Thứ Ba, 20 tháng 11, 2012

HÔN MÔI SƯ – ĐÀM VĨNH HƯNG PHẠM TỘI HÌNH SỰ GÌ?


UPDATED: hình Obama chào Aung Sang Suu Kyi theo phong tục Phật giáo

Vừa qua có scandal của “anh chàng” ca sĩ lắm chiêu nhiều tật Đàm Vĩnh Hưng hôn môi một nhà sư ở một phòng trà tại Saigon.
  Dư luận sôi sùng sục. Đến nỗi Bộ Văn Hóa phải vội vàng nhảy vào cuộc để tháo xú-páp vụ việc có thể châm ngòi cho cơn thịnh nộ của cộng đồng Phật giáo Việt Nam mà đã có lần nó chứng minh sức mạnh.
  Thế nhưng, tội nghiệp cho các nhà quản lý vì không thể tìm đâu ra điều luật nào trong “rừng luật XHCN” để xử phạt ca sĩ này.
  Thực ra, sự việc có lẽ sẽ đơn giản hơn nếu luật XHCN tiếp thu những tiến bộ và thành quả của các bộ luật của các chế độ trước đó. Và hành vi của Đàm Vĩnh Hưng không chỉ bị xử lý bởi các cơ quan quản lý văn hóa mà phải đưa ra Tòa Hình Sự vì đã xúc phạm thuần phong mỹ tục.

Tội của Đàm Vĩnh Hưng là TỘI CÔNG XÚC TU SỈ.
Việt-Nam tự-điển của Lê Văn Đức (Khai Trí, Sài Gòn, 1970) định nghĩa như sau:
''Công-xúc tu-sỉ: Tội công-khai làm mất liêm-sỉ, làm cho kẻ khác thẹn-thùng, phạm thuần phong mỹ-tục”.
  Theo ông An Chi, Sỉ phải viết với dấu hỏi thành "sỉ” và sỉ có nghĩa là xấu hổ, nhục nhã, đi chung với tu (cũng = xấu hổ) là một từ đồng nghĩa để tạo nên cấu trúc ghép đẳng lập tu sỉ. (Không phải là TU SĨ với sĩ dấu ngã là thầy tu).

   Theo Báo Pháp LuậtTP: Công xúc tu sỉ nằm trong các hành vi xâm phạm thuần phong mỹ tục: công xúc tu sỉ, xâm phạm tiết hạnh, hiếp dâm, nghề tú bà, ma cạo.

SỰ THẬT VỀ VIỆC CẤP ĐẤT CẤT CHÙA TẠI LUMBINI CHO HUYỀN DIỆU




 NP:   Ngưỡng mộ Thám Tử Lý Phong đã moi ra được bằng chứng xác thực về sự "nổ" của Huyền Diệu.

http://thamtulyphong.wordpress.com/2012/11/19/huyen-dieu-lao-toet-ve-viec-phuc-hung-lumbini/

BẰNG CHỨNG VỀ VIỆC LÁO TOÉT CỦA HUYỀN DIỆU

Lý Phong đã nhận được cùng với thư của ông Rajendra Magar Thapa bản sao hợp đồng xin thuê đất cất chùa trong khu quy hoạch của Lumbini Development Trust. Xin đăng tải bằng chứng này để bà con thấy rõ Huyền Diệu-Lâm Trung quốc láo toét ra sao về việc phục hưng Thánh Địa Lâm tỳ ni của hắn.
Như đã biết , sau khi Tổng thư ký Liên Hiệp quốc U Thant vận động phục hưng Thánh Địa Lumbini, chính phủ vương quốc Nepal dưới sự chỉ đạo nhiệt tình của Quốc vương Mahendra đã nhanh chóng bắt tay vào việc. Chính phủ Nhật Bản , qua sự vận động và uy tín của TTK U Thant đã dâng tặng số tiền 1 triệu Mỹ kim vào năm 1970 ( thời giá ngày nay chắc hơn 20 triệu Mỹ kim) để quy hoạch Lumbini. Sau khi có Quy Hoạch Tổng thể (Master Plan) Chính phủ vương quốc Nepal lập ra Lumbini Development Trust (LDT) quản lý toàn bộ khu vực Lumbini rộng lớn (1/15 tổng diện tích nước Nepal).
LDT bắt đầu mời các nước đến cất chùa tại khu quy hoạch. Khi ấy Lâm Trung Quốc đang xây cất ngôi chùa VNPQT đầu tiên tại Bodh Gaya – India, liền vội vàng bay qua Nepal xí phần vốn dành cho nước Việt Nam (Việt Nam Cộng Hòa vốn là thành viên của Ủy Ban Phát Triển Lumbini tại Liên Hiệp Quốc từ năm 1973). Xí phần vậy là có dụng ý kinh doanh cho cá nhân hắn chứ lúc ấy Lâm Trung quốc làm gì có tiền để xây cất một ngôi chùa đại diện cho Phật giáo Việt Nam. Rất nhiều bà con Phật tử Việt Nam từ Mỹ, châu Âu đã kể lại những chuyến hành hương ghé qua Lumbini. Khi đó Lâm Trung Quốc ở nhờ trong một căn phòng tồi tàn của LDT trong dãy nhà được cất lên từ thập niên 1970 do tiền cúng 1,000USD của U Thant. Mỗi lần nghe có đoàn Việt Nam hành hương là Lâm trung Quốc vội vã đạp xe đạp chạy theo chận các đoàn xe hành hương của người Việt để…. xin tiền cất chùa! (Hi hi giống thương binh xin đểu quá!) Các thầy hướng dẫn các đoàn hành hương thì không lạ gì kẻ đội lốt “sư” Huyền Diệu nên thường cố né tránh, khi chẳng đặng đừng thì mới phải để các Phật tử xuống xe cúng dường …. vài chục đô la… (chuyện này có kể trong cuốn hồi ký của một nữ Việt kiều Mỹ chủ một tờ báo ở Cali)… Mấy chục đô đó chỉ đủ cho Huyền Diệu sống cầm hơi cho đến ngày “Tiền định” (tiền=money chứ hổng phải tiền=trước) Lâm Trung quốc gặp được Hồ Anh Thái, nhân viên của Đại Sứ Quán Việt Cộng tại Ấn Độ. Thế là một liên minh ma quỷ ra đời. Hồ Anh Thái mớm cho Lâm Trung quốc câu chuyện bịa đặt về công lao phục hưng thánh địa do công đi mời các nước đến cất chùa tại Lumbini.  Từ đó Cộng Sản Việt Nam bắt đầu bơm tiền để Lâm Trung Quốc cất một ngôi chùa hoành tráng.
Cũng từ đó Huyền Diệu- Lâm Trung Quốc bắt đầu nổi tiếng …. tăng tăng tăng tằng….
Mời Các bạn xem qua Bản Hợp Đồng  XIN THUÊ ĐẤT CẤT CHÙA CỦA HUYỀN DIỆU TẠI LUMBINI


Thứ Ba, 13 tháng 11, 2012

TẾT ẤN ĐỘ-TIHAR: GAI TIHAR: CÚNG LỄ BÒ CÁI và LAKSHMI PUJA

Hôm nay là ngày thứ ba của lễ Tihar, gọi là Gai Tihar (Gai=Bò cái) theo phong tục Nepal, còn ở Ấn gọi là Diwali (rút gọn từ Diwapali: Lễ hội đèn-ánh sáng) chính là ngày quan trọng nhất của lễ hội Tihar.
  Gai Puja (cúng lễ bò cái) được thực hiện vào sáng sớm, còn Laxmi Puja thì bắt đầu vào lúc chập tối.
 Bò cái, như đã kể trong Thần Tài Ấn Độ-Nữ thần Lakshmi, là biểu tượng của Sữa Mẹ-Sự Phồn Thịnh Ấm No trong tín ngưỡng Hindu.


Thứ Hai, 12 tháng 11, 2012

VỀ QUÊ NÀNG SITA


Mình vác con CBZ Extreme 150cc của hãng Hero Honda (Liên doanh tại India của Honda) làm chuyến phượt...
  Theo kế hoạch phải đi qua  ngã Hetauda, nhưng mình nghe lời xúi dại của ông bạn họa sĩ Nepal đi đường tắt qua ngã Dhulikhel. Quả thật đường này rút ngắn còn có một nửa (230km so với 500km ở cung đường cũ). Nhưng mà mình muốn tắt thở luôn...
  30km đường cấp phối, có khi leo dốc hơn 40 độ, đất bị các loại xe nghiền ra thành bột mịn ngập hơn 2 tấc., bánh xe không có chỗ bám... vượt qua các ngầm nước hơn nửa bánh xe... Vừa chạy vừa tự biết rằng sẽ không đi lại con đường này cho đến khi nó hoàn tất...


TẾT ẤN ĐỘ - TIHAR: KUKUR TIHAR NGÀY CÚNG LỄ CHÓ

 Hôm nay là ngày sung sướng nhất trong năm của loài cẩu ở Nepal. Ngày Kukur Tihar (ngày thứ hai của lễ hội Nepal) theo phong tục tất cả các con chó đều sẽ được cúng lễ , đeo một mala(tràng hoa vạn thọ) vào cổ, được đãi thức ăn ngon. Chỉ có một phân biệt giữa chó hoang và chó có chủ là cái vòng hoa này. Vì một số người từ thiện hoặc những người có lòng tin, sẽ mang thức ăn cho các con chó hoang .


Chủ Nhật, 11 tháng 11, 2012

TẾT ẤN ĐỘ - TIHAR: NGÀY CÚNG LỄ QUẠ


Hôm nay 11/11/2012, Tihar đã bắt đầu ở Nepal bằng Kaag Tihar (Day of Worship Crow - Ngày Cúng lễ Quạ). Sự tích ngày này rất thú vị nhưng do mình đang trên đường "phượt" bằng xe moto từ Kathmandu xuyên qua dãy núi Terai để đến Janakpur - quê hương của nàng Sita mà Lưu Quang Vũ đã từng viết kịch bản dựa theo Ramayana. Khởi nguồn của lễ hội Tihar/Diwali chính là lễ mừng Sita và Rama khải hoàn trở về.
    500km đường đèo núi, cả đi và về trong 3 ngày là 1000km.
  Các bạn thông cảm, mình vừa chạy, vừa chụp hình, tối mới viết nên không có đủ thời gian! Nếu có hứng thú, xin mời các bạn ghé lại Blog này sau, mình sẽ update các entry đã viết và post thêm các bài mới thật chi tiết cho chủ đề Tết Ấn Độ.
  Xin nói rõ trước, mặc dù tựa là Tết Ấn Độ, nhưng loạt bài năm nay mình sẽ tập trung về Tihar, một biến tướng (variation) của Tết Ấn Độ tại Nepal, cũng như về quê của Sita là Janakpur, thay vì Ayodhya quê của Rama đang có tranh chấp giữa Hindu và Muslim, tránh điểm nóng thì hơn  he he. Thí dụ như Tết Ấn Độ sẽ không có các ngày của Quạ, ngày của Chó, hay ngày của Bò Cái... những phong tục này là đặc biệt riêng của Nepal.
  Ngày hôm nay, từ sáng sớm người ta lên sân thượng hay các bãi đất trống làm lễ rồi bày thức ăn như thịt sống cắt nhỏ, cơm... cho Quạ. Ngày này theo tiếng Nepal gọi là Kaag (Quạ) Tihar.

Thứ Năm, 8 tháng 11, 2012

THẦN TÀI ẤN ĐỘ - NỮ THẦN LAKSHMI


 PHẦN I

 
  Sống ở Nepal sướng nhất là ăn Tết, Tết gần như có mỗi tháng. Tết Nepal-Dashain vừa mới dứt mọi người lại chuẩn bị đón Tết Ấn Độ – Dipawali/Tihar. Tết này là Tết lớn thứ nhì với người Nepal, nhưng lại là Tết lớn nhất trong năm của người Hindu tại Ấn Độ. Dipawali/Tihar diễn ra trong 5 ngày bắt đầu từ 28/9 Âm lịch Việt Nam, năm nay rơi vào ngày Chúa nhật 11/11/2012.
  Nếu như Dashain của Nepal là 15 ngày cúng lễ Nữ thần Durga chỉ có ngày cuối cùng (rơi vào ngày rằm) dành để cúng lễ Nữ thần Lakshmi (xin đính chính: phiên âm chính xác theo Sanskrit là LAKSHMI chứ không phải LAXMI như các bài trước tác giả đã sử dụng); thì Đại lễ hội/Tết Dipawali-Tihar dành riêng để cúng lễ Nữ thần Thịnh Vượng-May Mắn-Sắc Đẹp Lakshmi. Mình sẽ cố gắng viết về Tết Ấn Độ Dipawali-Tihar sau, riêng bài này xin dành cho nhân vật chính: Thần Tài Ấn Độ-Lakshmi.

Thứ Hai, 5 tháng 11, 2012

Chân lý sẽ thắng ở Tây Tạng

‘Chân lý sẽ thắng ở Tây Tạng’

Cập nhật: 10:05 GMT - chủ nhật, 4 tháng 11, 2012 
Bài của BBC:
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/world/2012/11/121104_dalailama_interview_ht.shtml


Đức Đạt Lai Lạt Ma
Trung Quốc xem Đạt Lai Lạt Ma là kẻ thù nguy hiểm của họ

Lãnh đạo tinh thần của Tây Tạng là Đức Đạt Lai Lạt Ma hiện đang lưu vong ở Ấn Độ cho biết ông đang ‘chờ xem’ quá trình chuyển giao quyền lực từ Hồ Cẩm Đào sang Tập Cận Bình tại Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 18 sắp tới trước khi có lời kêu gọi Trung Quốc thay đổi cách hành xử đối với Tây Tạng.

Thứ Sáu, 2 tháng 11, 2012

TẾT ẤN ĐỘ - TIHAR

 Sống ở Nepal ăn Tết ngán luôn!
Mới vừa hết 15 ngày Tết Nepal - Dashain, hôm nay đi chợ đã thấy dân địa phương rục rịch đón Tihar - Tết Ấn Độ. Là một xứ ảnh hưởng rất nặng văn hóa - phong tục Ấn Độ nên người Nepal cũng đón mừng Tết Tihar như cả tỷ người sống ở nước láng giềng phía Nam, tuy nhiên không xem Tihar là lễ tết lớn nhất mà chỉ xếp thứ nhì sau Dashain.
     Tết Tihar diễn ra chính thức trong 5 ngày, thế nhưng mọi người chơi Tết này vài ngày trước và sau đó.


Here is a fabulous array of Diwali Rangoli designs! Get inspired from these traditional yet extremely artistic Rangoli designs for Diwali and decorate your courtyard on this auspicious Diwali Festival. Please click on the images of these Diwali Rangoli Designs for a larger and clearer view.

Diwali Rangoli
Diwali Rangoli
Diwali Rangoli
Diwali Rangoli
Diwali Rangoli


Diwali Rangoli
Diwali Rangoli
Diwali Rangoli
Diwali Rangoli
Diwali Rangoli


Diwali Rangoli
Diwali Rangoli
Diwali Rangoli
Diwali Rangoli
Diwali Rangoli


Diwali Rangoli
Diwali Rangoli
Diwali Rangoli
Diwali Rangoli
Diwali Rangoli


Diwali Rangoli
Diwali Rangoli
Diwali Rangoli
Diwali Rangoli
Diwali Rangoli


Diwali Rangoli
Diwali Rangoli
Diwali Rangoli
Diwali Rangoli
Diwali Rangoli