Chủ Nhật, 21 tháng 7, 2019

DOWN WITH CHINA !

ĐẢ ĐẢO TRUNG CỘNG XÂM PHẠM LÃNH HẢI VIỆT NAM!


I, Nguyen Tan Phu aka Phu Nepal a citizen of Vietnam,  strongly condemn the invasion of the Chinese survey ship, Haiyang Dizhi 8, and its escorts conducted activities in the Southern area of the East Sea that violated Viet Nam’s Exclusive Economic Zone and Continental Shelf  within the Vietnamese waters!

We demanded China to withdraw these ships from Vietnamese waters right away! 

Down with Communist China!

Down with Xi Jinping!



______________
Tôi, Nguyễn Tấn Phú aka Phu Nepal công dân Việt Nam, cực lực lên án hành vi xâm phạm lãnh hải Việt Nam của tàu Hải Dương -8 quốc tịch Trung Quốc.
Yêu cầu nhà cầm quyền Trung Quốc phải rút ngay tàu Hải Dương-8 ra khỏi lãnh hải Việt Nam!
Đả đảo Trung Cộng!
Đả đảo Tập Cận Bình!
______

Chủ Nhật, 23 tháng 6, 2019

Về quê Đức Phật

Nguyễn Phú tại Nepal năm 2018
NP: Hôm rồi lang thang trên mạng, tình cờ tìm lại được một bài mình viết cách đây 12 năm vẫn còn lưu trên trang Quảng Đức - Australia. Đọc lại thấy những thông tin về quê hương Đức Phật Thích ca vẫn chính xác nên chia sẻ về đây hầu bạn đọc. (Có cập nhật thông tin và bổ sung hình ảnh từ các lần trở lại đây vào các năm từ 2012-2018)
Mùa An Cư Kiết Hạ 2019
_________________________








Về quê Đức Phật 
Nguyễn Phú

---o0o---


I- Đường đến Lumbini

Về Lumbini, khách hành hương thường đi từ Ấn Độ sang sau khi đã thăm viếng các thánh địa Bodh Gaya (Bồ Đề Đạo Tràng), Sarnath (vườn Lộc Uyển), Kausinara (Câu Thi La),  vì Nepal có chính sách visa miễn phí cho các du khách chỉ ở trong vòng 3 ngày. Các công ty du lịch tận dụng điểm này để tiết kiệm chi phí. Tuy vậy, việc tổ chức như thế sẽ làm khách hành hương rất cập rập, lúc nào cũng chạy đua với thời gian, không thể buông xả tất cả đúng theo ý nghĩa một cuộc hành hương. Hơn thế nữa, cũng có thể khách sẽ không có thời gian thăm viếng các thánh tích khác liên quan đến giai đoạn đầu cuộc đời của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni như cổ thành Kapilavastu (Ca Tỳ La Vệ), thành phố Butwan - kinh đô cũ của vương quốc Kolya, quê ngoại của Đức Phật. Từ Ấn Độ sang Nepal sẽ qua cửa khẩu Sunauli cách thị trấn Bhairahawa 5km  và Lumbini 30km.
Ngã tư trung tâm Thành phố Bhairahawa - đi về các hướng Lumbini, Sunauli, Butwal, Kathmandu - 2019

Thị trấn Bhairahawa, tên chính thức trong hành chính là Sidharthanagar, nhưng tên Bhairahawa thường dùng hơn, tương đối phát triển so với một số thị trấn và thành phố khác ở Nepal vì là một trong hai cửa khẩu chính xuất nhập hàng hóa của Ấn Độ. Nơi đây có một sân bay nội địa, các khách sạn tương đối tốt (có cả khách sạn bốn sao), hạ tầng viễn thông và dịch vụ đầy đủ. Trước đây du khách quốc tế thường phải nghỉ đêm lại tại thị trấn này vì ở Lumbini không có khách sạn và không an toàn do tình hình chiến tranh. (Hiện tại - năm 2018-2019- xung quanh khu vườn thiêng Lumbini số lượng khách sạn từ 1 đến 5 sao đã hơn gấp nhiều lần Bhairahawa. NP)

Thứ Bảy, 6 tháng 4, 2019

TIỀN NHIỀU ĐỂ LÀM GÌ?


  SỰ THỜ PHƯỢNG THẦN TÀI DZAMBALA 
TRONG PHẬT GIÁO
(Triết lý về sự giàu có của PHẬT GIÁO Tây Tạng)
TƯỢNG DZAMBALA THUỘC GALLERY "TƯỢNG VÀNG THÍCH CA"
Thuở xưa, khu vực cội bồ đề thiêng, nơi Đức Phật Thích Ca thành đạo vẫn còn hoang vắng, chuyện kể rằng Đại sư Atisha đang tản bộ trong Bồ-đề-đạo-tràng thì gặp một ông lão sắp chết đói. Ngài Atisha rất buồn cho thảm cảnh  của ông lão; không có chút thức ăn nào để bố thí cho ông lão, nên Ngài đã cắt thịt của mình để cho ông lão.
“Làm sao tôi có thể ăn thịt của một vị tăng?” Ông lão từ chối ăn thịt Ngài.
 Đại sư Atisha nằm xuống, cảm thấy một nỗi buồn và bất lực thì  một luồng sáng trắng đột nhiên xuất hiện trước ngài. Đó là Đức Quán Thế Âm nghìn tay, Ngài nói với Atisha, “Ta sẽ hóa thân thành Dzambala, một vị Phật của sự giàu có để cứu khổ chúng sinh. Ta sẽ làm dịu bớt sự nghèo khổ của họ để họ sẽ không bị phân tâm khỏi sự thực hành lòng từ.”
Ai cũng muốn có tiền! Như mọi người biết, khi một ai đó giàu, thật dễ dàng để không ích kỷ và phát triển lòng bao dung. Bởi vậy, mục đích sùng mộ hay hành trì theo Dzambala là để loại trừ những nỗi bất an, lo lắng về tiền bạc để không bị phân tâm bởi sự nghèo khổ và thiếu thốn về tài chính mà tập trung cho sự trưởng dưỡng lòng Từ Tâm, Thanh tịnh Thân Tâm và hành trì tu tập.
***********
HÌNH TƯỢNG:


https://www.facebook.com/nguyenphunepal/

Màu da vàng kim của Dzambala tượng trưng sự thịnh vượng, tăng trưởng và phát triển: trong ngắn hạn, Ngài có thể mang đến cho chúng ta của cải vật chất và giúp đỡ chúng ta khỏi nghèo túng, nhưng quan trọng hơn, pháp hành trì  hay lòng lòng sùng mộ Ngài có thể mang cho chúng ta sự giàu có tâm linh và phát triển cá nhân để trở thành người hoàn thiện hơn.

Thứ Sáu, 22 tháng 3, 2019

VUI HỘI HOLI (1) - GIỚI THIỆU LỄ HỘI SẮC MÀU ĐÓN XUÂN


Ở Bắc Ấn Độ lễ hội lâu đời, phổ biến và ấn tượng nhất hàng năm chính là Holi. Lễ hội này thường được người ta gọi bằng cái tên “Lễ hội sắc màu”, năm nay bắt đầu từ ngày 20/03 kéo dài đến ngày 22/03.
  

Photo Credit: Holi Festival of Colors | visitrenotahoe.com



Người ta cho rằng lễ hội Holi này xuất xứ từ vùng Mathura, nay thuộc tiểu bang Uttar Pradesh (Bang Hướng Bắc) của Ấn Độ. Đây chính là quê hương của Thần Krishna, vị thần phổ biến bậc nhất đối với thế giới Hindu Bắc Ấn. Thần Krishna được thờ phụng như là hoá thân của Thần Tối cao Vishnu và là vị thần của lòng từ và tình yêu. 

bán bột màu chơi hội Holi


Xuất xứ tên gọi của lễ hội Holi là từ truyền thuyết Thần Vishnu hiển lộ thần thông bảo vệ tín đồ của mình khỏi bị quỷ dữ làm hại và thiêu cháy nữ quỷ Holika. Còn nguồn gốc của phong tục nổi tiếng “xịt nước và bôi màu vào nhau” là từ những trò rắn mắt của chàng thanh niên Krishna khi chòng ghẹo nàng Radha, người sau này trở thành vợ của Krishna. Vốn dĩ Krishna có làn da sẫm màu nên trong lễ hội chàng đã dùng màu và nước màu tung vào người Radha để nàng có cùng “màu da” với mình. Về mặt thời tiết trong năm, ngày diễn ra lễ hội Holi chính là ngày Xuân Phân (năm nay 2019 là 20/03) đánh dấu bắt đầu mùa xuân, chấm dứt những ngày mùa Đông lạnh lẽo nơi xứ Ấn.

Krishna và Radha vui hội Holi

Thứ Năm, 14 tháng 2, 2019

PHẬT DƯỢC SƯ (Medicine Buddha – Bhaiṣajyaguru)


TƯỢNG PHẬT DỰỢC SƯ (MEDICINE BUDDHA) TƯỢNG VÀNG THÍCH CA

do Nghệ nhân PIPENDRA SHAKYA thực hiện
Mạ vàng 24K toàn bộ, Cao 36cm, nặng 5,66 kg


HÌNH TƯỢNG: Hình tượng thông thường chúng ta thấy là tay trái cầm nhánh thuốc, tay phải cầm bình thuốc, thân mặc cà sa, ngồi kết già trên hoa sen, có khi tay trái cầm bát thuốc, tay phải cầm viên thuốc, nhằm để hiển bày lòng từ bi trừ sạch bệnh khổ (tất cả những bệnh tật thân thể bao gồm cả tâm bệnh và nghiệp ác) cứu độ chúng sanh.

DANH HIỆU: DƯỢC SƯ LƯU LY QUANG NHƯ LAI PHẬT
Ý NGHĨA DANH HIỆU:
-DƯỢC SƯ: thầy thuốc hoặc phương thuốc, tượng trưng cho sự trị liệu Thân Bệnh, Tâm Bệnh, Nghiệp Bệnh của chúng sanh.
-LƯU LY QUANG: Ánh sáng rực rỡ có ánh xanh lam như Ngọc Lưu Ly (Lapis Lazuli). Tượng trưng cho sự thanh tịnh của ba Nghiệp: Thân-Khẩu-Ý.
ĐẠI NGUYỆN CỦA PHẬT DƯỢC SƯ: cứu vớt nỗi khổ, trị lành các căn bệnh và giúp cho mong cầu của chúng sanh được thành tựu đầy đủ.

Thứ Ba, 15 tháng 1, 2019

TẾT MAGAR



 
    Hôm nay (15/01) là ngày Tết của Tộc người Magar.
   Đây là một trong các tộc người thượng cổ của Nepal. Họ sinh sống trên các triền núi dãy Mahabharata. Hiện chiếm khoảng 10% dân số Nepal. Người Magar vẫn theo tôn giáo tự nhiên như Shamanism (phù thuỷ, đồng cốt), Animalism (thờ thú vật, tự nhiên)...

    Lễ hội Maghe Sankranti hàng năm đánh dấu sự bắt đầu của mùa Đông (Sisir) ở Nepal bắt đầu từ ngày 01 tháng Magh  (khoảng giữa tháng 1 Dương lịch), vì thế có tên là Maghe (ngày đầu tháng Magh).