Chủ Nhật, 22 tháng 3, 2020

LỐI SỐNG ƯƠNG BƯỚNG VÀO THẬP NIÊN 20 CỦA THẾ KỶ 21 (BÀI 1)

THE STUBBORN LIFE STYLE IN 2020’s
BÀI 1: TOILET PAPER
Dịch cúm Tàu lộ ra nhiều khuyết điểm của lối sống từ nhiều nước vào thập kỷ thứ 2 của thế kỷ 21, thời đại mà người ta ngỡ rằng loài người đã khá là “văn minh”, nhất là ở các nước tiên tiến.
Trước tiên là cơn sốt tranh giành, tích trữ giấy vệ sinh.
Tôi đã từng không tin, cười mỉa hàng chục năm trước đây khi nghe nhiều người bạn từ Mỹ về kể rằng người Mỹ không bao giờ dùng cây xịt nước sau khi đi vệ sinh mà chỉ dùng giấy vệ sinh (toilet paper). Năm ngoái, 2019, những tưởng sau hàng chục năm phát triển tiếp tục thì người Mỹ chí ít cũng nhận ra những ưu điểm của cây xịt nước đối với giấy vệ sinh, nhưng qua tìm hiểu thì người Mỹ vẫn ương bướng (stubborn) trong việc dùng giấy vệ sinh sau khi đi ị.
Giấy vệ sinh vô cùng quan trọng đối với người Mỹ (và đa số các nước châu Âu). Trung bình một đơn vị tiêu thụ (Consumer Unit) ở Mỹ chi ra khoảng $120 mỗi năm cho việc mua giấy vệ sinh các loại. Ở Mỹ có khoảng hơn 130 triệu Consumer Units, lấy 130 triệu nhân với $120, chúng ta sẽ có con số ước lượng là 15,6 tỷ USD mỗi năm (một số tiền khổng lồ tương đương với 1/3 tổng kim ngạch xuất khẩu nông-lâm-thuỷ-hải-sản của Việt Nam năm 2019) cho việc mua giấy "chùi đít", và đây là con số thống kê từ những năm 2017-2018, năm 2020 chắc chắn sẽ cao hơn vì dân số tăng, lạm phát và còn có thêm dịch Covid-19 này nữa.
Đã có nhiều nghiên cứu, phân tích được công bố nhằm thay đổi thói quen dùng giấy vệ sinh sau khi đi ị. Liệu bạn có thể lau sạch chân nếu giẫm phải bãi phân ngoài công viên chỉ với vài tờ giấy?
Chắc chắn là không. Bạn sẽ phải rửa chân bằng nước. Và cũng do đó mà nhiều nước trên thế giới sử dụng nước để rửa sau mỗi lần đi vệ sinh như tại Tây Âu, Nam Mỹ, Trung Đông và châu Á. Phương pháp này sạch sẽ và thân thiện với môi trường hơn so với việc sử dụng giấy vệ sinh. Đây là lý do mà ở Ấn Độ và mộ số nước Nam Á, mặc dù nước là tài nguyên quý giá nhưng người ta đã và vẫn duy trì thói quen dùng nước để rửa sau khi đi ị, kể cả đi ị ngoài đồng. (đây là lý do bàn tay trái bị xem là không tinh sạch, không được sử dụng cho các việc quan trọng như cúng bái, chào hỏi, bắt tay, cầm đồ ăn, trao đồ vật cho nhau… trong văn hoá Nam Á)

Phổ biến việc sử dụng vòi xịt thay vì giấy vệ sinh sẽ tạo nên nhiều sự thay đổi lớn. Chúng thân thiện với môi trường hơn. Vòi xịt tốn khoảng nửa lít nước mỗi lần rửa, trong khi đó để tạo ra một cuộn giấy vệ sinh cần đến 140 lít nước. Người Mỹ chi khoảng 1-1,5 triệu đồng để mua giấy vệ sinh mỗi năm và họ sử dụng khoảng 34 triệu cuộn giấy vệ sinh mỗi ngày. Nghiên cứu cho thấy sử dụng vòi xịt có thể tiết kiệm đến 75% hoặc hơn chi phí mua giấy vệ sinh. Ngoài ra, bạn cũng có thể cứu 384 cây xanh không bị đốn hạ để sản xuất giấy vệ sinh cho một đời người.
Sử dụng vòi xịt sẽ giúp bạn sạch sẽ hơn, tránh các bệnh như mẩn đỏ, trĩ, nhiễm trùng đường tiết niệu và các loại bệnh khác. Và bạn không cần phải lo việc sử dụng nước dội bồn cầu để rửa ráy. Chúng là nước máy và chúng hoàn toàn giống với nước mà bạn dùng để tắm rửa mà thôi.
Tuy thế, người Mỹ và đa phần dân da trắng châu Âu vẫn kiên cường một cách mù quáng trong việc sử dụng giấy vệ sinh thay vì cây xịt. Đại Dịch cúm Tàu lan tràn càng lộ rõ sự ương bướng ngu xuẩn này qua việc tích trữ, tranh giành giấy vệ sinh ở những nước được gọi là tiên tiến như Mỹ, Úc, các nước châu Âu…


Qua đây mới thấy, THAY ĐỔI THÓI QUEN CỦA MỘT XÃ HỘI THẬT MUÔN VÀN KHÓ KHĂN. Công việc “khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh” ở một nước bị áp đặt tư tưởng cộng sản gần một thế kỷ thì càng gian nan gấp bội.
(Bài có sử dụng tư liệu từ Tinh Tế, và một số báo online. Xin cám ơn các tác giả. NP)