt hàng này vẫn rất thấp.