Thứ Sáu, 29 tháng 11, 2013

LÁ THƯ NEPAL 9 : HOA CẢI VÀNG HOÀNG HÔN

HOA CẢI VÀNG HOÀNG HÔN- FLOWERS YELLOWED THE SUNSET






Nhân có bạn Mai Chi trên facebook quote bài "Về Quê Đức Phật" mình viết năm 2005 cho báo Giác Ngộ:
"Toàn bộ quê hương Đức Phật Thích Ca được Chính phủ Vương quốc Nepal trân trọng đặt tên là LUMBINI (một trong 16 khu hành chính tương đương cấp tỉnh) bao gồm cả Butwan và Kapilavastu. Làng Lumbini (nay là thị trấn) thuộc quận Rupandehi cách Bhairahawa 25km về hướng Tây Nam. Con đường chạy về Lumbini được đặt tên là Đại lộ Sidhartha (Tất Đạt Đa) hai bên có những hàng xoài cổ thụ xanh ngắt. Cây xoài được trồng dọc hai bên đường quốc lộ là một truyền thống có từ thời Đại đế Ashoka (A Dục vương) mà nhiều nơi ở Nepal vẫn còn lưu giữ. Ngắm những cánh đồng lúa bát ngát hai bên đường, người Việt sẽ cảm thấy mình thân thuộc hơn với quê hương của Đức Từ Phụ. Nếu đến vùng này vào khoảng từ tháng 12 đến tháng 2, khi cải mustard (mù tạc) trổ hoa, một thảm hoa màu vàng chanh bao la tận chân trời sẽ là một ấn tượng không thể quên cho du khách."

Mình lục lại khu kho ảnh cũ và post đây để các bạn xem cho vui ngày cuối tuần.
Đấy là một ngày tháng 12/2005.
Chiều ấy ngồi mãi ở cánh đồng hoa mustard trên đường về Sacred Garden-Lumbini với cái máy ảnh compact tý hon 6MP. Tất cả những tấm hình sau là chụp gần như từ một vị trí.
Làm được có mỗi một câu thơ "Hoa cải vàng hoàng hôn" rồi ...bí... hi hi (trích FB của mình)

....
 


Thứ Năm, 28 tháng 11, 2013

Giải mã bí ẩn Ấn Độ?

  Nguyễn Gia Kiểng (11/2013)
Link gốc: http://www.ethongluan.org/index.php?option=com_content&view=article&id=4897%3Agi-i-ma-bi-n-n-d-nguy-n-gia-ki-ng&catid=44&Itemid=301

**********************

“…Phép mầu lớn nhất trong thế kỷ 20 đã là phép mầu Ấn Độ và có lẽ trong thế kỷ 21 cũng thế. Ấn Độ đã thành công và còn đang tiếp tục thành công…”
 

Ngay trước khi tôi sắp lên đường đi thăm Ấn Độ một bạn trẻ trong nước hỏi tôi trên Facebook: "Tại sao Ấn Độ có dân chủ mà lại tụt hậu, nghèo đói, bất công, dơ bẩn, đàn ông hay hãm hiếp?". Tôi không thể trả lời câu hỏi đó vì đối với tôi Ấn Độ là một thành công và tôi đang cố gắng giải mã thành công đó, nghĩa là tìm hiểu tại sao Ấn Độ lại thành công dù trước đây mọi dự đoán đều rất bi quan?
Những gì mà trong tuổi thanh thiếu niên tôi nghe được về Ấn Độ đều mô tả một đất nước kinh dị, nghèo khổ và dơ bẩn một cách huyền bí. Trong thập niên 1960 khi du học tại Pháp tôi may mắn có một người bạn thân mà cha mẹ là hai ông bà bác sĩ từng làm công tác nhân đạo nhiều năm tại Ấn Độ và đã góp phần quyết định đẩy lùi bệnh hủi tại đây. Tôi lui tới thường xuyên gia đình này và được coi như người nhà. Qua họ tôi cũng quen biết nhiều chuyên gia khác về Ấn Độ. Những gì hai ông bà và các bạn họ nói cũng phù hợp với những gì có thể đọc trong các sách và báo: Ấn Độ không có tương lai, người ta chỉ có thể vì lòng nhân đạo mà giúp nó đỡ nghèo khổ chứ không thể giúp nó vươn lên. Ấn Độ có tất cả mọi khó khăn mà một quốc gia có thể có và đều có ở mức độ nguy kịch. Nghèo khổ, dơ bẩn, tham nhũng và bất công cùng cực, các bệnh truyền nhiễm lan tràn, con người bệnh tật, mê tín dị đoan và bi quan yếm thế. Đã thế Ấn Độ lại không phải là một quốc gia mà là cả một thế giới hỗn độn với gần 2000 ngôn ngữ và hơn 500 vùng dị biệt xuất phát từ những chiến quốc cũ không có và cũng không muốn có quan hệ hợp tác với nhau. Trong lòng một mình Ấn Độ có nhiều di biệt và tương phản hơn cả trong phần còn lại của thế giới. Người Ấn Độ trong tuyệt đại đa số không biết đọc biết viết và không nhìn nhau như đồng bào. Mẫu số chung của cái thế giới hỗn tạp này chỉ là sự nghèo khổ, bệnh tật, dơ bẩn ngoài mức tưởng tượng. Ra ngoài đường ở bất cứ thành phố nào người ta không thể không thấy những đoàn người hốc hác vì đói trong đó có nhiều người đang chết đói. Một vấn đề nghiêm trọng khác là nạn nhân mãn. Ấn Độ đã quá đông dân và mỗi năm vẫn thêm một số người tương đương với dân số của cả nước Úc. Kết luận, Ấn Độ hoàn toàn tuyệt vọng. Những trí thức thân cộng, rất đông đảo trong suốt thập niên 1960, đôi khi so sánh Ấn Độ và Trung Quốc để bênh vực cho chủ nghĩa Mac-Lênin. Theo họ hai nước lớn này đã chọn hai con đường khác nhau vào cùng một thời điểm và thực tế cho thấy là Trung Quốc đã hơn hẳn Ấn Độ, điều này chứng tỏ sự đúng đắn của chủ nghĩa cộng sản. So sách này khập khiễng bởi vì hai nước khởi hành từ hai mức độ quá khác nhau.
Thế rồi người ta càng ngày càng ít nói tới Ấn Độ. Chưa ca tụng Ấn Độ nhưng cũng ít ai còn nói Ấn Độ là một trường hợp tuyệt vọng nữa. Tới gần ngưỡng cửa thế kỷ 21 Ấn Độ được nhắc tới như là một thành công. Trong những năm gần đây không còn ai phủ nhận Ấn Độ là một cường quốc đang lên và tư cách thành viên thường trực Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc chỉ còn là vấn đề của một vài năm.
Không những thế, sự thành công của Ấn Độ lại rất lành mạnh. Ấn Độ không "đi nước dưới" như Trung Quốc và hầu hết các nước đang phát triển, nghĩa là khai thác nguồn nhân công rẻ để xuất khẩu quần áo, giày dép và những sản phẩm kỹ thuật thấp.  Ngược lại, Ấn Độ "đi nước trên" và cạnh tranh với các nước tiên tiến ngay trong những kỹ thuật hiện đại: công nghệ thông tin, điện tử, sinh hóa, dược phẩm, kỹ nghệ ôtô, hàng không v.v.

Chủ Nhật, 24 tháng 11, 2013

LÁ THƯ NEPAL 7: BUDDHA PAINTINGS

 Mời các bạn xem lại bài đầu tiên, cơ duyên để có Blog này: MỘT PHẬT ĐẢN KHÔNG THỂ NÀO QUÊN!
*****************************
Bộ ba tranh: Giác Ngộ-Truyền Dạy-Niết Bàn   -  Acrylic trên bố

    Mình vẽ tranh suốt mấy năm để sống ở Kathmandu-Nepal, từ cuối 2006 cho đến giữa năm 2010 (từ giữa 2010 đến nay bận làm nhiều việc khác nên không vẽ thêm được bức nào).
    Hai năm đầu, chủ đề và style thì lung tung, vì toàn vẽ theo đơn đặt hàng của các Gallery bán tranh ở các trung tâm du lịch như Thamel, Swayambhu, Bodhanath, Bhaktapur. Sống ở xứ lạ quê người, tứ cố vô thân phải bươn chải hết mức có thể, và phải nhẫn nhịn hết mức có thể. Có khi chỉ đủ 20 rupee (1/4 $=5000VNĐ) để đi 1 cuốc xe bus từ Swayambhu (nơi mình mướn một tầng nhà làm phòng vẽ đồng thời ăn ngủ ở đó luôn) đến Bhakatpur cách xa hơn 20km. Mang một mớ hơn chục tranh đi chào từng gallery mà bị chê ỏng chê eo, ép giá; cuối cùng thuyết phục được một anh chàng mới mở gallery mua hết cả mớ tranh mà chỉ tạm ứng có 50$ còn lại trả sau 01 tháng. Hic hic...
  Thị trường tranh ở Nepal hiện tại coi như con số không mặc dù Nepal không hiếm họa sĩ và có cả họa sĩ lớn từng sang Pháp sống, làm việc và kết bạn với Picasso (sẽ viết về ông này trong một entry khác).
   Nguyên nhân đầu tiên là Nepal có một truyền thống vẽ tranh Bhauvas quá sâu đậm. Bhauvas là tranh cuộn truyền thống origin của người Newar chủ nhân Thung Lũng Kathmandu. Nghệ thuật này đã đi cùng với Phật giáo Mật tông sang Tibet và trở thành Thangka trên đó. (Cũng sẽ có một entry về Bhauvas và Thangka luôn).Như các bạn đã biết Bhauvas hay Thangka có yêu cầu rất nghiêm ngặt về tính chính xác của từng chi tiết trong các mandala, hay các vị Phật, Thần, Bồ tát.... Tỷ lệ các bộ phận, hình dáng, màu sắc đều phải tuân thủ những quy định truyền từ thầy sang trò (thường là cha con trong nhà). Việc quy định cứng ngắc này đã giết chết sự sáng tạo của người nghệ sĩ vẽ thangka. Bạn đừng ngạc nhiên nếu du lịch ở Kathmandu mà được mời tham quan một Thangka factory (nhà máy sản xuất thangka) nơi người ta tô màu lên những chi tiết được rập ra từ mẫu in và hàng vạn cái mandala đều giống nhau như đúc. Riêng Bhauvas của người Newar thì có khá hơn một chút. Nếu các bạn tìm ra được một nghệ nhân nổi tiếng thuộc dòng họ Shakya hay Bajracharya bạn sẽ thấy sự khác biệt rất lớn giữa tranh của họ và tranh hàng chợ treo đầy trong các gallery. Với những nghệ nhân bậc thầy này một bứcbhauvas cỡ 25 x 35cm họ phải vẽ tỉ mỉ ít nhất là ba tuần trong khi một thợ thangka chỉ cần hai ngày là tô màu xong một bức 30 x 50cm, ( nếu làm theo dây chuyền, nghĩa là mỗi người tô một khâu thì còn nhanh hơn nữa).
  Nguyên nhân thứ hai là giá cả. Vì Nepal là một thiên đường cho khách du lịch bụi nên tất cả mọi thứ đều phải cạnh tranh giá cả khốc liệt để tồn tại. Khách du lịch từ giàu đến nghèo đều mang sẵn trong đầu một ý niệm cứng như đá hoa cương rằng "Nepal is cheap!" thế nên họ mặc cả và trả tiền rất thấp cho hầu hết các dịch vụ và sản phẩm địa phương không cần biết người dân trên núi phải mua từng khối nước để ăn uống và sinh hoạt ra sao (du lịch Nepal mùa tháng 2-4 khi cúp nước cúp điện thì bạn sẽ thấy). Bọn chủ gallery thì cũng giống như tất cả mọi nơi khác: tham lam và bần tiện (mình chưa bao giờ gặp được một chủ gallery nào ở Nepal mà tốt bụng! Hic) Để bán được giá rẻ cho khách du lịch nhưng vẫn giữ được mức lời như cũ, bọn này ép các họa sĩ phải bán tranh với giá ngày càng rẻ hơn. Thí dụ ngay chính bản thân mình: lúc đầu mới mua tranh của mình họ trả mỗi bức 40x60cm 200$, riết ép xuống chỉ còn 50-60$. Đến lượt các họa sĩ cũng phải hạ chất lượng tranh xuống- tiền nào của nấy mà. Một bức tranh vẽ cả 2-3 tuần bán 200$, nếu trả chỉ 50$ thì ok, lần sau vẽ một tuần 2 bức để có thể kiếm đủ 100$ sinh sống và 100$ để mua nguyên vật liệu vẽ tranh.
  Tranh Nepal có hẳn một trường phái vẽ các núi tuyết rất tuyệt, chỉ dùng dao và bay mà tạo ra được các bức tranh sống động như thật. Trước đây chỉ có vài cao thủ có bí quyết chuyên vẽ loại này trong đó có một tay được coi là số một. Tuy nhiên anh này phải uống rượu chếnh choáng vào vẽ mới đẹp và có cái tật là khi nào hết tiền, cần tiền mới vẽ một vài bức để.... trả nợ vay mượn từ các chủ gallery rồi vay tiền gối đầu tiếp để trả tranh lần sau.Sau này nghe nói anh bị bệnh nặng và đã không còn vẽ nữa. Tiếc. Vì tranh của anh khi xem dường như thấy cả ánh nắng tinh khiết phản chiếu từ tuyết vĩnh cửu, cả cái rét căm căm ghê hồn trên những đỉnh núi cô đơn vì cao quá không ai với tới để bầu bạn...
  Sau này kỹ thuật vẽ núi tuyết đã không còn là bí truyền. Nhiều tay "họa sĩ" copy các bức hình chụp núi tuyết giống đến từng hòn đá. Và nhân bản các bức tranh ra với tốc độ chóng mặt để kiếm tiền. Vì tranh vẽ núi tuyết là đặc sản của Nepal nên là loại được tất cả các chủ gallery đặt hàng cho các "thợ vẽ" nhân bản nhiều nhất. Mình có biết những tay "thợ vẽ" làm cùng lúc 8 bức núi tuyết giống hệt nhau trên cùng một cái khung căng tấm bố khổng lồ 1,5 x 2m sau đó cắt ra từng tấm một để ký tên (mà không hề ngượng) rồi bán cho 8 gallery khác nhau. Kẻ cắp gặp bà già thôi! Tranh 8000rupee thì 1 bức , còn tranh 1000 thì làm 8 bức. Họ (cả chủ gallery và "thợ vẽ" ) không còn biết xấu hổ, không biết đến giá trị copyright và độc bản của hội họa; chỉ còn biết nhân bản "tranh" như in ấn để kiếm tiền thật nhanh. Trong vòng xoáy đó, người họa sĩ thực thụ cần tiền để mua màu + nguyên vật liệu, và để sinh tồn có khi cũng phải nhắm mắt làm một số tranh nhân bản thỏa mãn đơn đặt hàng của chủ gallery nhằm đầu tư cho những gì tâm huyết.
  Tranh của mình thì kén chọn gallery, và một vài gallery mua chỉ để làm đa dạng thêm showroom của họ chứ không phải vì họ thích. Ngẫu nhiên có khi mình vẽ được bức nào hay là thảm họa kéo đến. Nhớ có lần mình nổi hứng sao đó, vẽ một bức hai chú trâu YAK Tibet đang húc nhau sống còn giữa.... muôn ngàn các vì sao. Một ông khách Âu mua ngay nó 500$ không cần mặc cả khi bức tranh mới chỉ treo trong galley có một ngày (tay chủ gallery trả mình có 70$ cho bức đó. Hic). Thế là tay chủ gallery đặt hàng mình vẽ 10 bức giống hệt như thế với giá 60$/bức. Mình cắn răng copy lại tranh của mình vì cần tiền, nhưng đến bức thứ 7 thì đầu hàng không copy được nữa.Không có hứng!
  Thế rồi đến 2009, sau một thời gian thử nghiệm mình tạo ra một kiểu của riêng mình trong thể loại Buddha paintings. Tranh bán chạy không ngờ. Có khi chủ gallery phải đến nhà mình canh mà lấy tranh sợ gallery khác lấy mất hi hi... Đó là thời huy hoàng trong thời gian làm nghề vẽ tranh ở Nepal của mình. Mình có quyền hét giá tranh, chỉ bán với tiền mặt không thiếu chịu, có khi còn được ứng trước. Có đủ tiền để mua màu xịn, cọ vẽ xịn. Khung chassis thì đặt hàng vài chục cái chứ không mua lẻ nữa, bố xịn thì mua nguyên cây 20m... Tất cả nhờ Chư Phật, Bồ tát hộ trì...
   Đến Phật Đản 2010 thì mình được vinh dự làm một solo exhibition ngay tại Khu Vườn Thiêng nơi Đức Phật đản sinh.
   Chưa hết! Nhờ triển lãm tranh Phật này mà mình được Asoka Mission mời dự như một Đại biểu chính thức của Hội Nghị Phật Giáo Toàn cầu lần 1 tại New Delhi-India cuối năm 2011.
    Mọi sự tùy duyên!
 
          Nhân ngày Chúa Nhật, mời các bạn xem tranh Phật của mình:
Buddha's Life 2m x 1m Acrylic trên bố.  Bức này được một nhà sưu tập Nhật Bản mua với giá 4.000$

Thứ Sáu, 22 tháng 11, 2013

LÁ THƯ NEPAL 6: VẼ TRANH và DU LỊCH BỤI

 Tuần rồi hết lễ hội đến bầu cử... chạy hơi bị đuối...
 Hôm qua, nhân có người bạn hỏi về vụ vẽ tranh của mình mấy năm trước, mình lục lại được một số hình của các bức tranh vẽ khoảng 2005-2010.
  Post lên đây mời các bạn thư giãn cuối tuần....

Mơ dưới trời sao - Acrylic trên bố


Giấc mơ chim- Acrylic trên bố
    Các bức tranh này mình đã bán để kiếm tiền sinh sống giai đoạn chân ướt chân ráo bám trụ ở Nepal. Bạn nào có nghề vẽ tranh thì có thể sử dụng như là phương tiện kiếm tiền trong khi đi du lịch bụi, rất hay. Vừa kiếm tiền hợp pháp lại rất "bụi", rất lãng tử... Đảm bảo nếu bạn có tranh đẹp thì sẽ bán được... nhất là các tranh dạng lưu niệm (souvenir)...
    Kinh nghiệm cho thấy tranh nên vẽ bằng acrylic (vì mau khô he he) hay màu nước watercolor, đắt hàng nhất là các tranh phong cảnh ký họa các di tích, cảnh quan nơi bạn tham quan... Giá tranh thì tính theo kích thước (nên đừng vẽ khổ nhỏ quá bán ít tiền he he... cũng không vẽ lớn quá không có ai mua...) Bạn nào có tài vẽ ký họa chân dung thì đảm bảo có thể kiếm tiền được nếu chịu khó ngồi vẽ chân dung du khách ở các địa điểm du lịch nổi tiếng...
  Lời khuyên: bạn nên vẽ ký họa các di tích, cảnh quan bằng màu nước trên các loại giấy vẽ đóng thành tập. Bạn chỉ cần mang theo hộp đựng các tube màu và vài cây cọ đến đâu cần vẽ thì chỉ cần pha nước là sẵn sàng chơi được ngay, rất gọn nhẹ thích hợp cho du lịch bụi (mình không thích từ phượt... hi hi). Tranh này có thể bán cho các gallery ở các địa điểm du lịch (bọn gallery thường ép giá nên nếu không bí quá thì không cần bán cho họ). Còn "bụi" hơn nữa thì bày ra ngồi vẽ và trưng luôn vài bức tranh đã hoàn thành, nếu có khách du lịch nào thích thì bán luôn, vừa được giá vừa có thêm bạn bè. Tranh nếu không bán được thì giữ trong balo đến chỗ thích hợp thì lại bán, đối đế lắm thì mang về nhà làm bộ sưu tập. Còn nếu không cần tiền trong chuyến đi thì gom lại làm cuộc triển lãm sau chuyến đi, đảm bảo giá trị hơn 10.000 tấm hình chụp...
  Chơi vầy mới là chơi.... Đi bụi như vầy mới là đi bụi....
Các bạn có thể thấy hành lý của mình khi đi bụi năm 2005 ngoài hai cái balo ra là cái ống đựng giấy vẽ và cọ, màu


Sen - Sơn dầu trên bố

Chủ Nhật, 17 tháng 11, 2013

LỄ HỘI GANESH JATRA Ở CHABAHIL-KATHMANDU


GANESH JATRA 2013


  Đây có thể là lễ hội xưa nhất của Kathmandu còn tồn tại cho đến ngày nay (khoảng hơn 2200 năm).
Ganesh Jatra kéo dài bốn ngày bắt đầu từ tối hôm nay. Là lễ hội của cộng đồng dân bản địa Newar khu vực Chabahil. Đây là thủ đô xưa nhất của người bản địa Thung Lũng Kathmandu, tên là Deopatan  (Deo: thần thánh; Patan: thành phố- Deopatan: Thành phố thần thánh, một cách xưng tụng thủ đô thời cổ đại).
 Người bản địa xưa hơn hết ở Kathmandu Valley là người Kirat (chính là một bộ tộc thuộc sắc dân Naga, xưa kia India gọi là Mleccha [Mã Lai theo cách dịch của ông Bình Nguyên Lộc). Tộc Kirat này đã từng được ghi nhận trong lịch sử India qua việc tham gia trận đại chiến Bharat nổi tiếng , sau này ghi lại thành sử thi Mahabharata. Khi Alexander tấn công India, Chandragupta Maurya (ông nội của  Asoka) được sự giúp đỡ của các đội quân thiện chiến người Kirat đã chặn đứng bước tiến qua phía Đông của vị hoàng đế vĩ đại nhất trong lịch sử Tây phương. Sau đó, Chandragupta thành lập nên đế chế Maurya nổi tiếng.
 Asoka, sau khi đã trở thành một Phật tử thuần thành, có làm một cuộc hành hương thăm viếng hầu khắp các thánh tích Phật giáo ở India. Sau khi thăm viếng Lumbini và dựng trụ đá ở đó, Asoka vượt qua dãi Terai đi lên tận Thung Lũng Kathmandu là thủ đô của vương quốc Kirat thời bấy giờ. Tại Kathmandu, ông xây dựng 5 bảo tháp ở nơi ngày nay là thành phố Phật giáo Patan. Ông gã con gái của mình, Công chúa trưởng Charumati cho một hoàng tử Kirat. Sau đó Asoka quay về lại India còn Charumati ở lại Thung lũng Kathmandu.
  Hai vợ chồng Charumati khi lớn tuổi đã cùng nhau ước nguyện xây dựng mỗi người một ngôi chùa Phật ở Deopatan. Ông hoàng Kirat mất trước, chưa kịp hoàn thành tâm nguyện. Riêng Charumati thì hoàn thành được ngôi chùa ngày nay gọi là Charumati Vihara theo Sanskrit , hoặc theo tiếng Newar là Charumari bahil, thường gọi tắt là Chabahil. Đây chính là ngôi chùa Phật giáo đầu tiên của Thung lũng Kathmandu. Cộng đồng họ Sakya của Đức Phật Sakya di tản từ Kapilvastu lên Kathmandu Valley 2500 năm trước đã định cư ở khu vực Chabahil này và là cộng đồng Sakya lâu đời nhất của Thung lũng Kathmandu.

Thứ Bảy, 16 tháng 11, 2013

LẠM BÀN VỀ “CHÚ” VÀ “THẦN CHÚ”

Bài quá hay. Cám ơn tác giả Phạm Lưu Vũ và nhà văn Nguyễn Trọng Tạo, xin phép hai bác được đưa bài này về đây để em lưu làm tài liệu. Kính!
NP 
Link: http://nhathonguyentrongtao.wordpress.com/2013/11/16/lam-ban-ve-chu-va-than-chu/
PHẠM LƯU VŨ
Nói đến “chú” (hay “thần chú”), thường dễ bị quy chụp ngay là mê tín dị đoan. Ấy là khi chưa hiểu thực chất của “chú” là gì? kể cả người đọc “chú” lẫn người nghe “chú”, rằng “chú” có từ khi nào?,  ai là người lập ra “chú”?, hiệu nghiệm của nó ra sao?, khi nào có hiệu nghiệm?, tại sao lại có hiệu nghiệm?, v,v… Chưa kể các loại “thầy, bà…” xưa nay thường sử dụng “chú” vào những mục đích không mấy lương thiện của họ, điều này càng làm cho “chú” dễ bị hiểu lầm. 
Lục tự thần chú "Om Mani Padme Hum" của Quán Thế Âm Bồ Tát

Nay bàn về “chú”, trước hết xin hãy gạt những thứ đó sang bên cạnh cái đã.
Trong 6 nguyên tắc biên dịnh Kinh Phật từ Phạn ngữ sang Hán ngữ do pháp sư Huyền Trang đưa ra, có 1 nguyên tắc là chỉ phiên âm mà không dịch khi gặp các trường hợp sau:
1- Những từ có quá nhiều nghĩa lý thâm sâu: ví dụ Bát Nhã, Ba La Mật, Tam Muội…
2- Những câu “chú”, bài “chú”.
Nghĩa là “chú” chỉ được phép phiên âm, mà không dịch. Kể cả những đoạn “chú” nằm trong kinh văn, thì khi đọc tụng, phần kinh văn có thể tụng lời dịch, còn “chú” thì (bắt buộc) phải tụng theo phiên âm.
Đời sau nhiều người vẫn tìm cách dịch nghĩa các câu “chú” hoặc bài “chú” đó. Song cũng chỉ là dịch để biết, biết (1 phần rất nhỏ) nghĩa lý thế thôi, chứ nếu đọc hoặc tụng theo lời dịch thì dứt khoát không có tác dụng. “Chú” (như sau đây sẽ thấy), là một dạng “ngôn ngữ” đã ra ngoài nghĩa lý thông thường vậy.
Xin “mở ngoặc” một tí: Trong cuộc đời đôi khi cũng gặp những trường hợp tương tự như “chú”. Ví dụ những “mật khẩu” dùng trong quân đội chẳng hạn. Đó là những khẩu lệnh của 1 phía nhằm “quy ước” sẽ thực hiện 1 hành động nào đó mà phía bên kia dẫu có nghe thấy cũng không tài nào hiểu được. Đừng tìm cách “giải nghĩa (đen)” của cái “mật khẩu” ấy làm gì, việc đó không những vô nghĩa, thậm chí có thể dẫn đến… mất mạng như chơi (trường hợp Dương Tu giải thích mật khẩu “kê cân” của Tào Tháo trong truyện Tam Quốc là 1 ví dụ). Trường hợp này và những trường hợp tương tự cũng có thể gọi là 1 dạng “chú”, đó là “chú” của phàm trần (gọi là “phàm chú”).
Vậy “chú” là gì?
“Chú” (từ đây có nghĩa là “thần chú” để phân biệt với “phàm chú”), có thể (tạm) hiểu là những MẬT NGỮ do một bậc giác ngộ hoặc một bậc đắc đạo nào đó đưa ra nhằm “chỉ thị” hoặc “ra lệnh” cho những đồ chúng, quyến thuộc… của vị đó ở những cõi giới khác cõi phàm phải thực hiện một công việc gì đó, một “quyền năng” nào đó đã có “nguyện” (hay giao ước) từ trước.

Thứ Năm, 14 tháng 11, 2013

HUYỀN CHIP KHÔNG VÀO NAGALAND DỊP LỄ HỘI CHIM MỎ SỪNG 2010!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!

Thông tin tham khảo thêm về Nagaland và Hornbill Festival ở đây

**********************************************



   Huyền Cheap vào Nepal lần đầu vào ngày 16/11/2010, đến thăm Lumbini và đi lên Kathmandu lần đầu. Tại Kathmandu, Cheap đến Trại trẻ mồ côi của Maya vài ngày rồi:

" Tôi quyết định về lại Ấn Độ đi lễ hội Chim Mỏ Sừng (Hornbill Festival), rồi sẽ quay lại đây giúp Maya quản lý trại trẻ mồ côi trong ba tháng."
                                    Chương 44- Trại trẻ mồ côi ở Kathmandu

    Như vậy mục đích của việc quay lại Ấn Độ lần 2 là để dự Lễ hội Chim Mỏ sừng. Cheap chắc chắn có kế hoạch và tính toán chu đáo cho chuyến đi này chứ không phải là một chuyến đi ngẫu hứng:

" Asenla nhiệt tình mời tôi lên thăm gia đình cô. Chúng tôi sau này giữ liên lạc trên Facebook và đến gần ngày lễ Asenla giục tôi về. Lúc bấy giờ, Nagaland còn là vùng hạn chế du lịch, ai muốn vào bang phải có giấy phép.Temsu có người quen làm trong chính quyền, anh nhờ họ làm giấy phép này cho tôi. Sau đó anh scan lại gửi cho tôi, tôi chỉ cần in ra mang theo người là được."

                                 Chương 45- KHÔNG TIỀN VỀ LẠI ẤN ĐỘ


  Thế nhưng điều khôi hài nhất trong suốt chuyến vào Ấn Độ lần 2"có kế hoạch và tính toán chu đáo" của Cheap là: CẢ MỘT CHUYẾN ĐI DÀI XUYÊN SUỐT 3 BANG ĐÔNG BẮC ẤN ĐỘ SAU ĐÓ VÀO LẠI NEPAL LẦN 2 MÀ KHÔNG CẦN TIỀN!

" Tôi đi xe bus về lại biên giới Kakarvita phía Nepal, đi bộ qua phía Ấn Độ, bắt xe bus lên Siliguri. Đến đây tôi cần phải bắt tàu đi Nagaland, nhưng đến bến tàu hỏi tôi mới phát hiện ra mình không còn đủ tiền mua vé. Tôi quyết định sẽ đi nhờ xe lên Nagaland."

                   Chương 45- KHÔNG TIỀN VỀ LẠI ẤN ĐỘ
 
    Các bạn thấy đó ngay khi vừa vào biên giới Ấn Độ, Cheap đã không còn đủ tiền để mua một chiếc vé xe lửa đi Nagaland. Giá vé xe lửa từ Siliguri đi Nagaland là 1300 Ir (India Rupee) tương đương 20 USD (theo trang web: http://erail.in do chính Cheap cung cấp trong Xách Ba_o Lên và Đi). Đây là giá vé của năm 2013, vào thời điểm Cheap đi (11/2010) giá vé có thể còn rẻ hơn nữa. Như thế lúc đó Cheap chỉ có trong túi chưa đến 20 USD.
  Thế mà Cheap có thể đi đến tận Nagaland, dự Lễ hội Chim Mỏ sừng, sau đó mua vé xe lửa 1300 Ir đi từ Dimapur đến Guwahati; ở đó chơi cùng đám bạn gặp trên CouchSurfing vài ngày. Rồi từ Guwahati lại mua vé tàu đi Siliguri cũng 1300 Ir, sau đó từ Siliguri đi xe bus lên Darjeeling hết 500 Ir. Từ Darjeeling lại đi taxi lên Sikkim thêm 500Ir nữa. Khi từ Sikkim về lại Siliguri cũng mất thêm 1000 Ir tiền xe bus. Tổng cộng tiền cho việc đi lại trong suốt chuyến đi vào Ấn Độ lần 2 (tối thiểu) là 4600 Ir= 92 USD (không tính tiền ăn-ở vì toàn ăn-ở nhà người mới quen hoặc ngủ bến xe bến tàu theo lời Cheap kể trong sách).
Giá vé xe lửa từ Dimapur đi Guwahati

  Chưa hết!
  Để vào lại Nepal lần 2 Cheap đã xin visa 90 ngày ngay tại cửa khẩu với lệ phí là 90USD (đừng bao giờ nói là "mua visa" Cheap nhé, Immigration các nước nó vả cho rụng răng). Cộng thêm với tiền xe bus từ biên giới Nepal về lại Kathmandu là 2000 Nr (Nepal rupee) tương đương 28 USD.
   Xin hỏi Huyền Cheap lấy đâu ra số tiền 210 USD để thanh toán cho suốt cả chuyến hành trình  Nepal-Ấn Độ-Nepal nói trên trong khi Cheap đã khẳng định là ngay khi vào lại Ấn Độ Cheap còn không đến 20 USD. Nên nhớ là suốt cả hành trình vào Ấn Độ lần 2 này Cheap toàn là đi chơi chứ không làm bất cứ công việc gì để kiếm tiền! Cheap và các bác bênh vực em í nên giải trình số tiền 191 USD đó ở đâu ra (trừ đi 19 USD Cheap còn lại trong túi khi vào Ấn Độ lần 2) ……
  ****************

  Xin quay lại vấn đề trọng tâm của entry này: Huyền Chip có dự Lễ hội Chim Mỏ Sừng ở Nagaland năm 2010 như em í đã kể trong Xách Ba Lô Lên Và Đi tập 1 không?
   Xin khẳng định ngay và luôn: HUYỀN CHÍP (NGUYỄN THỊ KHÁNH HUYỀN) KHÔNG VÀO NAGALAND ĐỂ DỰ LỄ HỘI CHIM MỎ SỪNG 2010!

Thứ Tư, 13 tháng 11, 2013

NAGALAND VÀ LỄ HỘI CHIM MỎ SỪNG


Các chiến binh Naga trong lễ hội Hornbill 2010


  1-NGƯỜI NAGA
   Với những người mê say văn hóa dân tộc của India, những tay mê say du lịch bụi, mong thám hiểm những vùng đất hoang dã thì đặt chân đến Nagaland luôn là một ước mơ cháy bỏng.

  Nagaland nằm xa xôi cách trở ở khu vực Đông Bắc India giáp biên giới với Myanmar (Miến Điện). Đây là tiểu bang có quy chế tự trị cao nhất trên toàn India, là vùng đất của rất nhiều bộ lạc thuộc chủng tộc Naga. Sự phức tạp là ở chỗ các bộ lạc Naga cư trú trải dài từ Nagaland sang đến miền Bắc Myanmar. Trong chiến tranh thế giới thứ hai, Nagaland là nơi đụng độ giữa quân đội Nhật và Đồng minh Anh-Ấn với sự tham gia can trường của những chiến binh Naga, cũng là nơi chứng kiến thất bại đầu tiên của quân đội Nhật trước quân Đồng Minh tại Đông Nam Á.  Sau WW2, từ giữa thập niên 1950, các nhóm vũ trang của người Naga đã tiến hành chiến tranh để đòi thành lập một "Đại Naga" (Greater Naga) bao gồm cả một phần lãnh thổ của Myanmar. Mãi cho đến năm 2007, chính phủ India mới dàn xếp được sự ngừng bắn với các lực lượng vũ trang đòi độc lập của người Naga.  Một hiểm họa khác mà chính phủ India mong muốn không bao giờ xảy ra: Nagaland trở thành cửa ngõ để thuốc phiện từ Tam giác vàng tràn vào Nam Á. Vì yếu tố địa chính trị phức tạp, cộng thêm tình hình bạo loạn luôn chực chờ bùng phát nên Nagaland được xếp vào Restrict Area (Vùng Cấm) của India.
 
  Nói đến Nagaland người nghĩ ngay đến hai "Đặc sản": các bộ tộc săn đầu người và lễ hội Hornbill . Tập tục săn đầu người của một số bộ lạc Naga đã bị thực dân Anh ngăn cấm và khai tử vào đầu thế kỷ 20. Tuy chính thức trên giấy tờ là vậy, nhưng vì là một tập tục tôn giáo thiêng liêng của người Naga, người ta đồn rằng ở những vùng sâu vùng xa heo hút thỉnh thoảng vẫn có người …. mất đầu. Du khách từ bên ngoài vào Nagaland được căn dặn tuyệt đối không đi một mình, không lang thang vào vùng sâu vùng xa, không lang thang trong đêm tối nếu không có cảnh sát hay quân đội hộ tống. Thế là đặc sản thứ nhất khó xơi phải không các bạn? Mà thú thực chắc chẳng ai muốn trải nghiệm tìm kiếm đặc sản ấy làm gì… he he…

Tục thờ sọ người của một vài bộ lạc Naga vẫn còn tồn tại

     
  Còn lại đặc sản thứ hai thì đó chính là lý do mà du khách tập trung về Nagaland: Hornbill Festival.

Thứ Ba, 12 tháng 11, 2013

TẾT INDIA-DIWALI Ở... WHITE HOUSE

  Mấy hôm rồi bận tối mắt tối mũi nên check mail không kỹ, để sót một cái mail từ ...White House... he he...Like 1000 lần cho câu: "We want to make the White House the “people’s house,” we mean all people." Đây mới thực sự là "Của Dân, Do Dân, Vì Dân"; không phải Quân đội Nhân dân, Tòa án Nhân Dân, Công An Nhân Dân, Viện Kiểm Sát Nhân Dân... nhưng Ngân hàng Nhà Nước...
  NP
************************

Thứ Hai, 11 tháng 11, 2013

NEPAL TRƯỚC THỀM BẦU CỬ 2013

Tổng hợp tình hình Nepal trước thềm bầu cử Quốc Hội Lập Hiến lần 2-năm 2013

....
Tính đến 12 giờ trưa ngày 11/11/2013, Cảnh sát Kathmandu đã bắt giữ 34 kẻ quá khích trong cuộc tổng đình công-bãi thị (bandh) của 33 đảng tý hon do đảng CPN-Maoist cầm đầu. Cuộc tổngđình công-bãi thị này dự kiến kéo dài đến 10 ngày (11-21/11/2013) nhằm tẩy chay cuộc bầu cử Quốc Hội Lập Hiến lần 2 vào ngày 19/11/2013.

  .....
 Mình chạy đi lấy tin , sẽ cập nhật tiếp.

Chủ Nhật, 10 tháng 11, 2013

TẾT MITHILA-CHHATH PHẦN 2: THẦN MẶT TRỜI SURYA

TẾT MITHILA-CHHATH PHẦN 1
*****************************************************
PHẦN 2: THẦN MẶT TRỜI SURYA



    Vừa rồi là một loạt các Tết của India và Mithila (một quốc gia thời cổ đại của India). Có một mối liên quan giữa Tết India-Diwali và Tết Mithila-Chhath: gia đình Thần Mặt trời Surya. Để có thể hiểu rõ thêm về lịch sử và phong tục cổ xưa của các Tết này, mời các bạn cùng lướt qua câu chuyện về gia đình Thần Mặt trời Surya.
   Surya theo Sanskrit có nghĩa là "Ánh sáng chói lọi huy hoàng", từ Surya theo văn minh India thường được xem là đồng nghĩa với mặt trời. Thần Surya là vị thần đứng đầu trong các thần liên quan đến các hành tinh. Vị thần này thường được mô tả ngự trên một cỗ xe do bảy con ngựa kéo. Bảy con ngựa này tượng trưng cho 7 ngày trong một tuần.

Thần Mặt trời Surya

   Trong cõi thần linh có vị thần Vishwakarma là Thần Kiến trúc và Xây dựng. Ông này có một cô con gái là Sanjana (nghĩa mà mềm, mỏng manh) rất đẹp nhưng tính tình đỏng đảnh, khó chịu nên mãi chưa có ai đến rước có mòi trở thành "ống chề"…. Vishwakarma liền tìm đến Surya và ngỏ lời gả Sanjana cho Thần mặt trời. Vốn nể trọng bậc niên lão Vishwakarma nên Surya đồng ý không chút đắn đo.
    Sanjana về với Surya một thời gian thì thói đỏng đảnh lại trỗi dậy. Cô nàng nhận thấy rằng sức nóng và ánh sáng chói lọi của Surya là cháy sạm làn da trắng toát của nàng và trên hết nàng luôn bị che khuất bởi hào quang của ông chồng vĩ đại. Vì làn da nàng trở nên sẫm màu, các vị thần gọi đùa nàng là Sandhya nghĩa là Chạng Vạng hi hi… Thế là Sanjana quyết định bỏ trốn. Nàng tạo ra một nàng Sanjana nhân bản vô tính ( he he… đây có lẽ là sản phẩm nhân bản vô tính đầu tiên trong lịch sử) giống nàng như đúc và gọi là Chhaya, nghĩa là "cái bóng" (các bạn chú ý đến tên Chhaya nhé vì đấy chính là nguyên gốc của từ Chhath-Tết của người Mithila). Nàng bố trí cho Chhaya thay thế mình để ở bên cạnh Surya và bỏ trốn về nhà Vishwakarma.

Thứ Bảy, 9 tháng 11, 2013

TẾT MITHILA-CHHATH

UPDATE: Một số hình ảnh về lễ đón mặt trời mọc trong ngày cuối cùng của Chhath ở Kathmandu:

Phó Tổng thống Nepal Parmanand Jha hành lễ đón mặt trời

"Hồ Hoàng Hậu" (Rani Pokhari) vào sáng sớm lễ Chhath

Hàng ngàn người (70% là phụ nữ) tập trung về Hồ Hoàng Hậu để hành lễ Chhath trong vòng 4 ngày vừa qua

Panorama view của Hồ Hoàng Hậu sáng cuối cùng của Chhath 2013 (hình rất rộng, các bạn bấm vào hình để xem toàn màn hình)

Thứ Hai, 4 tháng 11, 2013

ĂN TẾT INDIA-DIWALI Ở NEPAL - PHẦN 4

NGÀY THỨ TƯ: GORU PUJA   và   MHAPUJA


GORU PUJA: (OXEN PUJA - NGÀY CỦA BÒ ĐỰC)






MHA PUJA: SELF-WORSHIP ( NGÀY CỦA BẢN THÂN)












TẾT NEWAR Ở KATHMANDU

CHÚC MỪNG NĂM MỚI NEWAR 1134!

Cộng đồng Newari diễu hành mừng Nepal Sambat 1134 ở Kathmandu

Cộng đồng Newari diễu hành mừng Nepal Sambat 1134 ở Patan

Mình đang theo các lễ hội để lấy tin và ảnh.
Sẽ cập nhật vào chiều nay, mời các bạn đón xem!

Ngày đầu năm 1134 của người Newari.
Kathmandu

Phú Nepal

Chủ Nhật, 3 tháng 11, 2013

ĂN TẾT INDIA-DIWALI Ở NEPAL PHẦN 3

LAKHSMI PUJA



Diwali 2013 ở Thành phố cổ Bhaktapur
Diwali 2013 ở Thành phố cổ Patan
       
Diwali 2013 ở Thành phố cổ Kathmandu

      Chạy "sô" một lượt qua hết 3 thành phố cổ Bhaktapur, Patan và Kathmandu trong vòng 6 giờ đồng hồ hơi bị đừ he he....
  Về đến nhà lại phải tranh thủ thắp đèn và làm lễ Lakhsmi Puja nữa nên chưa viết bài được. Mời các bạn quay lại xem sau vào ngày mai vậy!

   Lakhsmi Puja , Kathmandu 2013

       Phú Nepal


  













Thứ Bảy, 2 tháng 11, 2013

THÔNG ĐIỆP CỦA HUYỀN CHIP: NGƯỜI VIỆT THẬT LÀ XẤU XÍ!



    Chưa xét đến vấn đề hư cấu trong thể loại yêu cầu phi hư cấu 100%, chúng ta thấy được những thông điệp gì mà tác giả Huyền Chip muốn gửi đến bạn đọc trong tác phẩm của mình?
   Cho đến nay đã có các vị có chút ít tên tuổi và uy tín (Nguyễn Lân Dũng, Chu Văn Hòa, Phạm Xuân Nguyên, Lương Hoài Nam) lên tiếng bảo kê cho cuốn XBLLVĐ cùng với tác giả của nó, thần tượng hóa tác giả của nó như là hình mẫu cho thanh thiếu niên Việt Nam trong thời đại hội nhập toàn cầu. Có đúng như thế không?

HUYỀN CHIP-NGƯỜI VIỆT XẤU XÍ
   Sau khi bỏ thời gian đọc qua cả hai tập XBLLVĐ của Huyền Chip, chúng ta có thể rút ra được những thông điệp như sau mà tác giả đã gửi đến các bạn đọc trẻ tuổi của mình:

   -  SỰ LƯỜI NHÁC LAO ĐỘNG: từ những trang đầu của cuốn XBLLVĐ tác giả Huyền Chip đã truyền bá một tinh thần lười nhác lao động, không muốn làm việc mà chỉ muốn vui chơi, bay nhảy. Suốt cả hai tập sách người đọc không hề thấy Huyền Chip thực sự làm việc gì cả, mà ngay cả khi có việc làm thì hoặc là bỏ việc ngang xương, hoặc là sau khi nhận việc thì không thấy nói đến làm việc mà lại đi chơi loanh quanh, hoặc là nhận việc rồi bịp bợm không làm mà vẫn lấy tiền công (đóng phim ở Bollywood). "Không cần làm mà vẫn có ăn!" đó là cảm hứng nguy hiểm nhất mà Huyền Chip truyền bá cho thanh niên, rường cột tương lai của nước nhà. Đất nước Việt Nam ta đang bị tụt hậu ngay cả với các láng giềng Đông Nam Á- một nỗi xấu hổ cho những người Việt còn biết tự trọng. Đúng ra cái cảm hứng cần phải truyền cho thanh niên Việt Nam hiện nay là phải chăm chỉ học tập, cần cù làm việc, thắt lưng buộc bụng để phấn đấu làm cho nước giàu dân mạnh. Đàng này các vị lại lên tiếng ủng hộ cho một cô thanh niên tuổi hai mươi bẻ gãy sừng trâu nhưng lại lười nhác lao động, bỏ học bỏ nhà đi bụi (dạt vòm), bỏ việc ngang xương để lang thang đầu đường xó chợ, vô công rồi nghề. Hề vãi! Xin đặt một câu hỏi nhỏ mà không nhỏ: nếu hàng ngàn thanh niên trong độ tuổi lao động của Việt Nam đùng đùng bỏ việc , xách ba lô đi lang thang khắp thế giới ăn xin ăn mày thì kinh tế Việt Nam như thế nào? Ai sẽ đổ mồ hôi xây dựng một nước Việt Nam hùng mạnh có thể hội nhập một cách ngang hàng với các nước khác? Ai sẽ đổ máu để bảo vệ Tổ quốc, biển đảo nếu tất cả thanh niên đều xách ba lô lên lang thang ra nước khác để trốn nghĩa vụ quân sự vì không thích thi hành nghĩa vụ quân sự?   

 - TÍNH VÔ KỶ LUẬT VÀ VÔ TRÁCH NHIỆM: khởi nguồn cho những (chắc chắn không phải là một chuyến đi xuyên suốt 25 nước như tác giả đã khẳng định) chuyến đi lang thang không mục đích của Huyền Chip là từ chuyện bỏ việc ngang xương khi cô đang làm việc ở Malaysia. Thích thì xin vào làm, không thích thì bỏ ngang không cần phải bàn giao sổ sách giấy tờ , trách nhiệm của công việc cho người khác thậm chí không cần phải làm đơn nghỉ việc mà chỉ quẳng vào mặt Giám đốc của mình một cái mail là xong. Tinh thần kỷ luật trong lao động ở đâu? Trách nhiệm của một người trưởng thành ở đâu? Rồi khi hết tiền sinh sống đến mức sẵn sàng làm bất cứ việc gì ở Mumbai, khi được giới thiệu vào làm diễn viên quần chúng lại bịp bợm người ta để trốn đi chơi mà vẫn lấy tiền dù không làm việc. Được truyền lửa từ "nguồn cảm hứng " này rồi thì hàng ngàn thanh niên đùng đùng bỏ việc để đi chơi cho thỏa thích mà vẫn đòi công ty, nhà máy trả lương cho họ, hàng ngàn lao động xuất khẩu ở nước ngoài đùng đùng bỏ việc để đi tham quan hoặc đi làm chui hay trốn đi nước khác. Hề vãi! Đã cổ súy cho lối sống vô trách nhiệm như thế thì các vị đừng bao giờ nên lên tiếng kêu gào mọi người hãy làm việc tốt, hãy góp phần xây dựng đất nước. Các vị cũng đừng nên đặt câu hỏi tại sao nước Nhật, nước Hàn, nước Singgapore lại giàu mạnh hùng cường. Cũng đừng hỏi tại sao người Việt đi xuất khẩu lao động phải đóng tiền thế chân bằng cả một gia tài (một suất lao động xuất khẩu sang Malaysia của người Việt phải đóng thế chân không ít hơn 20.000USD/người, trong khi người Nepal chỉ cần đóng có 2,000USD).
   Sự nguy hiểm của tính vô kỷ luật mà Huyền Chip thông qua cuốn sách của mình đã truyền được đến các fan là: THÍCH THÌ LÀM, KHÔNG THÍCH THÌ BỎ, CHẲNG AI BẮT ÉP ĐƯỢC MÌNH, CHẲNG AI LÀM GÌ ĐƯỢC MÌNH. Huyền Chip và phe ủng hộ cô đã quên đi rằng xã hội nào cũng có những chuẩn mực mà người ta không thể không thích thì bỏ. Không bao giờ có sự tự do không điều kiện.

Thứ Sáu, 1 tháng 11, 2013

ĂN TẾT INDIA-DIWALI Ở NEPAL-PHẦN 2

LINK: ĂN TẾT INDIA-DEWALI Ở NEPAL - PHẦN 1


***********************************************************

Sáng sớm hôm nay (01/01/2013) ngày đầu tiên của Tihar-Diwali ở Nepal đã bắt đầu. Ngày này được gọi là Kag Puja, với Kag nghĩa là Quạ, dịch sang tiếng Anh là Crow Worshipping Day (tiếng Việt không có từ chính xác, chỉ tạm diễn giải gần sát nghĩa là cúng lễ-tôn vinh-thờ phượng Quạ hay đơn giản là Ngày-Của-Quạ).
   Về từ Kag-Quạ: đây là một từ rất cổ của chủng tộc Mongoloid ở Hymalaya thờ rắn thần Naga (Rồng). Họ là người Naga, tổ tiên của người hầu hết các tộc người trải dài từ Hymalayan cho đến Việt Nam; khác với người Hán, thuộc chủng Mongoloid từ sa mạc Gobi, thờ sói. Đến đây lại tiếc là không có duyên được gặp và học hỏi ông Bình Nguyên Lộc tác giả của Nguồn gốc Mã Lai của dân tộc Việt Nam. Giá mà ông còn sống, được mời ông qua đây và theo ông đi nghiên cứu cái nôi của người Naga-Kirat hay Mã Lai (Mlechha) như cách gọi của ông thì hạnh phúc biết mấy.Ông là người thầy chưa bao giờ gặp mặt của tôi từ những năm 80 của thế kỷ trước và mong ước lớn nhất của tôi là có thể đi tiếp con đường mà ông đã khai phá và đặt những viên gạch đầu tiên. Chỉ riêng từ kag-quạ hoặc như trước đây mình có đề cập sar-sếu trong bài Sếu đầu đỏ, cũng đã gợi mở rất nhiều vấn đề về mối dây liên quan của người Việt và người Naga qua ngôn ngữ. Lan man thế là lạc đề rồi nhỉ he he…
   Ngày hôm trước ngày Kag Puja, các gia đình đã quét tước dọn dẹp nhà cửa, lối đi, đường đi xung quanh nhà thật sạch sẽ. Vào sáng sớm Kag Puja, các bà chủ gia đình dùng bột đất đỏ pha loãng vẽ một vòng tròn làm nền rồi rắc các cánh hoa vạn thọ lên trên tạo hình một mandala đơn giản để cúng vài món trái cây, vài loại hạt và thắp một ngọn đèn dầu bơ diyos như là sự bắt đầu của lễ hội Tihar-Diwali ở cổng ra vào hay cửa chính của ngôi nhà. Ngày này là Ngày-Của-Quạ nên nghi thức quan trọng nhất là cúng lễ quạ. Người ta sẽ đi đến các quảng trường, công viên … nơi tập trung nhiều quạ. Họ sẽ làm lễ cúng, cầu khấn các bài cúng bằng Sanskrit rồi sau đó rắc cho quạ ăn những miếng thịt tươi xắt nhỏ. Mấy năm trước ở Nepal có một anh chàng được ghi nhận vào sách kỷ lục thế giới Guiness về tài gọi chim quạ đến. Giữa công viên Ratnapark, anh chúm môi phát ra tiếng của loài quạ, vài phút trôi qua người ta thấy vài con quạ lượn vòng trong không trung rồi tản ra. Cứ tưởng tiếng gọi của anh không hiệu quả, thế rối đột ngột quạ từ bốn phương tám hướng đổ về công viên đen kịt. Hàng ngàn, hàng chục ngàn con quạ quần đảo trên không, tiếng quạ kêu rát cả tai. Người ta tha hồ mà cúng dường cho quạ trong Ngày-Của-Quạ năm ấy.

Cúng dường thức ăn cho quạ trong ngày Kag Puja

  Ngày thứ hai của Tihar là Kukur Puja, Ngày-Của-Chó. Người Newari thì gọi ngày này là Khicha Puja (khicha nghĩa là chó trong ngôn ngữ Newar). Vào ngày này thì tất cả các con chó (dĩ nhiên trừ chó hoang không có chủ) được cúng lễ, sau đó được choàng một vòng hoa vạn thọ (manla) lên cổ , ban dấu tika rồi được dâng cho một bữa ăn thịnh soạn ngon nhất trong năm. Vào ngày này, nếu bạn thấy một con chó có đeo vòng hoa quanh cổ và những dấu tika trên trán , trên thân mình thì chắc chắc đó là chó có chủ. Rất nhiều người có lòng từ tâm thì không những worship chó nhà mình mà còn worship các con chó hoang. Họ mang mâm đèn-hoa đi tìm để cúng lễ cho các con chó hoang nơi đầu đường xó chợ và tặng chúng những phần thức ăn ngon lành, tuy nhiên hiếm khi dám choàng vòng hoa manla lên cổ chó hoang vì ngại… chó cắn. Phong tục cúng dường và bố thí thức ăn cho các loại chim thú là phổ biến với người Nepal cũng như India. Nó cho thấy sự thân thiện với tự nhiên theo nguyên tắc cùng tồn tại hòa bình và tình yêu thực sự đối với Mẹ Thiên Nhiên.  
Cúng lễ chó trong ngày Kukur Puja


Đeo manla

Cho ăn thức ăn ngon

Chó cảnh sát trong ngày Kukur Puja