Thứ Hai, 28 tháng 12, 2015

TRANH DÂN GIAN MITHILA – TÂM HỒN THƠ MỘNG

“I try to apply colors like words that shape poems, like notes that shape music. ”
- Joan Miro

“Tôi cố gắng ghép các màu sắc [vào bức tranh] giống như các từ tạo nên bài thơ, giống như các nốt tạo nên bản nhạc” Joan Miro- Danh hoạ Tây Ban Nha thế kỷ 20
____________
 Hội hoạ là môn nghệ thuật vô thanh.
Thế nhưng, với những danh hoạ như Joan Miro hay Picasso, tranh vẽ của họ lại rộn vang âm thanh bởi những sắc màu mang đầy “tiếng” của cuộc đời.
Ở Vương quốc Mithila ngày xưa, ngày nay bị chia đôi bởi biên giới hai nước Nepal và Ấn Độ, có một dòng nghệ thuật cổ xưa lại cất tiếng ca hát, mộng mơ như thế trước cả Joan Miro và Picasso nhiều thiên niên kỷ. Dòng tranh dân gian Mithila hay còn gọi là Madhubani, lấy theo tên một làng ngày ngay nằm ở bang Bihar thuộc India.
Ghép từ nhiều trích đoạn của các tranh Mithila
  Ngắm nhìn tranh Mithila, người xem chừng như có thể thấy được những vũ điệu mê hồn của màu và sắc, có thể nghe được tiếng nhạc lạc quan yêu đời của con người và thiên nhiên Ấn Độ và có thể cảm được cái chính xác nhất là “Tâm Hồn Ấn Độ” - Soul of India, mà không một dòng tranh nào của Ấn Độ có thể làm được.
  Ngây thơ và hồn nhiên.
  Tranh Mithila phô bày được cái “bản thể nguyên sơ” của tâm hồn con người. Phô bày được khoảnh khắc đầu tiên con người xúc động trước Cái Đẹp và tìm cách lưu nó lại để thưởng thức.

Thứ Năm, 19 tháng 11, 2015

QUÀ LƯU NIỆM Ý NGHĨA CỦA NEPAL: TRANH ACRYLIC

Dĩ nhiên đây là tranh chép, copy hàng loạt giá chỉ từ 8-30USD 1 bức khổ 40 x 60 cm vẽ bằng màu acrylic trên bố. Tranh màu nước trên giấy thì rẻ hơn.
  Do ảnh hưởng của việc chính sách đặt trọng tâm vào kinh doanh du lịch rẻ tiền để thu hút thật nhiều du khách nên ngành mỹ thuật Nepal vốn có những hoạ sĩ lớn từng du học ở Paris và kết bạn với Picasso đã biến dạng một cách kỳ dị.
 Người ta đã không còn do dự sao chép các tranh ảnh ăn khách để cố tung thật nhiều sản phẩm rẻ tiền ra thị trường. Điều đáng buồn là ngay cả giới hoạ sĩ có tên tuổi cũng coi việc chép lại hàng loạt các bức tranh của mình là bình thường.
  Nếu đến với Kathmandu-Nepal và muốn có món đồ kỷ niệm đầy ý nghĩa, tôi vẫn khuyên các bạn mua tranh. Giá tranh quá rẻ so với các mặt hàng mỹ nghệ khác, dễ mang theo trong hành lý (chỉ cần cuộn tròn quanh một lõi giấy carton cứng). Chủ đề thì rất nhiều nhưng có 2 chủ đề đáng mua hơn cả: các tranh sao chép giống hệt các bức ảnh chụp các ngọn núi tuyết ở Nepal và chân dung các dân tộc Nepal trong trang phục cổ truyền.
 Xin mời các bạn xem qua một số tranh chân dung trang phục cổ truyền Nepal

Thứ Tư, 11 tháng 11, 2015

"PHÁP VƯƠNG" CHỈ LÀ VÔ DANH TIỂU TỐT TRONG PHẬT GIÁO TÂY TẠNG



ĐẠI HỘI LẦN THỨ 12 CỦA 4 DÒNG TRUYỀN THỪA PHẬT GIÁO TÂY TẠNG VÀ ĐẠO BON NĂM 2015     




(Xin cám ơn đệ tử của “pháp vương”, Sen Hoa, đã cung cấp thông tin cho chúng tôi về đại hội đề cập trong bài này. Đồng thời cũng cám ơn nguồn tin của Bộ Nội Vụ Nepal đã cung cấp thêm thông tin về giáo phái Drukpa cho chúng tôi).
 ___________

Kính thưa quý vị độc giả,
Sau khi chúng tôi post loạt bài về “pháp vương” Gyalwang Drukpa 12, đã có một số ý kiến trên các trang mạng khác bào chữa không có chứng cứ và lý lẽ cho nhân vật này. Có ý kiến nói rằng: không thể chỉ thấy Gyalwang Drukpa 12 không có mặt ở Global Buddhist Congregation lần thứ 1 hoặc các hội nghị Phật giáo quốc tế,  mà cho rằng nhân vật này không có uy tín đối với Phật giáo quốc tế. Tuy nhiên tất cả các ý kiến phản bác đó  đã không đưa ra bất kỳ một chứng cớ nào về mặt tư liệu hay hình ảnh cho thấy Gyalwang Drukpa 12 là một nhân vật có tầm ảnh hưởng quốc tế, có giao tiếp với các lãnh đạo thế giới. Ngược lại, theo đường link Gyalwang Drukpa trên wikipedia chúng tôi chỉ tìm được hình ảnh và tư liệu cho thấy Gyalwang Drukpa 12 sánh đôi trên thảm đỏ cùng với cựu người mẫu Playboy Christie Brinkley.

    


Về mặt quốc tế thì vậy, thế còn về mặt nội bộ của Phật giáo Tây Tạng thì sao?
   Khi du nhập giáo phái Drukpa vào Việt Nam, người ta đã nguỵ biện, đánh tráo sự thật để đồng hoá ‘pháp vương” Gyalwang Drukpa 12 và giáo phái Drukpa như là Mật tông Tây Tạng. Vậy, sự thật về VỊ TRÍ CỦA GYALWANG DRUKPA 12 TRONG PHẬT GIÁO TÂY TẠNG LÀ THẾ NÀO?

  Như chúng ta đều biết, Phật giáo Tây Tạng chính thống có 4 dòng truyền thừa là Nyingma (Ninh Mã – Mũ Đỏ), Kagyu (Ca Nhĩ Cư), Sakya (Tát Ca) và Gelug (Cách Lỗ- Mũ Vàng). Vào năm 1959, Trung Cộng đã xâm lược Tây Tạng, biến nước này thành một khu tự trị thuộc Trung Quốc. Kể từ đó, theo chân Ngài Dalai Lama, các nhà sư có phẩm hàm cao nhất của các dòng truyền thừa đã vượt biên khỏi Tây Tạng để đến India hay Nepal thiết lập lại cơ sở cho các dòng truyền thừa của Phật giáo Tây Tạng.

    Chỉ 4 năm sau khi vượt thoát bàn tay của Trung Cộng, vào năm 1963, Ngài Dalai Lama đã tổ chức Religious Conference of the four major traditions of Tibetan Buddhism (Hội Nghị Tôn Giáo của 4 truyền thống Phật Giáo Tây Tạng lần 1) tại Dharamsala. Đây được coi là sinh hoạt tôn giáo quan trọng nhất của Phật Giáo Tây Tạng kể từ sau cột mốc mất nước năm 1959. Tham dự các kỳ đại hội này luôn luôn có sự hiện diện của Ngài Dalai Lama và các vị chức sắc đứng đầu tất cả các dòng truyền thừa chính thống của Phật giáo Tây Tạng. Sau này, theo sự điều hành của Ngài Dalai Lama và xu hướng chung của Phật giáo Tây Tạng, người ta còn mời luôn cả đại diện của đạo Bon tham dự như là một bộ phận không thể tách rời của tôn giáo và văn hoá Tây Tạng.

Tin về Hội Nghị Tôn Giáo Tây Tạng lần thứ 12 trên trang web chính thức của Chính Phủ Tây Tạng lưu vong
   Cho đến nay, Đại Hội Tôn Giáo Tây Tạng đã tổ chức được 12 lần. Lần gần nhất là vào ngày 18-20/06/2015 tại Surya Hotel ở Dharamsala do Cục Tôn Giáo và Văn Hoá của Chính Phủ Tây Tạng lưu vong tổ chức. Tham dự Hội nghị lần thứ 12 của năm 2015 có các vị lãnh đạo các truyền thừa chính thống như: Ngài Gaden Tripa Rizong Rinpoche (Lãnh đạo dòng truyền thừa Gelug), Ngài Sakya Trizin (lãnh đạo dòng truyền thừa Sakya), Ngài Karmapa (Lãnh đạo dòng truyền thừa Kagyu), Ngài Drukchen Rinpoche đại diện cho Ngài Khenpo Tenzin (lãnh đạo dòng truyền thừa Nyingma) cùng các vị chức sắc cao cấp nhất của Phật giáo Tây Tạng như Ngài Menri Trizin, Ngài Shabdrung Rinpoche, Ngài Taklung Tsetrul Rinpoche.

Thứ Bảy, 7 tháng 11, 2015

THÔNG BÁO - VỀ VẤN ĐỀ "PHÁP VƯƠNG" GYALWANG DRUKPA 12

UPDATE:  Sau khi chúng tôi post entry này, có một email gửi đến như hình sau. Thật thất vọng nếu đệ tử của "pháp vương" chỉ tranh biện và bảo vệ giáo chủ của họ bằng lời lẽ vô học và ngu dốt thế này. Chúng tôi không chấp những kẻ cuồng tín, mê muội không còn có thể nói lý lẽ như thế này nữa.


__________________________

Nguyễn Phú Nepal xin trân trọng thông báo:

 -Chúng tôi đã tạm dừng loạt bài về "pháp vương" Gyalwang Drukpa 12 do phải dành thời gian cho việc khác. Có ý kiến cho rằng : tại sao trước đây không lên tiếng về nhân vật này mà nay lại lên tiếng. Xin thưa rằng: Những sự thật về nhân vật này chúng tôi đã biết từ vài năm nay, trước đây chúng tôi quan niệm rằng: âu cũng là cái Nghiệp, ai tìm gì sẽ được đó; nên không hề lên tiếng công khai chỉ cảnh báo cho người thân và bạn bè quen biết. Tuy nhiên, giờ đây nhận thấy rằng nếu không công bố những sự thật mà mình đã biết , để nhiều người ngộ nhận thì cũng là tạo một Nghiệp khác.

-Tất cả những gì chúng tôi nói ra đều có tên người thật, việc thật, chứng cứ cụ thể bằng hình ảnh, ngày tháng. Nếu BẤT KỲ AI MUỐN PHẢN BÁC BẤT KỲ LUẬN ĐIỂM NÀO TRONG CÁC BÀI VIẾT CỦA CHÚNG TÔI TRONG LOẠT BÀI VỀ "PHÁP VƯƠNG" THÌ XIN HÃY TRÌNH BÀY VỚI ĐẦY ĐỦ CHỨNG CỨ NHƯ CHÚNG TÔI ĐÃ LÀM. Ở đây chúng tôi không tranh biện về Phật Học vì sở học của chúng tôi chỉ như hạt cát bên bờ sông Hằng. Chúng tôi chỉ trình bày những gì chúng tôi biết về nhân vật "pháp vương" Gyalwang Drukpa 12. Ai muốn phản bác các luận điểm của chúng tôi thì xin hãy cung cấp lý lẽ cùng chứng cứ cụ thể. Chúng tôi hứa sẽ đăng trọn vẹn các bài phản bác có chứng cứ đó. Và nếu chúng tôi sai, chúng tôi sẽ có hành động tạ lỗi thích hợp.

-Nguyễn Phú Nepal đăng chính thức các bài về "pháp vương" Gyalwang Drukpa 12 tại trang blog này. Chúng tôi không có ý muốn tranh biện về nhân vật này ở BẤT CỨ TRANG MẠNG NÀO KHÁC. Xin khẳng định: Nguyễn Phú Nepal không vào bất cứ trang mạng nào khác để tranh biện về vấn đề này vì đó là việc không bao giờ có kết quả. Vì thế tất cả những ý kiến tranh biện, tham gia ở bất cứ trang mạng nào mà ghi rằng đó là ý kiến của Nguyễn Phú Nepal thì đều là giả mạo. Bất kỳ ai muốn tranh biện về nhân vật "pháp vương" xin hãy viết bài hoàn chỉnh với đầy đủ chứng cứ và gửi đến địa chỉ phujourney@gmail.com . Chúng tôi sẽ đăng tải nguyên văn , không cắt xén nếu bài đó có chứng cứ thuyết phục.

Thứ Tư, 28 tháng 10, 2015

Ý KIẾN PHẢN HỒI VỀ HIỆN TƯỢNG "PHÁP VƯƠNG"

"pháp vương" Gyalwang Drukpa xuất hiện trên thảm đỏ cùng cựu người mẫu bikini khét tiếng của Playboy- Christie Brinkley- trong một dạ tiệc tại New York năm 2010
_______________________________________
NP: Như trong bài Sơ Kết đã nói, chúng tôi đã tạm thời dừng loạt bài về nhân vật "pháp vương" Gyalwang Drukpa 12. Tuy nhiên, giống như những hòn sỏi ném vào mặt nước hồ, những vòng sóng đồng vọng vẫn còn lan xa sau khi viên sỏi đã khuấy động những vòng sóng đầu tiên.
  Và cũng như chúng tôi đã xác định trong bài Sơ Kết, chúng tôi sẽ cập nhật thông tin mới về nhân vật này khi có tin tức mới xuất hiện.
 Xin giới thiệu đến các bạn hai ý kiến phản hồi về nhân vật này :
__________________________________________

BAN TÔN GIÁO VIỆT NAM: ÔNG LÀ AI?
Nguyên Thọ Trần Kiêm Đoàn
Hỏi tức là đã trả lời.
Câu trả lời rõ ràng rằng: Ban Tôn Giáo Việt Nam (BTG) là một cơ chế chẳng biết gì hay biết nhưng cố tình làm cho “lấy được” về khái niệm và tinh thần cơ bản sinh hoạt tôn giáo.
Trước hết BTG phải là một bộ phận văn hóa có tầm hiểu biết bao quát về tôn giáo.
Nếu BTG có sự hiểu biết căn bản tối thiểu về đạo Phật thì phải thấy được rằng, kinh điển Phật giáo Nguyên thủy Pali tạng khi nhập vào Trung Quốc đã bị luận giải theo quan điểm Thần Đạo dân gian, Khổng và Lão đến MƯỜI LẦN xa hơn nguyên bản.
Khuynh hướng “Trung Quốc hóa” Phật giáo đã phản ánh rõ rệt qua những nỗ lực kéo dài hàng thế kỷ để dựng lên đức Quán Thế Âm và các vị Bồ Tát là những linh thể đang có trú xứ ở Ngũ Đài Sơn Trung Quốc. Đồng thời, phái Tịnh Độ Tông Phát Triển Trung Quốc đã biến Phật giáo thành một hệ thống mê tín dị đoan thoái trào với những hình thức lễ nghi hỗn loạn âm thanh, lòe loẹt màu sắc, bùa chú lễ nghi và thoái trào giáo lý nhà Phật. Tiếc thay, trong quá trình tiếp thu Phật giáo, Việt Nam đã bị Phật giáo Bắc Truyền “đô hộ”, bê nguyên Hán Tạng mà không có sự chắc lọc, tham cứu, dịch thuật cẩn trọng như Phật giáo Nhật Bản, Đại Hàn, Thái Lan, Tích Lan… Hệ quả đáng buồn là cho đến ngày nay, cái “bóng đè” Trung Quốc vẫn còn ngự trị quá nặng nề trên mạng mạch sinh hoạt của Phật giáo Việt Nam với hình thức văn tự chữ Hán đang còn ngự trị khắp nơi, từ kinh văn trong sách vở cho đến các công trình trùng tu xây dựng chùa viện cập nhật mọi vùng trong nước.
Gần đây, nhóm Tôn Giáo Trung Ương Trung Quốc đã tạo ra một trò ma mãnh đồng bóng của những diễn viên phường tuồng tôn giáo nhằm đánh bật ảnh hưởng đức Đạt Lai Lạt Ma và các vị chân tu Tây Tạng do động cơ chính trị. Đó là hiện tượng quái đản tạo ra một kẻ phường tuồng đội lốt tôn giáo được vẽ vời và xưng tụng bằng cái mỹ danh và biệt hiệu cao quý là “PHÁP VƯƠNG” hay “BẬC TOÀN TRÍ TÔN QUÝ”. Truy nguyên để biết rằng, nhân vật gọi là “Pháp Vương” GYALWANG DRUKPA THỨ 12 HOÀ THƯỢNG, thực chất là một thứ BÙ NHÌN TÔN GIÁO TRUNG QUỐC.
Ngay cả những người sơ cơ đối với Phật giáo cũng hiểu rằng, cách tôn xưng kệch cỡm như “Pháp Vương”; cách trang phục và lễ nghi quan cách ồn áo náo nhiệt, lòe loẹt đến độ khôi hài; và lời “pháp thoại” ngông nghênh của đương sự “Pháp Vương” và phái đoàn phu diễn đã là hoàn toàn KHÔNG NHỮNG PHI PHẬT GIÁO MÀ CÒN PHẢN LẠI LỜI DẠY CỦA ĐỨC PHẬT BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI về mọi mặt: Từ hình tướng đến giới luật căn bản của nhà Phật.
Thế mà thảm hại, vọng động và vô minh thay, Ban Tôn Giáo Nhà Nước CHXHCN Việt Nam đã cúi đầu, nghiêng mình, vận động quần chúng Phật Tử Việt Nam trong nước đón rước gã hề tôn giáo Trung Hoa một cách rình rang, náo loạn với những hình thức tiếp rước, phô trương, tung hê chưa từng thấy.
Qua cuộc phỏng vấn của báo Giác Ngộ với quý Thầy thuộc hàng giáo phẩm trung ương của GHPGVN như HT. Thich Thiện Tánh, HT. Thích Thiện Tâm, HT. Thích Như Niệm, HT. Danh Lung và TT. Thích Nhật Từ, tất cả đều cho là Ban Tôn Giáo Nhà Nước đã tiên phong chủ động dành cho nhân vật G. Drukpa những danh từ và phương vị tôn xưng quá đáng.

Thứ Bảy, 24 tháng 10, 2015

SƠ KẾT VỀ NHÂN VẬT "PHÁP VƯƠNG" GYALWANG DRUKPA 12

"pháp vương" Gyalwang Drukpa 12 ở Darjeeling ngày 21/10/2015
Thưa các bạn,
Sau khi loạt bài của Nguyễn Phú Nepal vạch trần chân tướng thật của nhân vật Gyalwang Drukpa 12, người được những kẻ cuồng tín tung hô là "pháp vương", "bậc toàn tri tôn quý", "bậc bảo hộ vùng Hymalaya"... đã được nhiều người tìm đọc và chia sẻ rộng rãi, giáo phái Drukpa đã tạm thời co vòi lại, "pháp vương" Gyalwang Drukpa 12 phải kết thúc sớm chuyến đi kỳ này đến Việt Nam (lịch trước kia dự trù đến 03/11), phải ra đi âm thầm lặng lẽ, không kèn không trống vào ngày 20/10/2015 trở về India, trái ngược với cảnh cờ giong trống mở của kẻ chiến thắng bước đến vùng đất đã được bọn đệ tử mở toang cửa đón tiếp vào những ngày đúng một tháng trước đó.

  Đây là thắng lợi bước đầu của công cuộc vạch trần một âm mưu thâm độc do bọn Đại Hán phương Bắc dày công sắp đặt nhằm nô lệ nước Việt về mặt tôn giáo. Thắng lợi này chủ yếu nhờ vào tinh thần phản kháng đối với tất cả những gì liên quan đến bọn Đại Hán bành trướng, bá quyền luôn tuôn chảy trong mạch máu của mỗi người dân Việt. Nguyễn Phú Nepal Blog và các thân hữu chỉ đóng góp một tiếng nói nhỏ bé nhằm rung lên hồi chuông báo động. Thắng lợi này tuy vậy chưa phải là thắng lợi cuối cùng vì bọn giặc phương Bắc chưa bao giờ từ bỏ dã tâm nô lệ dân tộc Việt về mọi mặt. Chắc chắn chúng và bọn Việt gian sẽ đưa ra tiếp những chiêu thức mới để áp đặt tôn giáo Drukpa lên sự tín ngưỡng của nước Việt bằng mọi giá. Chúng ta phải luôn cảnh giác để có thể nhận chân ra từng âm mưu đó, công bố rộng rãi để cảnh tỉnh mọi người.
  Đến thời điểm này, sau khi các vị giáo phẩm Phật giáo uy tín của Giáo hội PGVN đã lên tiếng về hiện tượng sùng bái "pháp vương" cho thấy rằng đây là một lệch lạc cần chấn chỉnh, thì chúng tôi xin dùng bài tổng kết này để tạm khép lại loạt bài về "pháp vương" Gyalwang Drukpa 12. Chắc chắn rằng chúng tôi sẽ không chần chừ mà không công bố bất kỳ thông tin nào mà chúng tôi có được liên quan đến nhân vật này trong tương lai.
  Trân trọng,
 Nguyễn Phú
__________

SƠ KẾT VỀ "PHÁP VƯƠNG" GYALWANG DRUKPA 12

1/Tôn xưng Gyalwang Drukpa 12 thành "Pháp Vương" là sai trái
   Như chúng tôi đã phân tích trong loạt bài về "pháp vương" Gyalwang Drukpa 12, cũng như các giáo phẩm cao cấp của GHPGVN đã khẳng định, tôn hiệu Pháp Vương chỉ dành cho Đức Phật, cũng như tôn hiệu "Bậc Toàn tri tôn quý". Không có bất cứ một tu sĩ nào còn sống hay đã chết, dù giáo phẩm cao đến mức nào trong bất cứ truyền thống hay dòng tu nào lại được phép tự xưng hay được tôn xưng bằng các tôn hiệu này!
  Gyalwang Drukpa 12 chỉ là một tu sĩ tầm trung, chưa có thành quả gì nổi bật về mặt đạo hạnh, tu tập, công đức; và chỉ là người đứng đầu dòng Drukpa là một dòng rất nhỏ của phái Kagyu (một trong bốn phái chính của Phật giáo Tây Tạng). Xét về cấp bậc, Gyalwang Drukpa 12 phải xếp dưới Ngài Karmapa - người được Phật giáo Tây Tạng hiện tại xem như nhân vật số hai sau Ngài Dalai Lama- đến mấy bậc. Cho nên nếu xét về mặt tôn kính, hành vi tự xưng hay tôn xưng Gyalwang Drukpa 12 thành "Pháp Vương" là một hành vị mạo phạm đến oai nghiêm Đức Phật, là ác nghiệp sẽ mang lại sự tổn thất phước đức của người tự xưng lẫn người tôn xưng, lẫn những người vì nhẹ dạ mà a dua theo hành vi sai trái này.
  Đã có tiếng nói từ nhóm nội gian nối giáo cho giáo phái Drukpa tác oai tác quái ở Việt Nam rằng: Gyalwang Drukpa không biết tiếng Việt, chưa bao giờ tự xưng là "pháp vương", đây chỉ là "lỗi của thằng đánh máy" khi dịch sang tiếng Việt. Xin trả lời thẳng thắn rằng: Gyalwang Drukpa 12 đã đến Việt Nam 7 lần trong 5 năm, không phải là lần đầu tiên, và giáo phái Drukpa đã sử dụng tôn hiệu đó ngay từ lần đầu tiên Gyalwang Drukpa 12 đến Việt Nam, giáo phái Drukpa Việt Nam đã rất phát triển với hàng trăm ngàn tín đồ, có cả trang web riêng; như thế không thể nói Gyalwang Drukpa 12 không biết gì về việc làm của thuộc hạ mình. Suốt 5 năm qua họ đã mặc nhiên tôn vinh nhân vật này như thế cho đến khi chúng tôi lên tiếng thì mới chống cãi yếu ớt, đổ vấy trách nhiệm lên đầu người phiên dịch. Vả chăng sự bào chữa này là mâu thuẫn khi họ đã hào hứng khoe rằng sự hoành tráng của các buổi đón tiếp, hành lễ của Gyalwang Drukpa 12 tại Việt Nam đều được tổ chức chặt chẽ, chu đáo; thậm chí xấc xược đề nghị Phật giáo Việt Nam hãy học hỏi công tác tổ chức, vận động quần chúng của họ.
Cho dù thế nào đi nữa thì người đứng đầu một tổ chức phải chịu trách nhiệm tối cao về những sai trái của tổ chức của mình, của những việc làm của các thuộc hạ của mình.
Gyalwang Drukpa 12 không thể thoái thác trách nhiệm trong việc tiếm xưng tôn hiệu "Pháp Vương" của Đức Phật!

Thứ Bảy, 17 tháng 10, 2015

GIÁO HỘI PGVN KHÔNG CHẤP NHẬN DANH XƯNG "PHÁP VƯƠNG"

NP: Tuần báo Giác Ngộ số ra ngày 16/10/2015 đã đăng tải ý kiến của các vị Hoà Thượng giáo phẩm cao cấp phụ trách các vấn đề tăng sự, quan hệ quốc tế, về vấn đề "Pháp Vương" Gyalwang Drukpa 12. Đây là ý kiến của các giáo phẩm cao cấp thuộc Phật giáo miền Nam cho thấy sự không đồng tình với sự dung dưỡng quá đáng của Phật giáo miền Bắc đối với cái gọi là giáo phái Drukpa xấc xược, vào nhà không nể mặt chủ nhà. Tựu trung các ý kiến của các vị Hoà Thương đại diện cho Phật giáo miền Nam trong Giáo Hội có thể gói gọn như sau:
1/ Danh xưng "Pháp Vương" chỉ dành cho Đức Phật, các vị tu sĩ vẫn còn đang tu tập và có hiểu biết thì không được tự xưng cũng như không nên nhận danh xưng này; kể cả khi người khác tôn xưng mình như thế. Cũng như thế đối với danh xưng "bậc Toàn tri, tôn quý".
2/Giáo phái Drukpa chỉ là một chi phái nhỏ của một trong 4 trường phái Phật giáo Tây Tạng, Gyalwang Drukpa 12 chỉ là một tu sĩ tầm trung tại tiểu bang Ladakh-India chưa từng được mời tham dự các tổ chức, hội nghị Phật giáo quốc tế có tầm vóc.
3/Việc cúng dường 10 tỷ cho Giáo hội thì nếu lễ vật cúng dường của người khác thì nến mời thí chủ ấy đích thân đến cúng dường (nghĩa là Gyalwang Drukpa 12 không có tư cách cúng dường 10 tỷ nếu không phải là tiền của ông ta).
4/Quốc có quốc pháp, gia có gia quy. Gyalwang Drukpa 12 vào Việt Nam hoằng pháp thì phải theo luật lệ của Phật giáo Việt Nam đã quy định trong Hiến Chương Phật giáo Việt Nam; chứ không được càn rỡ bất chấp tất cả.
  Như vậy tất cả các vấn đề mà Nguyễn Phú đã nêu ra trong loạt bài về "Pháp Vương" đều trùng với quan điểm của các giáo phẩm cao cấp trong Giáo Hội PGVN.
 Xin mời các bạn xem bản scan nguyên vẹn bài báo "Về tôn xưng "Pháp Vương"" trên báo Giác Ngộ 16/10/2015 mà tác giả vừa nhận được từ một đạo hữu ở Việt Nam (Bản online trên Internet của Giác Ngộ online chỉ trích đăng có 2 ý kiến).
  Trân trọng!
________________________


Thứ Sáu, 16 tháng 10, 2015

GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VN LÊN TIẾNG VỀ "PHÁP VƯƠNG"

NP: Ngày 16/10/2015 báo Giác Ngộ cơ quan ngôn luận chính thức của Giáo Hội Phật giáo VN TPHCM đã chính thức lên tiếng về việc lạm xưng danh hiệu "Pháp Vương" của Gyalwang Drukpa 12.
  Phát xuất từ việc một bài viết trước gọi Gyalwang Drukpa là Hoà Thượng nhưng bị những giáo đồ của giáo phái Drukpa láo xược gửi thư bắt bẻ tại sao không gọi giáo chủ của họ là "Pháp Vương" hay "Bậc Toàn tri tôn quý", Giáo hội PGVN (phía Nam) đã chính thức lên tiếng về vấn để lạm xưng này.
Lưới trời lồng lộng, thưa mà không lọt. Ma quỷ thì sẽ lộ nguyên hình dưới kính chiếu yêu!
Mời các bạn xem toàn bài của báo Giác Ngộ:

_____________

Về tôn xưng "Pháp vương"


PHOTO-LYVOPHUHUNG-16-resize-1930-1397608112.jpg
Ngà Gyalwang Drukpa đến Việt Nam  năm 2014
GN - Vừa qua, trong một bản tin liên quan tới việc Trung ương Giáo hội tiếp phái đoàn truyền thừa Drukpa, PV đã căn cứ quy cách giới thiệu trong văn bản mà Văn phòng II TƯGH chuyển đến tòa soạn - gọi ngài Gyalwang Drukpa thứ 12 là Hòa thượng, một vài ý kiến phản hồi về tòa soạn cho rằng cách gọi đó là “thiếu lễ độ”, lẽ ra phải gọi là “Đức Pháp vương”, hay “Bậc Toàn tri Tôn quý”.

Để rộng đường dư luận, Giác Ngộ online xin giới thiệu một số ý kiến của chư tôn đức giáo phẩm lãnh đạo Giáo hội, chư Tăng và Phật tử về các danh xưng trên.

HT.Thích Thiện Tánh, Phó Chủ tịch HĐTS, Trưởng ban Kiểm soát T.Ư GHPGVN: "Không nên có sự tôn xưng thái quá".
 th (3).jpg
HT.Thích Thiện Tánh - Ảnh: H.Diệu
- Theo lẽ, danh xưng “Pháp vương” thường chỉ dành để tôn xưng Đức Phật. Tăng đoàn Phật giáo Ấn Độ truyền thừa Drukpa có những danh xưng như vậy là do truyền thống của họ.
Tôi nghĩ các mỹ từ đó được sử dụng ở Việt Nam nhằm tạo sự thu hút đám đông, cũng như tính cách huyền bí của các pháp hội đã làm nên những làn sóng hiếu kỳ trong dư luận.
Khi dịch và giới thiệu ở Việt Nam, theo tôi, những người có trách nhiệm nên tìm những từ ngữ phù hợp với văn hóa của dân tộc Việt, không nên có sự tôn xưng thái quá, chuộng ngoại và tùy tiện làm theo suy nghĩ cá nhân mình, vì cái lợi của mình mà quên đi những lợi ích khác, ảnh hưởng đến Giáo hội và văn hóa dân tộc.
HT.Thích Thiện Tâm, Phó Chủ tịch HĐTS, Phó ban Tăng sự T.Ư GHPGVN: "Người hiểu biết không ai tự xưng và nhận sự tôn xưng như vậy".

Thứ Năm, 15 tháng 10, 2015

PHÁP VƯƠNG HÁM DANH



Có ai nói cái gã mặc áo gấm Tàu, tóc xước model kiểu tài tử Hàn Quốc tay giơ cao ly rượu sâm-banh (Champagne) này là "pháp vương" đức cao vọng trọng Gyalwang Drukpa 12? -Hình từ trang web chính thức của Drukpa Hongkong 

 >>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>
 
SỰ THẬT VỀ “CÁC GIẢI THƯỞNG QUỐC TẾ” 
CỦA “PHÁP VƯỜNG GYALWANG DRUKPA 12”

"Một sự biến thái kỳ quặc -những kẻ đầy mặc cảm hèn kém luôn thèm khát những danh hiệu KỶ LỤC, VÔ ĐỊCH với SỐ MỘT...!"
(Kuang Biao-Trung Quốc)
 

1/ANH HÙNG XANH CỦA ĐÀI TRUYỀN HÌNH TAI TIẾNG
Cuối tháng 8 đầu tháng 9/2015, nhân dân cả nước được một phen cười vỡ bụng khi chứng kiến một gã thầy bói kiêm bán hàng đa cấp ở tận Đắc Lắc chỉ cần bỏ ra số tiền 35 triệu VNĐ (1500 USD) là đường hoàng được vinh danh và nhận giải thưởng “Vinh Quang Việt Nam” cùng một tượng Thánh Gióng mạ vàng có khắc chữ ký của Thủ tướng nước CHXHCN Việt Nam đương nhiệm. Trò hề này được truyền hình trực tiếp cho 90 triệu người xem, kể cả những người ở địa phương của gã thầy bói nhiều lần bị bắt vì tội truyền bá mê tín dị đoan. Người tổ chức và đầu trò cho trò hề này không ai khác hơn là cái đài Viết Vì Tiền. Người ta phẫn nộ, người ta buồn cười, người ta ý kiến ý cò…. Thế nhưng cuối cùng gã thầy bói kia vẫn có được cái giải thưởng , cái tượng Thánh Gióng cùng những tấm hình chụp với các lãnh đạo đất nước để mà khoe mẽ và tiếp tục lừa gạt đồng bào nhẹ dạ khắp nơi trong trò chơi đa cấp.









Thứ Bảy, 10 tháng 10, 2015

"PHÁP VƯƠNG" LẠI QUẢ CHO GIÁO HỘI QUỐC DOANH

Hình ảnh VÔ CÙNG PHẢN CẢM này chỉ có ở Việt Nam:  một nhà sư đứng đầu một dòng tu lại đi cúng tiền cho Ban Quản Lý Các Dòng Tu (GHPG quốc doanh). Nhìn hình ảnh hỉ hả hân hoan trao tặng tấm bảng tượng trưng 10 tỷ đồng (500 ngàn USD) giống như một show mang tính PR của giới show-bitches (yes, show-bitches not showbiz) giữa người đi lại quả và người được lại quả thật sặc mùi phàm tục, không còn ra thể thống gì của những bậc chân tu.



Ở các nước khác, việc tiền bạc là chuyện hết sức tế nhị đối với các tăng đoàn. Từ thời xa xưa khi mới thành lập tăng đoàn và thu nhận đệ tử Đức Phật đã ra luật cấm các tăng lữ tư hữu của cải vì Ngài biết rằng đó là chướng ngại tham sân si sẽ cản trở các đệ tử giác ngộ. Ở các nước không bao giờ có chuyện khoe khoang trên phương tiện đại chúng ầm ĩ việc trao tặng hay nhận tiền bạc của các tăng đoàn. Thứ nhất là vì việc cúng dường , hiến tặng hay làm từ thiện là chuyện nghĩa đáng làm của người tu không có gì đáng phải khoe khoang. Thứ hai,vì tất cả tiền cúng dường (rất rất lớn) đều không phải chịu thuế thu nhập, thuế doanh thu, thuế lợi tức và cũng không bị kiểm soát bởi các cơ quan thuế nên tốt nhất là không phô trương để tránh cho người đóng thuế và các doanh nghiệp so bì, tỵ nạnh.

Thứ Sáu, 9 tháng 10, 2015

CHÂN TƯỚNG "PHÁP VƯƠNG" GYALWANG DRUKPA 12



Theo tin bài trên báo chí chính thống Việt Nam ngày 04/10/2015:

 "Theo người đứng đầu Truyền thừa Drukpa, việc hướng đến giá trị vật chất sẽ tạo chướng ngại cho cuộc sống, trong khi chỉ cần sống đơn giản con người sẽ hạnh phúc.  
Ngày 4/10, dù trời khá oi bức, song cả nghìn tăng ni, Phật tử và cả những em nhỏ đều xếp hàng, chắp tay niệm chân ngôn chào đón Đức Pháp Vương Gyalwang Drukpa đến chùa Vĩnh Nghiêm (quận 3, TP HCM) trong chương trình tổng kết thiện hạnh "Sống giản đơn". Trong không khí trang nghiêm, người đứng đầu Truyền thừa Drukpa chia sẻ về bí quyết sống giản đơn để luôn hạnh phúc và góp phần bảo vệ môi trường. 
Theo Đức Pháp Vương, hiện nhiều người, nhất là các bạn trẻ, đang có quan niệm sai lầm khi cho rằng sống giản đơn làm giá trị cuộc sống bị giảm xuống. "Chúng ta không biết rằng chính đời sống phức tạp, hướng đến vật chất sẽ tạo nên những chướng ngại cho cuộc sống. Nhưng chỉ cần sống giản đơn sẽ mang lại năng lượng, an bình cho mọi người...", ngài nói.
Đức Pháp Vương cũng chỉ ra rằng, cuộc sống hiện tại đang khiến con người suy nghĩ, làm việc quá mức khiến mệt mỏi và năng lượng bị tiêu hủy. Một nguyên nhân khác là do mọi người quá chú trọng chạy theo tiền bạc, chạy theo những thú vui của cuộc sống...
Tiếng vỗ tay liên tục vang lên sau mỗi lời chia sẻ của Đức Pháp Vương.
Ngài cho rằng, con người thường có thói quen nuông chiều bản thân. Đơn giản như việc tắm, chỉ cần 5 lít nước là có thể sạch sẽ nhưng mọi người đang sử dụng nước vô cùng lãng phí. Có người sử dụng hàng trăm lít nước chỉ để cho việc làm sạch cơ thể. "
_________________
 Vâng! "Pháp Vương" Gyalwang Drukpa 12 nói nghe thật là hay!
Chỉ xin nói theo cách của ông như thế này: Đơn giản như việc đeo đồng hồ, chỉ cần cái đồng hồ 3 USD là có thể biết được giờ để làm việc hoặc cầu nguyện nhưng có người đang sử dụng vô cùng lãng phí. Có người sử dụng cái đồng hồ 300.000USD (7 tỷ Việt Nam) chỉ để cho việc xem giờ.

Chỉ cần nhìn "Pháp Vương" đeo cái đồng hồ trị giá bằng cả một con Land Rover trên cổ tay thì thấy rằng ông đã sống "giản đơn" như thế nào!
 Tiền ở đâu ra?

Thứ Tư, 7 tháng 10, 2015

"PHÁP VƯƠNG" GYALWANG DRUKPA 12 LỪA ĐẢO: TƯỢNG PHẬT 2000 NĂM TUỔI

Với người có kiến thức về lịch sử Phật Giáo, ai cũng biết không thể tìm ra bất kỳ tượng Phật BẰNG ĐỒNG nào có niên đại 2000 tuổi. Ấy vậy mà báo chí , truyền thông Việt Nam ăn phải bùa mê của "Pháp Vương" Gyalwang Drukpa đời thứ 12 phun ra hàng loạt bài ca ngợi ông này mang một tượng Phật 2000 năm tuổi đến an vị tại bảo tháp của dòng Drukpa ở Tam Đảo. Thật trâng tráo và vô lương!



Hàng trăm bài báo ca tụng "Pháp vương" an vị tượng Phật 2000 năm tuổi

Thứ Ba, 6 tháng 10, 2015

"ĂN TRÊN NGỒI TRƯỚC" TẬP CẬN BÌNH

    Cuối tháng 9 năm 2014, mình có một chuyến đi kết hợp làm ăn + khảo cứu ở Ấn Độ. Chuyến đi đến 40 ngày, trài dài từ Nam Ấn (Chennai) sang Tây (Mumbai) lên Bắc (Gujarat) rồi qua Đông (Kolkata). Đi bằng nhiều phương tiện từ máy bay tới xe lửa, xe bus đường dài. Đến những điểm cực Nam, cực Tây, cực Đông của Ấn Độ, lặn lội đến cả những di tích xa xôi hẻo lánh ở vùng Viễn Tây India. Tham dự được ba lễ hội lớn : Ganesh Chaturthi ở Chennai và Mumbai, Lễ hội nhảy múa 9 ngày Navaratri ở Gujaratvà Lễ hội Durga ở Kolkata.
Nhưng thú vị nhất là cái sướng kiểu A.Q.: ăn trên ngồi trước Thiên Hạ Đệ Nhất Trung Hoa Nhân- Tập Cận Bình. He he he

  Điểm đến đầu tiên trong chuyến đi ấy của mình là Chennai, thủ phủ của bang cực Nam Ấn độ - Tamil Nadu. Sau mấy ngày ở đó, công việc lại mang mình đến Kolkata, rồi Mumbai để rồi lại phải đến Ahmedabad thủ phủ của bang cực Tây Ấn Độ- Gujarat. Do là hành khách thường xuyên của Air India – hãng hàng không quốc doanh tốt nhất và lớn nhất Ấn Độ nên mình được hãng hàng không này thưởng một voucher tặng một kỳ nghỉ 4 đêm tại bất kỳ hotel 5 sao nào ở Ấn Độ (trong danh sách Air India đính kèm). Mình chọn Hotel Grand Hyatt ở Vastrapur- Ahmedabad và lên đường đến đó từ Mumbai bằng xe bus đường dài (để có thể ngắm nhìn quang cảnh dọc đường và giảm bớt jet-lag sau hàng loạt chuyến bay liên tục trong thời gian ngắn).

Hyatt Hotel ở Ahmedabad
   Đến Ahmedabad vào nửa đêm ngày 13/09/2014, nhân viên tiếp tân của Hyatt nồng nhiệt đón chào, và mình tận hưởng sự xa hoa sau gần nửa tháng vừa ăn vừa chạy, trú ngụ trong các hotel bình dân để lấy lại sức sau khi vừa làm việc vừa tham gia lễ hội Ganesh Chaturthi hoành tráng ở Chennai và Mumbai. Số phận đã sắp đặt khéo léo làm sao khi mình đã book vào đúng hotel sẽ dành cho Chủ Tịch China Tập Cận Bình trú ngụ trong chuyến viếng thăm Ấn Độ của ông ấy. Mình tận hưởng sự xa hoa đó suốt 4 ngày 13-17/09/2014 cho đến tận lúc họ Tập vào trú ngụ. Đúng là ăn trên ngồi trước Tập Cận Bình … ha ha ha… 

Thứ Hai, 28 tháng 9, 2015

"PHÁP VƯƠNG" CÓ PHẢI LÀ PHÁP VƯƠNG




Trong vòng mấy năm gần đây, báo chí Việt Nam (nhất là VNEXPRESS) luôn luôn lớn giọng xưng tụng, gọi Gyalwang Drukpa đời thứ 12 của dòng Drukpa là “Pháp Vương” và một người đi cùng ông ta là“Nhiếp Chính Vương” y chang như một triều đình Trung Quốc. Có thật danh hiệu tiếng Tạng của hai người này đúng chính xác khi dịch ra tiếng Việt là “Pháp Vương” và “Nhiếp Chính Vương”?
     Xin trả lời ngắn gọn : HOÀN TOÀN KHÔNG ĐÚNG!
  

 _____________________________________________________

   PHẬT GIÁO TÂY TẠNG CŨNG NHƯ PHẬT GIÁO CỦA BẤT KỲ NƯỚC NÀO TRÊN THẾ  GIỚI KHÔNG BAO GIỜ XƯNG TỤNG BẤT KỲ AI NGOÀI  ĐỨC PHẬT THÍCH CA LÀ PHÁP VƯƠNG.

Pháp Vương vô thượng tôn
Tam giới vô luân thất”
-Đấng Pháp Vương Vô Thượng
Ba Cõi chẳng ai bằng
                                 (Kệ Tán Thán Phật mở đầu cho bất kỳ buổi đọc kinh 
                                         hay pháp hội nào của Phật giáo Đại thừa)

     Danh hiệu PHÁP VƯƠNG xuất xứ từ chữ DHARMA- RAJA của Sanskrit hay DHAMMA-RAJA của Pali với Dharma/Dhamma nghĩa là Pháp (Dharma là một khái niệm chỉ lối sống đúng đắn-đạo đức của văn hoá Ấn Độ, trong đạo Phật có thể hiểu nôm na là Pháp [đạo Phật]- một trong Tam Bảo Phật -Pháp -Tăng).

     Phật Giáo về giản lược có thể phân ra hai nhánh (thừa) là: Tiểu Thừa (Theravada, ngày nay thường gọi là Nguyên Thuỷ, là Phật giáo ở các nước Sri Lanka, Myanmar, Thailand, Cambodia) và Đại Thừa (Mahayana, phổ biến ở India, China, Japan, Tibet, Vietnam, Korea, Taiwan, Mongolia). Trong nhánh Đại Thừa lại chia ra nhiều tông phái, nhánh nhỏ nữa. Phật Giáo Tây Tạng là một nhánh của Đại Thừa, thường được gọi là Kim Cương Thừa – Vajrayana hay Mật Thừa – Tantrayana. Tuy chia ra nhiều nhánh nhiều tông, nhưng tất cả các tông phái đều thống nhất như sau: Người đầu tiên truyền bá đạo Phật (Lăn bánh xe Pháp) được xưng tụng là Chuyển Luân Pháp Vương chính là Đức Phật Thích Ca (Sakyamuni Buddha). Chỉ duy nhất một mình Đức Phật Thích Ca được toàn thể thế giới Phật giáo xưng tụng là Pháp Vương – Dharmaraja. Phật giáo Tây tạng không có bất kỳ danh hiệu nào tương đương Dharmaraja-Pháp Vương, cũng không xưng tụng bất kỳ ai là Pháp Vương vì đấy là DANH HIỆU CỦA PHẬT. Kể cả Ngài Dalai Lama cũng chỉ là hoá thân của Quan Thế Âm Bồ Tát, chưa phải là quả vị Phật.

Thứ Bảy, 26 tháng 9, 2015

“PHÁP BẢO” ĐẶC DỊ CỦA DÒNG DRUKPA


 Mật tông Tây tạng có rất nhiều tông phái và truyền thừa. Mỗi dòng truyền thừa lại có một cách tu tập chuyên biệt và có các pháp bảo riêng. Dòng Drukpa tuy phát tích từ vùng Ralung có rồng hiện ra của Tây Tạng nhưng thực sự đạt đến tột đỉnh chỉ khi một pháp sư của dòng này có biệt danh là Thần Khùng (Divine Madman) mang GIÁO LÝ DRUKPA đến một vùng đất hoang sơ của đạo Bon ở miền Đông Nam Tây Tạng truyền bá và lập thành vương quốc ngày nay là Bhutan vào thế kỷ thứ 15. Bhutan từ thời đó có tên là Druk - Vùng đất của Rồng (hoặc cũng có thể hiểu là Vùng Đất của dòng Drukpa); cái tên Bhutan chỉ xuất hiện khi người Anh xâm chiếm India vào cuối thế kỷ 17. Cho nên nói đến Drukpa thì phải nói đến Bhutan, và hiển nhiên mọi tinh hoa cũng như đặc điểm của Drukpa sẽ phô bày rõ nét nhất ở Bhutan. Ngày nay, một “Pháp Vương” Drukpa khác lại mang giáo lý Drukpa đến truyền bá ở vùng đất mông muội (theo cách nói của các nhà truyền giáo thế kỷ 19-20) ở vùng Đông Đông Nam Tibet. Vùng đất mà “Pháp Vương” nhận xét buồn cười là “đất rồng bay xuống” (chứ không phải Bay Lên-Thăng Long).

  Dòng Drukpa có một pháp bảo rất đặc dị mà bất kỳ ai khi biết đến đều phải bật ngửa người vì quá quái dị. Đó là “CỦA QUÝ ĐÀN ÔNG” (“dương vật”). Vốn dĩ Mật tông Tây tạng có một pháp khí gọi là RDO RJE (tiếng Tạng) – VAIJRA (Sanskrit) và Hán Việt là Kim Cương Chữ hay Kim Cương Chuỳ.   Tuy nhiên dòng Drukpa đã biến tướng pháp khí này từ khi Thần Khùng chỉ vào “của quý’ của mình và gọi đó là “ Flaming Thunderbolt”  (Kim Cương Chuỳ rực lửa).
THẬT KHÔNG THỂ TIN NỔI!


Thứ Tư, 23 tháng 9, 2015

"ĐỨC PHÁP VƯƠNG" GYALWANG DRUKPA CÓ QUAN HỆ MẬT THIẾT VỚI NHÀ CẦM QUYỀN TRUNG QUỐC?

Trước khi cờ giong trống mở, được hân hoan chào đón ở thủ đô nước Vệ nhà Sản thì "Pháp Vương" Gyalwang Drukpa ở đâu?
  Xin thưa ngay rằng "Pháp Vương" Gyalwang Drukpa "áo gấm về làng" Nangchen thuộc tỉnh Kham, Thanh Hải Trung Quốc từ ngày 09/09/2015 cho đến ngày 21/09/2015. Sau đó bay thẳng đến Hà Nội.
 
Đối với nhà cầm quyền Trung Quốc, Tibet là vấn đề nhạy cảm số một trong đối nội. Kể từ khi xâm chiếm Tibet vào năm 1959, tàn phá nền văn hoá Phật giáo huy hoàng ở đây, chưa bao giờ Đảng Cộng Sản Trung Quốc lại có thể cho phép Phật giáo Tây Tạng phục hưng. Không phải ngẫu nhiên mà hai đời chủ tịch Trung Quốc đều có thời gian nắm giữ trọng trách ở Tibet, cả Hồ Cẩm Đào lẫn Tập Cận Bình. Bất cứ ai đi du lịch Tibet đều biết thủ tục giấy tờ để vào Tibet khó khăn thế nào, có những khi bị cấm cửa hoàn toàn cả năm chỉ vì sự phản kháng của người Tạng đối với âm mưu diệt chủng người Tạng và Hán Hoá Tibet. Khi đã vào Tibet rồi thì không phải muốn đâu thì đi mà phải theo chương trình tham quan đã đăng ký trước với nhà cầm quyền khi xin giấy phép đặc biệt vào Tibet. Trong khi du lịch ở Tibet, cảnh sát và quân đội là những hung thần có quyền chặn, đuổi bất cứ khách du lịch nào ở bất cứ nơi đâu. Chụp ảnh cảnh sát hoặc quân đội ở Tibet là rước hoạ vào thân.

  Mọi người đều biết thái độ thù hằn của nhà cầm quyền Trung Quốc đối với nhà lãnh đạo tinh thần Tây Tạng là Đức Dalai Lama. Không chỉ một mình Ngài, mà tất cả những nhân vật tên tuổi của Phật giáo Tây tạng đều nằm trong sổ đen, cấm tiệt đặt chân trở lại quê hương Tây Tạng của họ. Quá đáng hơn nữa, kể từ khi lực lượng Maoist Nepal do Trung Quốc hậu thuẫn đặt được chân vào Quốc Hội rồi nắm chính phủ 2 lần, nhà cầm quyền Trung Quốc đã ép Nepal đóng cửa biên giới với Tibet, trả người Tibet vượt biên vào Nepal cho nhà cầm quyền Tây tạng đưa họ vào trại khổ sai, cấm cửa tất cả các nhân vật gốc Tibet vào Nepal. Ở sân bay quốc tế Tribhuvan, tại mỗi kios nhập cảnh , trước mặt mỗi nhân viên Immigration đều có dán một danh sách có kèm hình những người gốc Tibet không được cấp visa vào Nepal mà người số một chính là Ngài Dalai Lama.

  Cho nên người ta lấy làm ngạc nhiên tại sao một nhân vật có quốc tịch Ấn Độ cầm đầu một tông phái mật tông Tibet lại có thể cờ giong trống mở vào tận Tibet?
  "Pháp Vương" di chuyển bằng một đoàn công xa hàng trăm chiếc. Những buổi lễ được chính quyền cho phép (có cảnh sát bảo vệ) với hàng trăm ngàn người (người Tây tạng bị cấm tập trung từ 3 người trở lên nếu không có phép của cảnh sát) diễn ra ở nhiều tu viện lớn. Tất cả mọi hoạt động của "Pháp Vương" được truyền thông Trung Quốc ghi hình và đưa tin đầy đủ.
 
Đoàn công xa hàng trăm chiếc của Gyalwang Drukpa tại Tây Tạng


Thứ Ba, 22 tháng 9, 2015

MA ĐƯA LỐI CHO QUỶ VÀO NHÀ


Hân hoan đưa đường dẫn lối cho "Pháp Vương" Gyalwang Drukpa vào Việt Nam
NP: Cách đây không lâu rất nhiều người đã phát ói khi thấy bài của một kẻ bồi bút xưng tụng kẻ tâm thần Đậu Bù - kẻ tiêu diệt kinh tế miền Bắc sau 1954 và tàn sát giới công thương tư sản miền nam sau 1975 - là "Bồ tát thị hiện". Chưa hết chính kẻ này là người có công lớn nhất để đưa sản phẩm mật tông Made in China có tên là Drukpa vào Việt Nam. Xin mời đọc bài từ 7 năm trước của Người Buôn Gió để có thể thấy rõ kẻ đưa lối dẫn đường cho Drukpa là người thế nào. Ngưu thì tầm ngưu, và mã sẽ tầm mã.
Bên dưới là bài ca ngợi "Bồ tát thị hiện" và 1200 bao tiền lẻ của ma tăng này.
_________

Làm thế nào để tiêu diệt Phật Giáo và xây dựng thành công CNXH?

NGƯỜI BUÔN GIÓ

Thích Minh Hiền trụ trì chùa Hương, trấn ải Thiên Trù. Quản lý cả vùng danh lam thắng cảnh, mỗi năm hàng triệu người đến ngoạn cảnh và lễ Phật. Công việc ngập đầu, nhưng Minh Hiền vẫn dành nhiều thơi gian để đến với nghệ thuật. Cái gọi là nghệ thuật của Minh Hiền thật phong phú, đa dạng từ văn thơ, âm nhac, nhiếp ảnh, hội họa, thư pháp… Minh Hiền đều chơi tuốt, biết tuốt mà ta gọi nôm na là văn võ song toàn, bắn súng lục, bơi thuyền rồng, thủy lục không quân, cái chi chi cũng tài hết.
Vốn muốn viết về họ Thích này từ rất lâu, nhưng thân mẫu của Người Buôn Gió vốn là người sùng Phật. Cho nên phải đắn đo rât nhiều. Hôm nọ đèo bà cụ đi qua chùa Quán Sứ, cụ nhìn các sư đi xe ô tô đời mới, than rằng:
– Sư mậu dịch có khác. Chỉ khổ mấy vị sư chùa xa. Tu cũng năm bảy đường tu

Người Buôn Gió nghe thân mẫu nói, mới ngộ ra rằng. Sư cũng có sư cách mạng, sư phản cách mạng. Thí dụ như sư Thích Quảng Độ bọn nhà nước nó gọi là sư phản động thì tay thầy chùa Thích Minh Hiền đi con xe 3 chấm kia ắt là sư cách mạng.
Cú bấm khai quang máy ảnh Rolleiflex AF 6008 của Thích Minh Hiền
Minh Hiền dùng một con máy ảnh giá không dưới 8 nghìn đô la, khi bóc tem con máy đời mới nhất có tại Việt Nam. Minh Hiền làm một bữa khai mạc trọng thể, mời nhiều nhiếp ảnh gia đến dự. Khi có người thắc mắc về giá tiền máy ảnh, Minh Hiền tung tin rằng do đệ tử (dấu tê) tặng, mà không nói là mình mua. Kể như thế cũng là kẻ có liêm sỉ


Thiền ảnh Sơn Nam (một trong nhiều bút danh của Minh Hiền)

Là phó ban biên tập tạp chí Phật Giáo trung ương, đều như vắt chanh. Số nào ra Minh Hiền cũng có bài và ảnh của mình. Ngõ hầu lo thiên hạ không biết đến danh, chừng ấy chưa đủ. Minh Hiền hàng năm tổ chức triển lãm ảnh ở số 43 Yết Kiêu cho thiên hạ biết mặt, biết tên. Nào là triển lãm Sen Mùa Hạ, Tây Đông Tuyết Hoa… mỗi lần thiếp mời, thuê địa điểm, hoa hoét, ăn uống… tốn kém hàng chục triệu. Nhưng cũng như mọi lần, Minh Hiền lại cho người phao tin: Tốn kém là do đệ tử bao, trả chi phí .
Thích Minh Hiền có nhiều chức danh đến nỗi không biết gọi ông ta bằng gì, họa sĩ, nhiếp ảnh gia, thư pháp gia, giảng viên, nhạc sĩ, họa sĩ… ông ta sáng tác để lại cho đời nhiều thứ hổ lốn. Cái này may ra có thiếu tướng, nhà văn, nhạc sĩ, họa sĩ (tranh Con Cò), kịch bản, tổng biên tập báo công an nhân dân ông Hữu Ước may ra mới ngang tài, ngang sức. Minh Hiền không bỏ sót lần nào đứng bên các quan chức cao cấp của chính phủ, bắt tay, sát vai, đón tiếp. Rồi cho tay chân làm trong nhiều tờ báo ra sức phô trương thanh thế.

Thứ Hai, 21 tháng 9, 2015

CHUYỆN MẮT THẤY TAI NGHE VỀ “ĐỨC PHÁP VƯƠNG” GYALWANG DRUKPA


  HÃY CẢNH GIÁC VỚI ÂM MƯU THÂM ĐỘC CỦA CHINA !
Sự nham hiểm của Tàu Cộng đối với nước Việt không chỉ trên lĩnh vực quân sự, kinh tế mà còn trong cả văn hoá và tôn giáo. Chỉ cần thấy rằng trong vòng vài năm mà Drukpa đã thu nhận hơn nửa triệu đệ tử người Việt, xây được ngôi chùa hoành tráng nhất ở kinh đô nước Việt, cũng như được chính phủ ủng hộ, ưu ái đến mức át vía cả Giáo hội Phật giáo quốc doanh thì đã thấy sự thành công của kế hoạch thâm độc này.
_______________________________ 


Tôi sống ở Kathmandu-Nepal từ năm 2005, chọn nghiên cứu lịch sử-văn hoá về India và Nepal nên cũng có một số kiến thức nhất định về các tu viện và dòng tu mật tông Tây tạng ở Nepal, nhất là Kathmandu.
Cuối năm 2011, tôi được dự GLOBAL BUDDHIST CONGREGATION lần thứ I tại New Delhi-India. Đây được coi như một sự kiện trọng đại của lịch sử Phật giáo thế giới hiện đại vì có tính chất như một kỳ đại hội Phật giáo thế giới với sự tham dự đầy đủ tất cả các dòng truyền thừa, các phái/môn Phật giáo của tất cả các nước. Dù giáo hội chính thống Phật giáo quốc doanh của China từ chối tham dự và chính phủ của China gây ra nhiều sức ép quốc tế để phá hoại đại hội nhưng vẫn có một số sư Trung Quốc tham gia với tư cách cá nhân. Guest of Honour là Thủ tướng India, Chủ toạ gồm các vị đại sư danh tiếng đứng đầu các quốc gia như Ngài Phra Nyanasamvara Sangharaja - Supreme Patriarch của Thái lan (Vua Sãi Thái lan), Ngài D.M. Jayaratne - Đại sư, Thủ tướng Sri Lanka, Ngài Sukhbaatar Batbold- Đại sư, Thủ tướng Mông cổ, Ngài Lyonchem Jigme Yoser Thinley-Đại sư, Thủ tướng Bhutan... Uỷ ban tổ chức là các Đại sư, Rinpoche nổi tiếng người Tây tạng đang lưu vong ở India hoặc Nepal. Đoàn Việt Nam thì do chính Phó Pháp chủ GHPGVN dẫn đầu tham dự. Và dĩ nhiên Ngài Dalai Lama trong đại hội này được tôn kính như người dẫn đầu Phật giáo hiện đại của thế giới. Có thể nói, tất cả các nhân vật nổi tiếng thế giới của mật tông Tây tạng đều có mặt. Vậy thì tại sao một nhân vật "nổi tiếng" (theo quảng cáo của dòng Drukpa) lại không được mời tham dự?

Thư mời dự Đại hội Phật giáo Toàn cầu lần I

  Cho đến lúc đó, tôi chưa từng bao giờ nghe đến tên của ông Gyalwang này, cũng như dòng truyền thừa Drukpa của ông dù tôi nắm khá chắc các tu viện mật tông lớn ở Kathmandu, cũng như có quan hệ mật thiết với các vị Lama mật tông ở Kathmandu khi nghiên cứu về mật tông tại đây.
  Trong đại hội, tôi gặp và có trò chuyện với một người tham dự đại hội với tư cách khách dự thính, ông Lê P. V. chủ Hoa Sen. Ông V. nghe tôi sống ở Kathmandu liền hỏi tôi có biết núi Amitabha, tu viện Drukpa không. Tôi ớ người vì chưa bao giờ nghe đến những danh từ này. Sau đại hội ở New Dehli, khi về đến Kathmandu tôi lên khu vực bảo tháp Baudha hỏi thăm các tu viện và các lama quen biết thì chẳng ai biết đến Drukpa. Baudha được coi là trung tâm mật tông Tây tạng không chỉ Kathmandu mà cả Nepal với hàng trăm tu viện từ nhỏ bé đến hoành tráng, có cái do các Rinpoche Tây tạng lưu vong đào thoát khỏi sự xâm lược của China vào năm 1959 dựng lên đã hơn nửa thế kỷ. Cho nên rất kỳ lạ là chả ai ở đó biết đến Drukpa.

Chủ Nhật, 20 tháng 9, 2015

CHÚC MỪNG NEPAL CÓ HIẾN PHÁP MỚI!


Đúng 5pm chiều hôm nay, tại Quốc Hội Nepal, Tổng Thống Nepal Ram Baram Yadav đã kính cẩn nâng Bản Hiến Pháp mới của nước Cộng Hoà Nepal chạm vào trán và long trọng tuyên bố : “I declare before Nepali people the commencement of Nepal’s Constitution, passed by Constituent Assembly and authenticated by Constituent Assembly chairman, on today’s date 20 September 2015.”

 Như vậy là sau 7 năm 4 tháng với 2 Quốc Hội Lập Hiến và 6 chính phủ kể từ Quốc Hội Lập Hiến đầu tiên vào ngày 28/05/2008, Nepal đã có được một bản hiến pháp cộng hoà đầu tiên.

Thứ Bảy, 12 tháng 9, 2015

TẠM BIỆT NEPAL - CHÀO MỪNG ĐẾN INDIA

Kính mời  xem blog mới: GIẢI MÃ INDIA

www. giaimaindia.blogspot.com

NAMASKAR INDIA!

Kính chào các bạn thân mến!
India là một vùng đất mà tôi đã mơ về từ khi còn ấu thơ. Có lẽ ám ảnh bởi các bộ truyện tranh về cuộc đời Đức Phật Sakya. Có lẽ những mạch ngầm của văn minh India từ thời cổ đại thấm đẫm Phù Nam, Champa, Đại Việt giờ bắt đầu nảy mầm đón nắng. Hoặc cũng có lẽ , nói theo thuyết Samsara (luân hồi), có một linh hồn người Ấn đã phiêu bạt đến trời Nam.
Tại Buddhist Cave-Kanheri, 
Sanjay Gandhi National Park, Mumbai, 

Tháng 9/2014
 Ám ảnh ấy ngày càng đậm nét sau khi tôi được đọc " Nguồn gốc Mã Lai của dân tộc Việt Nam" của Bình Nguyên Lộc. Lớn dần lên trong tôi một sự thôi thúc tìm về nguồn cội. Cơ duyên đã đưa đẩy để từ năm 2005 tôi đến được Nepal, một vùng đất ảnh hưởng sâu sắc văn hoá India. Chín năm ở Nepal đã cung cấp cho tôi những kiến thức cơ bản để có thể dấn bước trên con đường mà tôi đã chọn như là định mệnh của đời mình: tìm hiểu về văn hoá India.

  Tôi đã bắt đầu nghiên cứu về India song song với việc nghiên cứu Nepal từ những năm đầu tiên ở Tiểu lục địa India. Tuy vậy, mãi đến cuối năm 2011, khi tham dự Hội Nghị Phật Giáo Toàn Cầu lần 1 ở New Delhi tôi mới chính thức đi những bước đầu tiên vào việc nghiên cứu India. Chuyến đi thực tế kéo dài hơn tháng sau khi kết thúc Hội Nghị qua vùng bờ biển phía Đông và vùng Trung Ấn thăm viếng các di tích Sanchi, Kalinga, Khajuraho, Varanasi,Bodh Gaya... các tiểu bang Delhi, Uttar Pradesh, Bihar, West Bengal, Orissa, Madya Pradesh... đã làm cho tôi càng thêm choáng ngợp trước một nền văn minh kỳ vĩ. Kể từ đó, mỗi năm tôi đều có ít nhất hai lần đến India, mỗi lần ba bốn tuần kéo dài có khi đến gần hai tháng, để nghiên cứu thực tế India.

  Tôi đã rời Nepal vào quý đầu tiên của năm 2014, hai tháng trước khi trận động đất kinh hoàng xảy ra. Đó không phải là sự chấm dứt việc nghiên cứu của tôi mà chính là bắt đầu một giai đoạn mới: tập trung cật lực cho chủ đề India. 
 Blog Nguyễn Phú Nepal vẫn sẽ tồn tại và cập nhật dù không thường xuyên như trước vì sức người có hạn tác giả phải tập trung sức lực cho hành trình mới là India.
  Mong các bạn ủng hộ Giải mã India như đã từng ủng hộ Nguyễn Phú Nepal.
   Namaste!

Thứ Ba, 4 tháng 8, 2015

DANH NHÂN THẾ GIỚI TRƯƠNG VĨNH KÝ

NP: ʺ Hãy đi đi và hãy trở về, như những con chim, biết tha những cọng cỏ khô làm tổ hạnh phúc cho dân tộc mìnhʺ (TVK)
  Đây là câu dặn dò các học trò của Trương Vĩnh Ký khi họ lên đường du học, một kim chỉ nam cho bất cứ học trò nào vào thời hiện tại.
 Trương Vĩnh Ký là thần tượng không bao giờ phai nhạt của tôi.
Xin giới thiệu bài viết của Nguyễn Vy Khanh trên Nghiên cứu Lịch Sử tháng 08/2015:

 ______________

Trương Vĩnh Ký và chuyến Âu‐du 1863‐1864

Trương Vĩnh Ký (1837-1898). Ảnh khucquanhanh.vn
Trương Vĩnh Ký (1837-1898). Ảnh khucquanhanh.vn
Nguyễn Vy Khanh
 Sau khi ba tỉnh miền Đông mất vào tay người Pháp (Hiệp  ước Bonard 5‐6‐ 1862, vua Tự  Đức ký 16‐4‐1863), vua Tự Đức đã gởi sứ bộ Phan Thanh Giản sang Pháp điều đình xin chuộc lại các tỉnh đó. Phái đoàn do Phan Thanh Giản làm chánh sứ (‘Như Tây chánh sứ’), Phạm Phú Thứ  phó‐sứ  và Ngụy Khắc  Đản bồi‐sứ, tổng cộng 65 người. Phái  đoàn rời kinh thành Huế ngày 27‐6‐1863 trên chiếc tàu Echo và chính thức rời Sài‐Gòn ngày 4‐7 trên tàu chiến Européen (thuyền trưởng là Henri Rieunier), chuyến hải‐hành  đi qua Tân‐ gia‐ba, Sumatra, Tích‐lan, Aden, Ai‐cập, Jérusalem, La‐mã,  đảo Corse. Khi  đến kinh Suez ngày 17‐8, lúc bấy giờ  kinh chưa đào, phái đoàn đổi sang đi xe lửa từ  Suez  đến Alexandrie,  được cựu phó vương Ismaïl‐Pacha tiếp đón, ở lại Ai‐cập đến cuối tháng 8‐1863  đổi sang tàu Labrador  để  đi Toulon. Ngày 13‐9‐1863, tàu  đến Paris sau khi ghé Toulon và Marseille. Sau gần hai tháng chờ  đợi, ngày 5‐11‐1863, phái  đoàn mới  được vào triều kiến Pháp hoàng Napoléon III ở điện Tuileries. Từ  10‐11  đến 22‐11‐1863 sứ  bộ  đến Tây‐ban‐nha thương thảo (Palanca đồng ký Hiệp ước 1862) rồi lên đường về, ghé Ý‐đại‐lợi. Ngày 2‐12‐1863, Trương Vĩnh Ký yết kiến Giáo hoàng Pio IX  ở  Roma. Ngày 18‐3‐1864 phái  đoàn về  tới Saigon và ngày 28‐3  đến kinh‐đô Huế. Chuyến đi được xem như thất bại vì vua Napoléon III và chính phủ Pháp đã không hứa hẹn gì về việc xét lại hiệp ước! Tháng Tư  1864, triều  đình Pháp muốn bỏ  rơi Cochinchine, chính Henri Rieunier  đứng đầu nhóm thuyết phục nhà vua giữ lại (ký bút hiệu H. Abel xuất bản 2 tập La Question de Cochinchine au Point de vue des intérêts français và Solution pratique de la Question de Cochinchine ou Fondation de la politique française dans lʹExtrême‐Orient).
   Về  chuyến Âu‐du này, chánh‐sứ  Phan Thanh Giản  đã có một số  bài thơ  trong tập Lương Khê Thi Thảo. Phó‐sứ  Phạm Phú Thứ khi trở về đến kinh thành Huế đã dâng lên vua Tự Đức tập Như Tây Sứ  Trình Nhật Ký (còn  được ghi là Giá Viên Biệt Lục, Tây Hành Nhật Ký và Tây Phù Nhật Ký). Phạm Phú Thứ  viết tập Nhật Ký ghi chép việc từng ngày trong chuyến công du, Phan Thanh Giản và Ngụy Khắc Đản duyệt lại (1). Ông còn là tác‐giả tập thơ Tây Phù Thi Thảo liên hệ  đến chuyến đi này.
Trương Vĩnh Ký làm thông ngôn cho sứ bộ Phan Thanh Giản theo lời yêu cầu của chánh‐sứ họ Phan (2) và có viết một bài về chuyến đi bằng tiếng Tây‐ban‐nha ‐  ʺAlguna reflexions de su viaje por Europaʺ, một bài tiếng Pháp đăng trên tạp chí Paris (Novembre 1863) và theo tương truyền ông còn viết Nhựt trình  đi sứ  Lang‐sa (1863). Khoảng thời gian đó, một số  tạp chí bác học Âu‐châu  đã  đăng bài của ông như  Bulletin de la Société de géographie (1863) (3). Ông cũng  được cử  làm hội viên của Hội chuyên khảo về Con Người (Société dʹethnographie de Paris), và Hội chuyên học á‐châu (Société asiatique). Năm 1873, Trương Vĩnh Ký đại diện cho Việt‐Nam và là thành viên ban tổ  chức Hội nghị  quốc tế  đầu tiên về  Đông phương học (Congrès international des orientalistes) gồm 33 nước tham dự. Đến năm 1889, nhân Hội chợ quốc tế (Expo) tại Paris, Trương Vĩnh Ký lại  đại diện Việt‐ Nam dự Hội nghị quốc tế về dân tộc học (Congrès international des sciences ethnographiques).

Chủ Nhật, 2 tháng 8, 2015

LÁ THƯ NEPAL 15: NHẠC THẦN CÀN THÁT BÀ

NHẠC THẦN DU LÃNG GANDARVA VÀ CHIẾC SARANGI


 
Huyền thoại Ấn độ kể rằng Indra (Đế Thích, vua của cõi trời) luôn có một vị thần đi theo hầu nhạc, gọi là Nhạc Thần. Vị thần này còn có tên khác là Hương thần vì chỉ sống bằng mùi hương đồng thời thân thể cũng tỏa ra hương thơm kỳ lạ. Tên của vị thần này là Gandarva, Hán dịch là Càn Thát Bà, là một trong Thiên Long Bát Bộ mà Kim Dung mượn ý để sáng tác nên tuyệt phẩm nhất nhì của ông.
Ngày trước mình đọc huyền thoại cứ nghĩ rằng Càn Thát Bà là tiên , là thần thánh không phải người phàm, phiêu diêu thoát tục, không bao giờ có thực. Mình lầm.
Khoảng năm 2006, mình ở trọ tại khu vực ngoại ô Tokha của Kathmandu, cửa ngõ đi vào vùng núi phía Tây Bắc thủ đô. Một trưa hè nọ, trải đệm ngoài ban công nằm lơ đãng thả hồn theo những nắm mây trời trắng bông trôi bảng lảng trên trời cao bỗng nghe tiếng réo rắt của một nhạc cụ dây hòa quyện một giọng hát dày dạn phong sương. Nhạc hay quá, mình năm im nhắm mắt lại mà thưởng thức. Đến khi giật mình vì cảm thấy tiếng nhạc rời xa, bật ngồi dậy thì chỉ thấy một bóng người khuất dần trong ngõ hẻm quanh co.
Mình bắt đầu tò mò và dò hỏi. Đến khi phát hiện ra sự thực thì suýt nhảy cẫng lên mừng rỡ. Ở Nepal, nhất là vùng núi, có một giai cấp gọi là Gandarva (Càn Thát Bà) chuyên lang thang chơi nhạc và sống bằng sự hảo tâm của mọi người. Quả đúng thật là vị thần chơi nhạc và sống bằng hương của Đế Thích trong huyền thoại.

Một Càn Thát Bà

Thứ Bảy, 25 tháng 7, 2015

Lịch sử hình thành của miền nam Việt Nam

Nam_tien-2
Võ Thanh Liêm
Vương quốc cổ Phù-Nam 
Vùng đất trù phú Nam Bộ của Việt nam ngày nay từ khu vực Ðồng Nai đến Hà Tiên xưa thuộc Vương Quốc Phù Nam. Phù Nam là tên phiên âm tiếng Hán của từ Phnom có nghĩa là núi. Theo sách Lĩnh Nam Trích Quái thì người Tàu thời xưa gọi tên nước này là ‘Diệu Nghiêm’. Vương quốc Phù Nam là vương quốc đầu tiên hình thành tại Ðông Nam châu Á, tồn tại từ đầu thế kỷ thứ 1 đến thế kỷ thứ 6 sau Công nguyên. Chúng ta có thể khẳng định rằng xã hội văn minh đã hiện hữu tại vùng đất này rất lâu trước khi vương quốc được thành lập.

Chủ Nhật, 31 tháng 5, 2015

KÍNH MỪNG PHẬT ĐẢN 2559



NHÂN DỊP PHẬT ĐẢN 2559, XIN KÍNH CHÚC TẤT CẢ QUÝ ĐẠO HỮU ĐƯỢC TINH TẤN TRONG VIỆC TU HỌC!

"Namo Tassa Bhagavato Arahato Samma Sambuddhassa" 
"Honour to the Blessed One, the Exalted One, the fully Enlightened One."
__________

Xin kính tặng Quý Đạo Hữu một số hình tượng về Phật Sakya đản sinh tại Lumbini.


Tượng Phật đản sinh có thần nhất (theo cảm nhận của tác giả). Tượng đặt trong sân vườn chùa Quốc Gia Nepal ở Lumbini ngay bên cạnh Sacred Garden.



Đôi mắt có hồn , ám ảnh tâm trí tác giả kể từ lần gặp đầu tiên. Dường như Ngài đang xót thương cho Nhân Loại đang trầm luân trong Bể Khổ.