Đây là các bài đã đăng trên mục FC Dzui tại LuckyLuke FC.com (các bài này được biên tập bởi Nhà báo Hữu Thiện)
Hình như chỉ ở Nepal là còn có “cao bồi” thứ thiệt của châu Á, ngay cả ở thế kỷ XXI này. Cỡi ngựa lang thang theo họ trên cao nguyên Mustang sẽ biến giấc mơ tuổi nhỏ, dệt từ những trang Lucky Luke, có ngày sẽ thành sự thật…
Kathmandu, ngày 28/2/2011,
Anh chủ nhiệm rất thân mến,
Cái website Lucky Luke của anh quá tuyệt!
Tôi mê anh chàng cao bồi này từ nhỏ, và hình như nhiễm máu “cao bồi giang hồ” từ bộ truyện tranh này.
Ở đây hơn mười ngày, ký ức tuổi thơ hiện về: nhớ trang trại ngày xưa của ba tôi, với cuộc sống bình lặng của thôn quê chân chất, với thiên nhiên hiền hoà, hồ nước đẹp như tranh vẽ, rừng thông tĩnh mịch,… Và vì vậy, hình như đang sống lại cái ước mơ hồi nhỏ vẫn mơ được cỡi ngựa lang thang như các chàng cao bồi.
Dịp may bất ngờ đến: mục dân Mustang mang ngựa từ cao nguyên Mustang xuống Pokhara đế tránh rét và bán. Vậy là tôi mua một con ngựa Mustang trắng, giống ngựa thuần chủng nổi tiếng của cao nguyên Mustang ở Nepal. Chú ngựa này mới ba tuổi, giá chỉ 2.000USD. Tôi gọi chú là Arun (tên thần gió trong thần thoại Ấn Độ, mà dịch nôm theo tiếng Anh bồi là Anh chàng chạy (run) nhanh…). Rồi tôi gởi Arun lại, nhờ gia đình Gautam chăm sóc. Tiền thu được từ việc cho du khách thuê (20USD/giờ) sẽ chi phí cho chính cuộc sống của Arun, một phần dùng vào việc bảo trợ trẻ mồ côi ở địa phương. Còn khi nào có thời gian về Pokhara, tôi sẽ có ngựa cỡi. Vậy là một công, ba-bốn việc. Khoái nhất là sở hữu một con ngựa trắng thuần chủng (việc mà ngay cả cao bồi thứ thiệt ở Viễn Tây ngày xưa cũng khó có cơ hội… hì hì). Thế nào rồi tôi cũng sẽ cỡi ngựa lang thang trên rừng núi vùng Himalaya, giữa những cánh rừng rực rỡ hoa đỗ quyên,…
Lại ước mơ tiếp: thế nào cũng sẽ có dịp theo những đoàn “cao bồi” thứ thiệt của thế kỷ XXI (mục dân Mustang nuôi ngựa, trâu yak, hàng năm mang những đoàn hàng trăm con ngựa giống, hoặc dắt hàng đoàn trâu yak thồ muối từ những hồ nước mặn trên cao nguyên, mang xuống bán ở miền xuôi). Lang thang lên cao nguyên Mustang 4.000m trên mực nước biển – giấc mơ tuổi nhỏ dệt từ những trang Lucky Luke chắc chắn sẽ có ngày thành sự thật…
Hình như chỉ ở Nepal là còn có “cao bồi” thứ thiệt của châu Á (“cao bồi” Mông Cổ đã “tuyệt chủng” theo như Tô-tem Sói của Khương Nhung, còn “cao bồi” Tây Tạng giờ cũng bị xoá trắng bởi chính sách Hán hoá, như ở Mông Cổ). Ở những thư sau tham gia cùng Lucky Luke FC, tôi sẽ kể với các fan nhiều hơn về đề tài này: về cuộc sống “cao bồi” – du mục ở Nepal thế kỷ XXI, về ngựa Mustang, trâu Yak, về những chuyến đi du mục ở vùng núi Hymalaya,…
Thú thiệt, tôi chưa tìm hiểu kỹ việc xuất bản bộ Lucky Luke ở Nepal. Tuy vậy, tôi có biết sơ là Lucky Luke, và kể cả Tintin, vốn chẳng xa lạ gì với người Nepal từ các thế hệ 30 tuổi trở lên. Ở Nepal, họ nhập trực tiếp sách tiếng Anh (tiếng Anh là ngôn ngữ rất phổ biến ở đây, kể cả ông Gautam ở nông trại hẻo lánh, mù chữ mà cũng có thể nói được tiếng Anh).
Thời bao cấp ngày trước ở nước mình, có khi nhặt được vài trang truyện tranh này lưu lạc đây đó là tôi đem về giữ, quý như vàng. Giờ đây, bạn đọc Việt Nam hạnh phúc quá, có thể mua được các truyện tranh này dễ dàng, trọn bộ, rồi lại có thêm website tập trung, tâm huyết như vầy,…
Tuổi: Cầm tinh con ngựa.
Là người “tham lam”: nghiên cứu lịch sử – văn hoá Nepal và Ấn Độ, hoạ sĩ, và… cầm đầu một công ty xuất nhập khẩu ở Nepal.
Là hoạ sĩ đầu tiên triển lãm tranh tại Lumbini (vườn Lâm Tỳ Ni, ở Nepal, nơi đức Phật Thích Ca đã giáng sinh), vào dịp Phật Đản 2010. Một mình cõi “ngựa sắt” lang thang khắp vùng Himalaya ở Nepal, và để lại “dấu bánh xe “ tại một đỉnh núi cao 3.000m.
Sau khi đã “mãi lộ” kha khá, chừng 200 rupee để qua được gần 100 “trạm” suốt dọc đường về Pokhara, “cao bồi vườn miền Tây” mới có cơ hội trêu chọc các tiểu giang hồ mãi lộ Nepal…
Các bạn thân mến,
Tuần rồi, cảm thấy hơi bị stress và cũng nhớ chú ngựa Arun quá nên tôi “trốn việc”, phóng mô-tô xuống Pokhara (thủ đô Kathmandu của Nepal cao 1.200m trên mực nước biển, còn Pokhara cách đấy 210km hướng Tây Nam, trên độ cao 800m).
Quả tình tôi đã đãng trí, vô tình chọn ngày không thích hợp cho việc di chuyển ở Nepal! Vì hôm ấy trúng dịp lễ hội Maha Shivaratri (Đêm vĩ đại của Shiva), là lễ hội quan trọng nhất của tín đồ Hindu theo phái Shaivism (phái này thờ thần Shiva như vị thần tối cao, trong khi phái thứ hai là Vaishavism thì tôn thờ Vishnu như chúa tể vũ trụ) diễn ra vào ngày trăng non của tháng Falgun theo lịch Ấn Độ (khoảng cuối tháng Hai đầu tháng Ba Tây lịch). Hàng triệu tín đồ Hindu từ khắp các nước Ấn Độ, Bangladesh, Malaysia, Mỹ, châu Âu,… hành hương về địa điểm linh thiêng nhất của Hindu giáo ở Nepal: ngôi đền thiêng Pashupati ở Kathmandu.
Theo thần thoại Hindu, có một lần thế lực hắc ám đe doạ huỷ diệt vũ trụ dưới hình thức Halahala (chất tối độc trồi lên khi các vị thần khuấy đảo Đại dương Sữa huyền thoại để tìm thuốc trường sinh – hạnh phúc). Với tư cách là Người bảo vệ vũ trụ, thần Shiva đã nuốt chửng chất độc ấy để cứu tất cả muôn loài. Chất độc bỏng cháy cổ họng Shiva và làm thân thể Ngài lạnh giá. Ngài chạy băng trên những ngọn núi tuyết của Himalaya để làm dịu nó đi. Dừng chân tại một cánh rừng, những thợ săn thấy Ngài run rẩy vì lạnh nên đã vội vàng chạy đi gom củi khô, đốt lên một đống lửa to để sưởi ấm cho Ngài.
Ganga (nữ thần sông Hằng) đã mang nguồn nước tinh khiết từ thượng nguồn của các dòng sông để hạ nhiệt cho cổ họng của Shiva. Nhưng vẫn chưa đủ. Cho đến khi mặt trăng chui vào trong mái tóc dài rậm của Shiva giải toả sức nóng đang nung đốt trong đầu và luồng hơi lạnh giá trong cơ thể Ngài. Sau những giây phút “xuống địa ngục rồi lên đỉnh”, Shiva vô cùng phấn khích và bắt đầu hân hoan nhảy múa vũ điệu tandawa nritya.
Chính vì thế, ngày trăng non ấy được gọi là Maha Shivaratri để kỷ niệm ơn cứu mạng của Shiva với muôn loài, còn khu rừng ấy nay là khu vực toạ lạc ngôi đền thiêng Pashupati (tên gọi cổ và nguyên thuỷ của Shiva, nghĩa là Người bảo vệ muôn loài).
Vào ngày Maha Shivaratri, từ sáng sớm trẻ con tụ tập thành từng nhóm ba – bốn, có khi lên đến hàng chục đứa, giăng dây ngang tất cả các con đường, chặn mọi người lại và hò reo “Maha Shivaratri”! Thế là các “khổ chủ” phải móc túi đưa cho chúng tìên lẻ 1-2, cho đến 5-10 rupee. Chỉ khi đó, chúng mới hạ dây cho đi qua. Phong tục chỉ có ở Nepal này thực ra dành cho bọn nhóc gom tiền mua… củi, để tối đến đốt lên, kính mừng Shiva. Tôi thì gọi đó là “Ngày mãi lộ hợp pháp”.
Chạy xe 200km trong ngày mà cứ vài chục mét là có một “trạm mãi lộ” đủ các cỡ giang hồ từ bốn – năm tuổi đến “over teen”, có khi lại có cả nhóm những cô gái tuổi teen, ăn vận trang phục cổ truyền đẹp đẽ, bưng các mâm lễ vật (bột phấn màu đỏ để làm dấu bình an trên trán, hoa…) không cần dây nhưng vẫn được các “khổ chủ” tự nguyện dừng xe lại “nạp tiền mãi lộ”… Thật đúng là một “cơn ác mộng”!
Mặc dù đã chuẩn bị tiền lẻ theo kinh nghiệm mấy năm trước ở thủ đô Kathmandu, nhưng đây là lần đầu tiên tôi chứng kiến lễ hội Maha Shivaratri bên ngoài Kathmandu. Có điều tôi thực sự kinh ngạc khi thấy mọi người, từ tài xế xe tải nặng đến xe công, xe gia đình, đều không bực bội khi bị mấy chú nhóc sáu – bảy tuổi chặn đường“trấn lột” mà hình như rất tự nguyện dừng xe để trả tiền cho tụi nhóc. Nepal vẫn còn nhiều ẩn số với tôi…
Phần tôi, sau khi đã “mãi lộ” kha khá – chừng 200 rupee, qua gần 100 trạm mãi lộ của giang hồ – thì cảm thấy hơi bị mất thì giờ khi phải dừng xe mỗi 5 phút một lần, Vì vậy, tôi bắt đầu chơi trò… “cao bồi vườn miền Tây” (miền Tây Nam bộ, hổng phải Viễn Tây bên Hoa Kỳ). Xé rào – vượt trạm… trò này xảy ra hồi thập niên 80 của thế kỷ trước (do chính sách “ngăn sông cấm chợ”, hàng hoá không thể lưu thông, người nhà ở quê có khi phải mang lậu vài ký gạo, đường, thịt heo để tiếp tế cho bà con sống trên thành phố,…). Tức là cứ nhác thấy xa xa các chú nhóc dàn hàng giăng dây là tôi bóp ly hợp, nẹt ga doạ các chú, làm như không giảm tốc độ… Con ngựa sắt của tôi đã “độ” lại cặp pô khủng lấy từ Moto Bullet của Anh, tiếng gầm rất “khủng bố” (đến nỗi hàng xóm cứ gọi nó là “Helicopter” – trực thăng). Coi “hung hăng” vậy chứ các tiểu giang hồ mãi lộ khá nhát gan, hễ bị doạ là chạy té tát khỏi đường đi, dây nhợ quăng lỏng chỏng… Nhưng rồi tất cả cùng cười xoà, vì ai cũng cho là trò vui… “Trấn lột” cũng vui, mà “vượt trạm” cũng vui!
Tối ấy, tôi dạo quanh thành phố Pokhara. Đám thanh niên đã vác những súc gỗ to dựng lên những đống củi lớn ở khắp các nơi. Màn đêm buông xuống là cuộc vui náo nhiệt bắt đầu… Lửa bắt đầu đốt lên, mọi người quậy tưng bất kể tuổi tác: hò hét vui vẻ, hát ca vang trời, nhảy múa hỗn độn… Thỉnh thoảng có tiếng “pháo tép” vang lên, khi mấy chàng trai trẻ hơ các cây mía tươi trên ngọn lửa rồi quật hết sức xuống nền đất, làm thân mía nổ vang như pháo…
Ở Pashupati – Kathmandu, đêm ấy là đêm không ngủ. Vào chập tối, tổng thống và thủ tướng Nepal (trước đây là chính nhà vua và toàn bộ hoàng tộc) đi đến ngôi đền thiêng để chiêm bái Shivalinga và cầu nguyện cho đất nước. Trên các sườn đồi và rừng cây xung quanh ngôi đền, hàng ngàn Sadhus (ẩn sĩ khổ hạnh của Hindu giáo, tiếng miền Nam gọi là Ông Đạo) gần như loã thể, mình trát đầy tro, mặt bôi vẽ các loại phẩm màu, tóc dài quấn quanh đầu ngồi bên các đống lửa hút cần sa trong các ống vố bằng đất (theo phong tục Hindu, cần sa là loại thuốc hút ưa thích của… Shiva, và theo luật bất thành văn hiện nay, sau khi chính quyền cấm trồng và sử dụng cần sa, thì chỉ có các Sadhus là được phép sử dụng).
Đêm về khuya, hơi lạnh bắt đầu thấm. Cũng như các thành phố khác của Nepal, Pokhara đi ngủ sớm. Chỉ còn con đường ven hồ Phewa, nơi tập trung các nhà hàng khách sạn cho khách du lịch tứ xứ là còn nhộn nhịp. Tây ba lô (và cả châu Á ba lô) vẫn còn nườm nượp ra vào các quán bar, hay tụ tập bên các đống lửa của người địa phương để “vui ké”, dù có thể chẳng biết đó là ngày lễ gì… Có hề gì, thế giới đã là một ngôi nhà chung, niềm vui kỷ niệm ơn cứu mạng có thể chia sẻ cho nhau, bất kể màu da, quốc tịch, tôn giáo. Chính vì thế, “cao bồi vườn miền Tây” mới có cơ hội trêu chọc các tiểu giang hồ mãi lộ Nepal…
Hẹn thư sau sẽ đưa các bạn “chíp” một anh chàng cao bồi đến từ… Barcelona (Tây Ban Nha). Bật mí xíu xíu: Hắn ta vỗ bụng khoe rằng “Tao, tao cũng khoái… Averell Dalton lắm!”…
Bất ngờ, chàng cao bồi Tây Ban Nha ấy thuở nhỏ lại là một… “Averell Dalton”, và nay vẫn “mê” Averell vì bản chất trẻ con, cách nhìn trẻ con không bao giờ mất ở hắn.
“Namaste!”
Đó là câu chào của người Nepal và người Ấn Độ, với hai tay chắp trước ngực. Đó cũng chính là cách chào nguyên thuỷ của phật tử: “Nam mô”.
Tôi đã về lại Farmhouse, một nông trại nhỏ nằm ven hồ Phewa, ở ngoại ô Pokhara. Vừa gặp tôi, bà Gautam đã hỏi ngay: “Khana khayo?” (ăn cơm chưa?). Đây lại là câu chào thân mật của người Nepal. Nghèo cách mấy, khách đến nhà cũng phải mời cơm cho bằng được.
Nông trại có bốn phòng cho thuê, giá chỉ 5$/ngày. Quá “bèo”, so với giá rẻ nhất 20$/ngày của các khách sạn ở khu bờ hồ. Có lẽ vì vậy mà, khi tới Pokhara, khách du lịch khoái đến khu này mướn phòng. Không chỉ Tây ba lô mà cả khách trung lưu, dù khu này cách xa chợ búa, thiếu tiện nghi. Ngoài giá rẻ, có lẽ còn vì nơi này gần gũi thiên nhiên, thứ mà khách du lịch phương Tây muốn hưởng thụ, chứ không phải tiện nghi. Ngoài ra, nơi này còn là chốn “ăn chơi”. Ăn: cá tươi câu, hoặc lưới, ngay tại hồ; gà thả rong (không phải gà công nghiệp); rau củ hoa trái trực tiếp thu hoạch từ vườn. Chơi: chèo thuyền, dù lượn (paragliding), đạp xe, cỡi ngựa, câu cá, chạy bộ… hay đơn giản là… nằm khểnh giữa bãi cỏ mà ngắm trời, núi, ruộng, hồ, chim, bướm,…
Thoạt tiên, tôi không chú ý đến anh chàng cao kều ấy. Phòng hắn khoá cửa im ỉm suốt ngày, trong khi hắn lang thang đâu đó trong thành phố Pokhara và chỉ về lúc tối mịt. Buổi sáng thứ hai ở nông trại, khi tôi đang đứng vuốt ve chú ngựa Arun của tôi thì hắn cũng xuống chuồng ngựa.
“Ngựa của bồ hả?” – tay bưng tách cà phê bốc khói, hắn đến cạnh tôi và hỏi. Hắn có gương mặt dễ gây thiện cảm, với nụ cười toe toét phô cả hàm răng thưa ám khói thuốc lá. Mái tóc nâu quăn tít, dài chấm vai, như một gã hippy lạc về từ thập niên 1970.
Tôi gật, và chào hắn: ”Namaste!”
“Manuel, from Spain.” – hắn tự giới thiệu, sau khi tôi nói tên tôi – “Còn bạn bè gọi tớ là Lolo.”
- Sao bồ khoái ngựa? – tôi gợi chuyện.
- À, từ nhỏ, tớ đã mê chuyện cowboy.
- Spain, mà ở vùng nào?
- Barcelona.
- A, Barcelona! Football, Ronaldinho… – tôi bật ra.
- Bồ cũng khoái anh chàng hô đó hả?
- Khoái chứ, khoái cả Don Quixote, cả đấu bò tót và các matador…
Mắt Lolo sáng lên khi nghe tôi nhắc tới những đặc sản quê hương hắn.
Chúng tôi cùng ngồi xuống bậc thềm nhà và trò chuyện như một đôi bạn thân lâu ngày. Anh chàng hút thuốc như ống khói tàu. Mà không hút thuốc đóng trong bao. Vấn – xe – liếm, “sành điệu” như… cao bồi thứ thiệt. Điếu này vừa tàn, đã móc túi lấy gói thuốc rê ra vấn điếu khác. Thêm vài câu nữa thì tôi biết rằng hắn tuổi vừa ngoài ba mươi, đang làm thợ sơn tràng (trồng và khai thác rừng thông) ở… Đan Mạch. Vừa đi bụi ba tháng ở Ấn Độ, hiện làm một tua vài tháng ở Nepal, sau đó trở lại Đan Mạch làm việc tiếp, kiếm tiền để năm sau đi bụi ở… Việt Nam và Campuchia.
- Bồ hút thuốc như… Lucky Luke… – tôi nhận xét với giọng đùa cợt.
- Oh, bồ cũng biết Lucky Luke hả? – hắn trợn tròn mắt, kinh ngạc.
- Biết chứ. Ở Việt Nam cũng có dịch và xuất bản truyện này rồi – tôi hơi tự ái – Bồ đọc truyện này nhiều lắm hả?
- Uh, đọc vài chuyện thôi, chủ yếu là xem phim hoạt hoạ trên tivii…
- “Quand est-ce qu’on mange?” – đột nhiên hắn hỏi bằng tiếng Pháp, và khoái chí thấy vẻ mặt ngơ ngác của tôi. “When do we eat?” – hắn hỏi lại bằng tiếng Anh, và ôm bụng cười ngặt nghẽo. “Đó là câu tớ khoái nhất trong phim Lucky Luke… Ở nhà, anh chị tớ gọi tớ là… Averell…” – hắn cười khoái trá.
Mèng ơi! Thì ra hắn đang nhắc tới câu nói nổi tiếng của gã Averell Dalton: “Khi nào ta măm?”
“Tại sao?” – tôi hỏi giữa hai tràng cười.
“Vì hồi nhỏ, tớ rất ham ăn, luôn ăn vụng đồ ăn trong bếp…” – hắn xoa xoa cái bụng của mình – “Vả lại, tớ cũng thích nhất cái gã ngố ấy trong truyện Lucky Luke.”
- Tại sao? – tôi truy tiếp.
- À, hồi nhỏ thì tớ khoái cái ngố, ngây thơ, ham ăn của hắn. Sau này, nghiệm ra rằng bản chất trẻ con, cách nhìn trẻ con không bao giờ mất ở hắn đã làm cho mọi người đều khoái hắn. Averell Dalton cho ta một cái nhìn khác về thế giới, giống như qua tấm gương lồi lõm làm hình ảnh biến dạng đi, làm thế giới đa dạng hơn… Finally, he is a good man (gì thì gì, tóm lại gã là người tốt)…
Ông Gautam và người giúp việc bắt đầu đóng yên ngựa. Đầu tiên lót lên lưng ngựa hai tấm nệm bông, rồi phủ lên đó một tấm thảm Tây Tạng sặc sỡ, dệt từ lông trâu yak (loại thảm này rất bền và mắc: hơn 100USD một tấm). Kế đó mới buộc yên ngựa lên trên.
Lolo bảo rằng học cỡi ngựa ở đây quá “bèo”, chỉ 100USD cho… một tuần, nếu bên châu Âu thì phải vài ngàn đô-la. Đợt này về lại bên ấy, đã biết cỡi ngựa, Lolo nói thế nào cũng sẽ kiếm một con ngựa đi rong trong rừng thông Đan Mạch… Nghe mà ham…
Chúng tôi leo lên lưng ngựa, bắt đầu làm chuyến đi quanh hồ Phewa.
Mới cỡi ngựa ba ngày mà xem ra Lolo cũng đã khá thành thạo. Phần tôi thì còn sượng lắm, chưa quen với cảm giác di chuyển trên mình ngựa, và cử động của thân thể để điều khiển ngựa. Hoá ra đâu có dễ, dù coi phim thấy các tay cao bồi phóng ngựa như bay, làm đủ trò trên lưng ngựa. Kỹ năng thì phải luyện, chứ không ai mới sinh mà có, kể cả “cao bồi” Mông Cổ… Thêm nữa, nếu muốn ngựa phóng nhanh thì phái thúc gót thật mạnh vào bụng ngựa…Chờiii, làm sao tôi có thể đối xử như vậy với Arun của tôi? Nên tôi cứ lẹt đẹt phía sau ngựa của Gautam và Lolo.
Ba chúng tôi thả ngựa đi từ từ trên con đường nhỏ ven hồ. Mỗi lần có xe hơi là phải nép qua một bên nhường đường. Mà tài xế Nepal rất kiên nhẫn. Lỡ có gặp phải súc vật đứng chắn ngang đường là dừng xe đợi nó đi qua rồi mới đi, không dám húc bừa như các bác tài Việt Nam. Tôi có lần chứng kiến một bác tài chờ hơn 10 phút, trong khi ba con dê nằm nhởn nhơ giữa đường… Yêu mến và chung sống hoà bình với các loài động vật là tánh tốt đã nằm trong máu của dân xứ này, rồi biến hoá thành tín ngưỡng… thờ động vật.
Đang đi, bỗng con ngựa của Lolo giở chứng, không theo sự điều khiển của cao bồi Tây Ban Nha mà cứ lủi xuống đám cỏ xanh mởn, bãi đáp của dân paragliding. Lolo kéo dây cương hết bên này đến bên khác mà nó cứ quay vòng vòng. Bất ngờ, yên ngựa tuột dây, Lolo đổ nghiêng qua một bên, chân mắc trong bàn đạp nên té dập mông huỵch xuống đất. Con ngựa thì mừng rỡ chạy lao ra bờ cỏ ven hồ để… gặm cỏ. Lolo nhà ta ngồi cười méo xẹo: “He is Averell… (nó là Averell)”.
Chúng tôi về đến nông trại khi mặt trời đã đứng bóng.
Như thường lệ, bà Gautam chào chúng tôi: “Khana khayo?”.
Cả hai chúng tôi xoa bụng và nói: “When do we eat?”, rồi phá ra cười. Bà chủ nhà há hốc mồm chẳng hiểu gì cả, có lẽ nghĩ rằng hai tay dở hơi này đã hoá rồ sau khi cỡi ngựa giữa trưa nắng. Vậy nên bà vội vàng chạy vô bếp, bưng ra… một bình nước lạnh to tướng…
Chào tạm biệt, và mời các bạn lần sau đến gặp chủ nhân của “Ngôi nhà của những rạng đông” – một đôi vợ chồng mù chữ có cô con gái đang học Y khoa ở… nuớc Anh.
When do we eat! Hê hê…
Chủ nhật rồi, tôi rảo một vòng các hiệu sách ở Kathmandu (thủ đô của Nepal) để tìm anh bạn cũ, quen thân đã gần 40 năm nay. Bạn hẳn đoán ra: anh ấy chính là kẻ-mà-chẳng-nói-ra-thì-fan-Lucky-đều-biết-đó-là-ai.
CHÂN BƯỚC THEO NHỊP… LẬT TRANG
Hồi đó, tôi học lớp Ba trường tiểu học Phan Thanh Giản ở Trúc Giang, Kiến Hoà (nay là Bến Tre). Từ hồi biết đọc, sách đã trở thành món nghiện của tôi. Còn nhớ cuốn đầu tiên tôi đọc năm lớp Hai không phải là truyện tranh, mà lại là cuộc phiêu lưu Hai vạn dặm dưới đáy biển của thuyền trưởng Nam-bộ (Nemo, hồi xưa sách thường phiên âm danh từ riêng sang âm Hán-Việt). Tôi mê sách tới mức ăn cơm cũng kè kè một cuốn sách trên tay, và thường một bữa ăn kéo dài hàng tiếng đồng hồ vì… đọc sách.
Cũng vì mê sách mà tôi có một kỷ niệm đáng nhớ với anh bạn ấy: chàng cao bồi Lục-kỳ (Lucky Luke, gọi gọn, theo âm Hán-Việt) của chúng ta. Thời đó, mỗi tháng thầy ban khen bảng danh dự cho năm trò đứng đầu lớp. Tháng ấy, khi tôi được bảng vàng danh dự cho hạng nhất trong lớp, ba tôi thưởng tôi một đồng kền 20 đồng (giá trị lớn lắm vào thời đó, với một nhóc tiểu học, vì đi học hàng ngày chỉ có đồng 1 đồng thôi). Ngày hôm sau, sau khi tan trường, tôi phi thẳng đến Thuận Hoà – một trong hai nhà sách lớn nhất của Kiến Hoà lúc ấy, nằm ngay bùng binh trung tâm. Tôi hoa mắt trước những bìa sách đẹp bày trong tủ kiếng, chỉ muốn ôm hết chạy về nhà đọc cho sướng. Nhưng sức người có hạn, 20 đồng tiền thưởng chỉ có thể mua được một cuốn duy nhất mà thôi. Lựa và chọn rất lâu… cuối cùng tôi “nhón” anh chàng cao bồi Lục-kỳ ra khỏi tủ kiếng (không còn nhớ là tựa gì, truyện tranh khi ấy chỉ có bìa in màu, còn các trang ruột in trắng đen trên giấy xấu).
Thời ấy, tiếng cao bồi hàm nghĩa rất xấu, dùng ám chỉ những người có hành vi côn đồ, lưu manh, coi thường luật pháp. Mắng “Đồ cao bồi!” tương đương như đồ mất dạy, lưu manh. Miền Nam có từ “cao bồi vườn”, miền Bắc có từ “cao bồi Phủ Lý” hàm ý khinh miệt kẻ lưu manh nhà quê, chưa đủ “tầm” để thành giang hồ thứ thiệt. Rồi còn có… “tướng cao bồi”… nổi tiếng xấu với những trò ngông, giật gân trong khi đất nước đắm chìm trong loạn lạc…
Quay lại với ba tôi, may mà ông kìm được không xáng cho đứa út cưng cái bạt tay nào. Cao bồi, bắn súng, rồi còn hút thuốc nữa chứ (anh tôi có lần bị trận đòn thê thảm vì bị bắt gặp lén hút thuốc trên… mái nhà). Không cần biết nội dung cuốn sách ra sao, ba tôi quát anh Chín tôi chở tôi bằng xe đạp trở ra tiệm sách để trả lại cuốn sách. Anh tôi (năm đó 17 tuổi, cũng là “tay ghiền” sách có hạng) trên đường đi tấp vào một vỉa hè và ngốn ngấu với tốc độ… Pony Express cuốn truyện tranh của tôi. Xong, anh cười và dặn đi dặn lại rằng: “Mày đừng nói là mày đọc xong rồi nhe!”. Hai anh em vô nhà sách, anh tôi trình bày rất lễ phép rằng thì là em nó còn nhỏ không biết lựa sách, rằng ba tôi sợ nó đọc sách cao bồi rồi hư, bla bla bla… Dĩ nhiên nhà sách không cho chúng tôi trả lại sách. Tuy nhiên, sau khi hỏi và được tôi gật đầu xác nhận chưa đọc cuốn sách, ông chủ tiệm đã tin (hay làm ra vẻ như tin) rằng nhóc tì như tôi không thể ngốn hết cuốn sách trên đường đi. Cuối cùng, ông và anh tôi đi đến giải pháp dung hoà là cho đổi lấy cuốn khác, không phải… truyện cao bồi. Quyền quyết định không phải là tôi nữa, và ông anh của tôi chộp lấy tập mới nhất của bộ Sĩ-Phú (Spirou) đang bày ở mặt tiền nhà sách, bộ truyện anh ghiền và đang sưu tập. Anh giấu cuốn sách dưới vạt áo sau lưng khi về đến nhà, và nói dối ba tôi là đã trả cuốn sách lại rồi. Phần tôi sau đó dĩ nhiên là bị phạt. Nhưng có hề gì, tôi được coi ké bộ Sĩ-Phú của anh tôi và được đổi năm cái máy bay mô hình bằng nhựa cho tập Sĩ-Phú mới nhất ấy…
CHUYỆN “HÀNG SALE” VÀ CÁI BÓNG… LÁNG GIỀNG
Lang thang hôm chủ nhật rồi trong những hiệu sách ở Kathmandu, ký ức ngày xưa ùa về như thác đổ. Tôi cười mà rơm rớm nước mắt khi trông thấy những quyển truyện tranh của tuổi thơ tôi nay in thật đẹp, bày trên các kệ sách. Rồi tôi lần mò lục khắp, từ các kệ sách bên ngoài cho đến kho sách bụi bặm bên trong, để tìm anh bạn cũ Lục-kỳ. Nhưng bói chẳng đâu ra một cuốn Lucky Luke!
Đó là ngạc nhiên lớn nhất của tôi về các nhà sách ở ngay thủ đô của Nepal. Ở đây, bạn có thể tìm thấy nhà sách chuyên đề với những sưu tập khổng lồ về văn hoá, tôn giáo Tây Tạng, Hy Mã Lạp Sơn,… Bạn có thể tìm thấy những hiệu sách cũ cho đổi sách 50% giá bìa sau khi đọc xong, hoặc nhận đổi CD, camera, laptop… lấy sách. Bạn cũng có thể choáng khi vào nhà sách Pilgrims, nơi mà tôi hay gọi đùa là ”kho báu Aladdin”. Đó là một toà nhà lớn ba tầng, đầy ắp sách, đồ lưu niệm, văn hoá phẩm, đồ cổ và… một kho sách hiếm – cổ, có tuổi từ vài chục đến vài trăm năm, giá bét nhất cũng 300USD một cuốn… Bạn có thể tìm thấy các collection Tintin, Astérix, Spirou,… song lại không thể tìm ra Lục-kỳ!
Tôi đã rảo qua hàng trăm kệ sách, lục tung các kho sách, kiểm tra trên màn hình máy tính của các nhà sách. Kể cả tìm đến Phòng sách thiếu nhi – nơi trước đây vốn là dinh thự của một hoàng thân Nepal, nay chuyển đổi thành Thư viện Quốc gia. Kể cả tìm đến thư viện nổi tiếng của hoàng thân Kaiser – người có thú sưu tầm sách và đã sưu tầm được một kho sách khổng lồ đầy giá trị, tới mức cả các học giả nổi tiếng Âu Mỹ cũng tìm tới tham khảo… Vậy mà tôi vẫn chưa thể tìm ra bất kỳ cuốn Lucky Luke nào, mặc dù hầu hết các chủ tiệm, hay thủ thư, đều biết đến bộ sách này.
Theo số liệu của Pilgrims, cách đây ba năm, họ có nhập về lô sách gồm năm tập Lục-kỳ, xuất bản ở… Ấn Độ. Nay, họ đã không còn cuốn Lục-kỳ nào trong nhà sách nữa. Thất vọng, tôi làm lại “cuộc săn” của mình từ dưới đất lên đến tầng áp mái của nhà sách Pilgrims. Cuối cùng, tôi lôi ra được một “anh Lục-kỳ” duy nhất, nằm ngủ quên trong đống sách bán sale (giảm giá 50%). Mừng húm!
Đó là tựa Một cuộc phiêu lưu của Lục-kỳ – Gánh xiếc Viễn Tây, do nhà Tara Press xuất bản năm 2007 tại… Ấn Độ. Sách in màu offset trên giấy trắng dầy, rất đẹp, nên giá khá cao: 280 rupee Nepal (tương đương khoảng 80.000 đồng Việt Nam). Thú thật, tôi lấy cuốn đó vì là cuốn Lục-kỳ duy nhất còn lại ở Kathmandu thời điểm này, và vì giá giảm 50%. Có lẽ vì giá bán cũng là một lý do khiến Lucky Luke đã trở lại thị trường Ấn Độ nhưng không tạo được “cơn sốt” như các nhà xuất bản mong đợi.
Theo nghiên cứu của Comicology, một website cho dân ghiền truyện tranh ở Ấn Độ, thị̣ trường truyện tranh ở Ấn trị giá 3.000.000.000 rupee Ấn (khoảng gần một tỷ USD), và sẽ phát triển 40% trong vài năm tới. Không lạ gì khi các nhà xuất bản lao vào cuộc chạy đua tìm kiếm những tựa sách có thể làm nên cơn sốt ở thị trường tiềm năng hơn cả Mỹ, châu Âu, Nhật nhưng chưa được khai thác đúng mức này (Ấn có tròm trèm một tỷ dân, tỷ lệ có học và biết tiếng Anh rất cao; hơn nữa Ấn còn khống chế thị trường các nước Nam Á khác như Nepal, Sri Lanka, Bangladesh, Bhutan). Trong cuộc chạy đua ấy, năm 2007 Tara Press đã thăm dò thị trường bằng sê-ri năm tựa sách của bộ Lucky Luke - anh chàng cao bồi đã nhiều năm vắng bóng trên thị trường Ấn. Đó là các tập The Dashing White Cowboy, The Tenderfoot, Ma Dalton, Jesse James, Western Circus. Thật đáng ngạc nhiên là sau khi xuất bản năm tựa này, Tara Press không ra thêm bất kỳ tựa nào nữa, dù sê-ri Lucky Luke đã bán hết sạch, do bạn đọc Ấn nồng nhiệt đón nhận.
Năm 2008, Lion Comics xuất bản Lucky Luke bằng tiếng… Tamil (một ngôn ngữ phổ thông ở Nam Ấn), và CineBook nhập Lucky Luke bằng tiếng Anh từ châu Âu. Cả hai đều gặt hái kết quả rất tốt, nhờ công marketing của Tara Press trước đó. Theo đà ấy, năm 2009, EuroBooks – chi nhánh Ấn Độ của công ty EuroKids International Limited – đưa ra thị trường 24 tựa Lucky Luke. Trong đó, riêng Lion Comics – bá chủ thị phần truyện tranh tiếng Tamil – cứ đều đều phát hành mỗi tháng một tựa Lucky Luke cho tới nay.
Rõ ràng thị trường xuất bản của Nepal hầu như bị khống chế bởi các nhà xuất bản Ấn. Các nhà xuất bản địa phương chỉ chiếm một thị phần rất nhỏ, kể cả sách giáo khoa bằng tiếng Nepali cũng in rồi nhập từ Ấn. Không lạ gì thị trường sách của Nepal là cái bóng mờ của Ấn. Nhưng lạ là, mặc dù Lục-kỳ đã trở lại với thị trường Ấn vài năm nay nhưng giới kinh doanh sách ở Nepal không mấy mặn mà với việc nhập Lucky Luke. thậm chí có thể nói là không thèm nhập. Có thể vì giá cao so với túi tiền người Nepal? Có thể do không tương hợp về văn hoá? (Người Nepal không ưa bạo lực, bắn giết… Dù Lục-kỳ không bắn chết ai bao giờ, nhưng tâm lý mà, giống như ba tôi hồi xưa, cứ thấy cao bồi cầm súng là liên tưởng đến bạo lực, chưa cần biết nội dung ra sao.) Trong khi đó, những truyện tranh bạo lực thật sự, kể cả bằng tiếng Nepali do chính hoạ sĩ Nepal vẽ. thì bày đầy trên các kệ sách. Thật là một thiệt thòi cho dân ghiền Lucky Luke ở Nepal!
Thân mến chào các bạn nhân ngày First News mang Lucky Luke trở lại Việt Nam. Chúc các bạn có những chuyến phiêu lưu thú vị cùng Lục-kỳ nói tiếng Việt của chúng ta!
Lá thư Nepal: Nơi đây có… “cao bồi” thứ thiệt ở châu Á!
Kathmandu, ngày 28/2/2011,
Anh chủ nhiệm rất thân mến,
Cái website Lucky Luke của anh quá tuyệt!
Tôi mê anh chàng cao bồi này từ nhỏ, và hình như nhiễm máu “cao bồi giang hồ” từ bộ truyện tranh này.
Dù là truyện cao bồi nhưng không có máu me, không có chết chóc! Mọi chuyện rồi sẽ kết thúc có hậu như ước mơ bao đời của mọi người”. Đó là một đặc điểm trong bộ Lucky Luke mà tôi rất “kết”.Nhân vật tôi mê lại là chú ngựa Jolly Jumper độc đáo. Dịp Tết vừa rồi về Pokhara, tôi ngụ tại một nông trại thật dễ thương của một gia đình nọ ở địa phương. Trại này đang nuôi tám con ngựa. Dù nghèo nhưng họ lại cưu mang hơn mười trẻ mồ côi trong vùng, có em nay đã vào đại học.
Ở đây hơn mười ngày, ký ức tuổi thơ hiện về: nhớ trang trại ngày xưa của ba tôi, với cuộc sống bình lặng của thôn quê chân chất, với thiên nhiên hiền hoà, hồ nước đẹp như tranh vẽ, rừng thông tĩnh mịch,… Và vì vậy, hình như đang sống lại cái ước mơ hồi nhỏ vẫn mơ được cỡi ngựa lang thang như các chàng cao bồi.
Dịp may bất ngờ đến: mục dân Mustang mang ngựa từ cao nguyên Mustang xuống Pokhara đế tránh rét và bán. Vậy là tôi mua một con ngựa Mustang trắng, giống ngựa thuần chủng nổi tiếng của cao nguyên Mustang ở Nepal. Chú ngựa này mới ba tuổi, giá chỉ 2.000USD. Tôi gọi chú là Arun (tên thần gió trong thần thoại Ấn Độ, mà dịch nôm theo tiếng Anh bồi là Anh chàng chạy (run) nhanh…). Rồi tôi gởi Arun lại, nhờ gia đình Gautam chăm sóc. Tiền thu được từ việc cho du khách thuê (20USD/giờ) sẽ chi phí cho chính cuộc sống của Arun, một phần dùng vào việc bảo trợ trẻ mồ côi ở địa phương. Còn khi nào có thời gian về Pokhara, tôi sẽ có ngựa cỡi. Vậy là một công, ba-bốn việc. Khoái nhất là sở hữu một con ngựa trắng thuần chủng (việc mà ngay cả cao bồi thứ thiệt ở Viễn Tây ngày xưa cũng khó có cơ hội… hì hì). Thế nào rồi tôi cũng sẽ cỡi ngựa lang thang trên rừng núi vùng Himalaya, giữa những cánh rừng rực rỡ hoa đỗ quyên,…
Lại ước mơ tiếp: thế nào cũng sẽ có dịp theo những đoàn “cao bồi” thứ thiệt của thế kỷ XXI (mục dân Mustang nuôi ngựa, trâu yak, hàng năm mang những đoàn hàng trăm con ngựa giống, hoặc dắt hàng đoàn trâu yak thồ muối từ những hồ nước mặn trên cao nguyên, mang xuống bán ở miền xuôi). Lang thang lên cao nguyên Mustang 4.000m trên mực nước biển – giấc mơ tuổi nhỏ dệt từ những trang Lucky Luke chắc chắn sẽ có ngày thành sự thật…
Hình như chỉ ở Nepal là còn có “cao bồi” thứ thiệt của châu Á (“cao bồi” Mông Cổ đã “tuyệt chủng” theo như Tô-tem Sói của Khương Nhung, còn “cao bồi” Tây Tạng giờ cũng bị xoá trắng bởi chính sách Hán hoá, như ở Mông Cổ). Ở những thư sau tham gia cùng Lucky Luke FC, tôi sẽ kể với các fan nhiều hơn về đề tài này: về cuộc sống “cao bồi” – du mục ở Nepal thế kỷ XXI, về ngựa Mustang, trâu Yak, về những chuyến đi du mục ở vùng núi Hymalaya,…
Thú thiệt, tôi chưa tìm hiểu kỹ việc xuất bản bộ Lucky Luke ở Nepal. Tuy vậy, tôi có biết sơ là Lucky Luke, và kể cả Tintin, vốn chẳng xa lạ gì với người Nepal từ các thế hệ 30 tuổi trở lên. Ở Nepal, họ nhập trực tiếp sách tiếng Anh (tiếng Anh là ngôn ngữ rất phổ biến ở đây, kể cả ông Gautam ở nông trại hẻo lánh, mù chữ mà cũng có thể nói được tiếng Anh).
Thời bao cấp ngày trước ở nước mình, có khi nhặt được vài trang truyện tranh này lưu lạc đây đó là tôi đem về giữ, quý như vàng. Giờ đây, bạn đọc Việt Nam hạnh phúc quá, có thể mua được các truyện tranh này dễ dàng, trọn bộ, rồi lại có thêm website tập trung, tâm huyết như vầy,…
NGUYỄN PHÚ
(Kathmandu, Nepal)
Vài nét về tác giả Nguyễn Phú Nick: Cao bồi NP (Nguyễn Phú, hay… Nepal cũng được).(Kathmandu, Nepal)
Tuổi: Cầm tinh con ngựa.
Là người “tham lam”: nghiên cứu lịch sử – văn hoá Nepal và Ấn Độ, hoạ sĩ, và… cầm đầu một công ty xuất nhập khẩu ở Nepal.
Là hoạ sĩ đầu tiên triển lãm tranh tại Lumbini (vườn Lâm Tỳ Ni, ở Nepal, nơi đức Phật Thích Ca đã giáng sinh), vào dịp Phật Đản 2010. Một mình cõi “ngựa sắt” lang thang khắp vùng Himalaya ở Nepal, và để lại “dấu bánh xe “ tại một đỉnh núi cao 3.000m.
Lá thư Nepal 02: Cao bồi vườn “đụng” giang hồ mãi lộ
Các bạn thân mến,
Tuần rồi, cảm thấy hơi bị stress và cũng nhớ chú ngựa Arun quá nên tôi “trốn việc”, phóng mô-tô xuống Pokhara (thủ đô Kathmandu của Nepal cao 1.200m trên mực nước biển, còn Pokhara cách đấy 210km hướng Tây Nam, trên độ cao 800m).
Quả tình tôi đã đãng trí, vô tình chọn ngày không thích hợp cho việc di chuyển ở Nepal! Vì hôm ấy trúng dịp lễ hội Maha Shivaratri (Đêm vĩ đại của Shiva), là lễ hội quan trọng nhất của tín đồ Hindu theo phái Shaivism (phái này thờ thần Shiva như vị thần tối cao, trong khi phái thứ hai là Vaishavism thì tôn thờ Vishnu như chúa tể vũ trụ) diễn ra vào ngày trăng non của tháng Falgun theo lịch Ấn Độ (khoảng cuối tháng Hai đầu tháng Ba Tây lịch). Hàng triệu tín đồ Hindu từ khắp các nước Ấn Độ, Bangladesh, Malaysia, Mỹ, châu Âu,… hành hương về địa điểm linh thiêng nhất của Hindu giáo ở Nepal: ngôi đền thiêng Pashupati ở Kathmandu.
Theo thần thoại Hindu, có một lần thế lực hắc ám đe doạ huỷ diệt vũ trụ dưới hình thức Halahala (chất tối độc trồi lên khi các vị thần khuấy đảo Đại dương Sữa huyền thoại để tìm thuốc trường sinh – hạnh phúc). Với tư cách là Người bảo vệ vũ trụ, thần Shiva đã nuốt chửng chất độc ấy để cứu tất cả muôn loài. Chất độc bỏng cháy cổ họng Shiva và làm thân thể Ngài lạnh giá. Ngài chạy băng trên những ngọn núi tuyết của Himalaya để làm dịu nó đi. Dừng chân tại một cánh rừng, những thợ săn thấy Ngài run rẩy vì lạnh nên đã vội vàng chạy đi gom củi khô, đốt lên một đống lửa to để sưởi ấm cho Ngài.
Ganga (nữ thần sông Hằng) đã mang nguồn nước tinh khiết từ thượng nguồn của các dòng sông để hạ nhiệt cho cổ họng của Shiva. Nhưng vẫn chưa đủ. Cho đến khi mặt trăng chui vào trong mái tóc dài rậm của Shiva giải toả sức nóng đang nung đốt trong đầu và luồng hơi lạnh giá trong cơ thể Ngài. Sau những giây phút “xuống địa ngục rồi lên đỉnh”, Shiva vô cùng phấn khích và bắt đầu hân hoan nhảy múa vũ điệu tandawa nritya.
Chính vì thế, ngày trăng non ấy được gọi là Maha Shivaratri để kỷ niệm ơn cứu mạng của Shiva với muôn loài, còn khu rừng ấy nay là khu vực toạ lạc ngôi đền thiêng Pashupati (tên gọi cổ và nguyên thuỷ của Shiva, nghĩa là Người bảo vệ muôn loài).
Vào ngày Maha Shivaratri, từ sáng sớm trẻ con tụ tập thành từng nhóm ba – bốn, có khi lên đến hàng chục đứa, giăng dây ngang tất cả các con đường, chặn mọi người lại và hò reo “Maha Shivaratri”! Thế là các “khổ chủ” phải móc túi đưa cho chúng tìên lẻ 1-2, cho đến 5-10 rupee. Chỉ khi đó, chúng mới hạ dây cho đi qua. Phong tục chỉ có ở Nepal này thực ra dành cho bọn nhóc gom tiền mua… củi, để tối đến đốt lên, kính mừng Shiva. Tôi thì gọi đó là “Ngày mãi lộ hợp pháp”.
Chạy xe 200km trong ngày mà cứ vài chục mét là có một “trạm mãi lộ” đủ các cỡ giang hồ từ bốn – năm tuổi đến “over teen”, có khi lại có cả nhóm những cô gái tuổi teen, ăn vận trang phục cổ truyền đẹp đẽ, bưng các mâm lễ vật (bột phấn màu đỏ để làm dấu bình an trên trán, hoa…) không cần dây nhưng vẫn được các “khổ chủ” tự nguyện dừng xe lại “nạp tiền mãi lộ”… Thật đúng là một “cơn ác mộng”!
Mặc dù đã chuẩn bị tiền lẻ theo kinh nghiệm mấy năm trước ở thủ đô Kathmandu, nhưng đây là lần đầu tiên tôi chứng kiến lễ hội Maha Shivaratri bên ngoài Kathmandu. Có điều tôi thực sự kinh ngạc khi thấy mọi người, từ tài xế xe tải nặng đến xe công, xe gia đình, đều không bực bội khi bị mấy chú nhóc sáu – bảy tuổi chặn đường“trấn lột” mà hình như rất tự nguyện dừng xe để trả tiền cho tụi nhóc. Nepal vẫn còn nhiều ẩn số với tôi…
Phần tôi, sau khi đã “mãi lộ” kha khá – chừng 200 rupee, qua gần 100 trạm mãi lộ của giang hồ – thì cảm thấy hơi bị mất thì giờ khi phải dừng xe mỗi 5 phút một lần, Vì vậy, tôi bắt đầu chơi trò… “cao bồi vườn miền Tây” (miền Tây Nam bộ, hổng phải Viễn Tây bên Hoa Kỳ). Xé rào – vượt trạm… trò này xảy ra hồi thập niên 80 của thế kỷ trước (do chính sách “ngăn sông cấm chợ”, hàng hoá không thể lưu thông, người nhà ở quê có khi phải mang lậu vài ký gạo, đường, thịt heo để tiếp tế cho bà con sống trên thành phố,…). Tức là cứ nhác thấy xa xa các chú nhóc dàn hàng giăng dây là tôi bóp ly hợp, nẹt ga doạ các chú, làm như không giảm tốc độ… Con ngựa sắt của tôi đã “độ” lại cặp pô khủng lấy từ Moto Bullet của Anh, tiếng gầm rất “khủng bố” (đến nỗi hàng xóm cứ gọi nó là “Helicopter” – trực thăng). Coi “hung hăng” vậy chứ các tiểu giang hồ mãi lộ khá nhát gan, hễ bị doạ là chạy té tát khỏi đường đi, dây nhợ quăng lỏng chỏng… Nhưng rồi tất cả cùng cười xoà, vì ai cũng cho là trò vui… “Trấn lột” cũng vui, mà “vượt trạm” cũng vui!
Tối ấy, tôi dạo quanh thành phố Pokhara. Đám thanh niên đã vác những súc gỗ to dựng lên những đống củi lớn ở khắp các nơi. Màn đêm buông xuống là cuộc vui náo nhiệt bắt đầu… Lửa bắt đầu đốt lên, mọi người quậy tưng bất kể tuổi tác: hò hét vui vẻ, hát ca vang trời, nhảy múa hỗn độn… Thỉnh thoảng có tiếng “pháo tép” vang lên, khi mấy chàng trai trẻ hơ các cây mía tươi trên ngọn lửa rồi quật hết sức xuống nền đất, làm thân mía nổ vang như pháo…
Ở Pashupati – Kathmandu, đêm ấy là đêm không ngủ. Vào chập tối, tổng thống và thủ tướng Nepal (trước đây là chính nhà vua và toàn bộ hoàng tộc) đi đến ngôi đền thiêng để chiêm bái Shivalinga và cầu nguyện cho đất nước. Trên các sườn đồi và rừng cây xung quanh ngôi đền, hàng ngàn Sadhus (ẩn sĩ khổ hạnh của Hindu giáo, tiếng miền Nam gọi là Ông Đạo) gần như loã thể, mình trát đầy tro, mặt bôi vẽ các loại phẩm màu, tóc dài quấn quanh đầu ngồi bên các đống lửa hút cần sa trong các ống vố bằng đất (theo phong tục Hindu, cần sa là loại thuốc hút ưa thích của… Shiva, và theo luật bất thành văn hiện nay, sau khi chính quyền cấm trồng và sử dụng cần sa, thì chỉ có các Sadhus là được phép sử dụng).
Đêm về khuya, hơi lạnh bắt đầu thấm. Cũng như các thành phố khác của Nepal, Pokhara đi ngủ sớm. Chỉ còn con đường ven hồ Phewa, nơi tập trung các nhà hàng khách sạn cho khách du lịch tứ xứ là còn nhộn nhịp. Tây ba lô (và cả châu Á ba lô) vẫn còn nườm nượp ra vào các quán bar, hay tụ tập bên các đống lửa của người địa phương để “vui ké”, dù có thể chẳng biết đó là ngày lễ gì… Có hề gì, thế giới đã là một ngôi nhà chung, niềm vui kỷ niệm ơn cứu mạng có thể chia sẻ cho nhau, bất kể màu da, quốc tịch, tôn giáo. Chính vì thế, “cao bồi vườn miền Tây” mới có cơ hội trêu chọc các tiểu giang hồ mãi lộ Nepal…
Hẹn thư sau sẽ đưa các bạn “chíp” một anh chàng cao bồi đến từ… Barcelona (Tây Ban Nha). Bật mí xíu xíu: Hắn ta vỗ bụng khoe rằng “Tao, tao cũng khoái… Averell Dalton lắm!”…
Chào thân ái!
CAO BỒI NP
(Kathmandu, Nepal)
(Kathmandu, Nepal)
Lá thư Nepal 03: “Khi nào ta măm?”
“Namaste!”
Đó là câu chào của người Nepal và người Ấn Độ, với hai tay chắp trước ngực. Đó cũng chính là cách chào nguyên thuỷ của phật tử: “Nam mô”.
Tôi đã về lại Farmhouse, một nông trại nhỏ nằm ven hồ Phewa, ở ngoại ô Pokhara. Vừa gặp tôi, bà Gautam đã hỏi ngay: “Khana khayo?” (ăn cơm chưa?). Đây lại là câu chào thân mật của người Nepal. Nghèo cách mấy, khách đến nhà cũng phải mời cơm cho bằng được.
Nông trại có bốn phòng cho thuê, giá chỉ 5$/ngày. Quá “bèo”, so với giá rẻ nhất 20$/ngày của các khách sạn ở khu bờ hồ. Có lẽ vì vậy mà, khi tới Pokhara, khách du lịch khoái đến khu này mướn phòng. Không chỉ Tây ba lô mà cả khách trung lưu, dù khu này cách xa chợ búa, thiếu tiện nghi. Ngoài giá rẻ, có lẽ còn vì nơi này gần gũi thiên nhiên, thứ mà khách du lịch phương Tây muốn hưởng thụ, chứ không phải tiện nghi. Ngoài ra, nơi này còn là chốn “ăn chơi”. Ăn: cá tươi câu, hoặc lưới, ngay tại hồ; gà thả rong (không phải gà công nghiệp); rau củ hoa trái trực tiếp thu hoạch từ vườn. Chơi: chèo thuyền, dù lượn (paragliding), đạp xe, cỡi ngựa, câu cá, chạy bộ… hay đơn giản là… nằm khểnh giữa bãi cỏ mà ngắm trời, núi, ruộng, hồ, chim, bướm,…
Thoạt tiên, tôi không chú ý đến anh chàng cao kều ấy. Phòng hắn khoá cửa im ỉm suốt ngày, trong khi hắn lang thang đâu đó trong thành phố Pokhara và chỉ về lúc tối mịt. Buổi sáng thứ hai ở nông trại, khi tôi đang đứng vuốt ve chú ngựa Arun của tôi thì hắn cũng xuống chuồng ngựa.
“Ngựa của bồ hả?” – tay bưng tách cà phê bốc khói, hắn đến cạnh tôi và hỏi. Hắn có gương mặt dễ gây thiện cảm, với nụ cười toe toét phô cả hàm răng thưa ám khói thuốc lá. Mái tóc nâu quăn tít, dài chấm vai, như một gã hippy lạc về từ thập niên 1970.
Tôi gật, và chào hắn: ”Namaste!”
“Manuel, from Spain.” – hắn tự giới thiệu, sau khi tôi nói tên tôi – “Còn bạn bè gọi tớ là Lolo.”
- Sao bồ khoái ngựa? – tôi gợi chuyện.
- À, từ nhỏ, tớ đã mê chuyện cowboy.
- Spain, mà ở vùng nào?
- Barcelona.
- A, Barcelona! Football, Ronaldinho… – tôi bật ra.
- Bồ cũng khoái anh chàng hô đó hả?
- Khoái chứ, khoái cả Don Quixote, cả đấu bò tót và các matador…
Mắt Lolo sáng lên khi nghe tôi nhắc tới những đặc sản quê hương hắn.
Chúng tôi cùng ngồi xuống bậc thềm nhà và trò chuyện như một đôi bạn thân lâu ngày. Anh chàng hút thuốc như ống khói tàu. Mà không hút thuốc đóng trong bao. Vấn – xe – liếm, “sành điệu” như… cao bồi thứ thiệt. Điếu này vừa tàn, đã móc túi lấy gói thuốc rê ra vấn điếu khác. Thêm vài câu nữa thì tôi biết rằng hắn tuổi vừa ngoài ba mươi, đang làm thợ sơn tràng (trồng và khai thác rừng thông) ở… Đan Mạch. Vừa đi bụi ba tháng ở Ấn Độ, hiện làm một tua vài tháng ở Nepal, sau đó trở lại Đan Mạch làm việc tiếp, kiếm tiền để năm sau đi bụi ở… Việt Nam và Campuchia.
- Bồ hút thuốc như… Lucky Luke… – tôi nhận xét với giọng đùa cợt.
- Oh, bồ cũng biết Lucky Luke hả? – hắn trợn tròn mắt, kinh ngạc.
- Biết chứ. Ở Việt Nam cũng có dịch và xuất bản truyện này rồi – tôi hơi tự ái – Bồ đọc truyện này nhiều lắm hả?
- Uh, đọc vài chuyện thôi, chủ yếu là xem phim hoạt hoạ trên tivii…
- “Quand est-ce qu’on mange?” – đột nhiên hắn hỏi bằng tiếng Pháp, và khoái chí thấy vẻ mặt ngơ ngác của tôi. “When do we eat?” – hắn hỏi lại bằng tiếng Anh, và ôm bụng cười ngặt nghẽo. “Đó là câu tớ khoái nhất trong phim Lucky Luke… Ở nhà, anh chị tớ gọi tớ là… Averell…” – hắn cười khoái trá.
Mèng ơi! Thì ra hắn đang nhắc tới câu nói nổi tiếng của gã Averell Dalton: “Khi nào ta măm?”
“Tại sao?” – tôi hỏi giữa hai tràng cười.
“Vì hồi nhỏ, tớ rất ham ăn, luôn ăn vụng đồ ăn trong bếp…” – hắn xoa xoa cái bụng của mình – “Vả lại, tớ cũng thích nhất cái gã ngố ấy trong truyện Lucky Luke.”
- Tại sao? – tôi truy tiếp.
- À, hồi nhỏ thì tớ khoái cái ngố, ngây thơ, ham ăn của hắn. Sau này, nghiệm ra rằng bản chất trẻ con, cách nhìn trẻ con không bao giờ mất ở hắn đã làm cho mọi người đều khoái hắn. Averell Dalton cho ta một cái nhìn khác về thế giới, giống như qua tấm gương lồi lõm làm hình ảnh biến dạng đi, làm thế giới đa dạng hơn… Finally, he is a good man (gì thì gì, tóm lại gã là người tốt)…
Ông Gautam và người giúp việc bắt đầu đóng yên ngựa. Đầu tiên lót lên lưng ngựa hai tấm nệm bông, rồi phủ lên đó một tấm thảm Tây Tạng sặc sỡ, dệt từ lông trâu yak (loại thảm này rất bền và mắc: hơn 100USD một tấm). Kế đó mới buộc yên ngựa lên trên.
Chúng tôi leo lên lưng ngựa, bắt đầu làm chuyến đi quanh hồ Phewa.
Mới cỡi ngựa ba ngày mà xem ra Lolo cũng đã khá thành thạo. Phần tôi thì còn sượng lắm, chưa quen với cảm giác di chuyển trên mình ngựa, và cử động của thân thể để điều khiển ngựa. Hoá ra đâu có dễ, dù coi phim thấy các tay cao bồi phóng ngựa như bay, làm đủ trò trên lưng ngựa. Kỹ năng thì phải luyện, chứ không ai mới sinh mà có, kể cả “cao bồi” Mông Cổ… Thêm nữa, nếu muốn ngựa phóng nhanh thì phái thúc gót thật mạnh vào bụng ngựa…Chờiii, làm sao tôi có thể đối xử như vậy với Arun của tôi? Nên tôi cứ lẹt đẹt phía sau ngựa của Gautam và Lolo.
Ba chúng tôi thả ngựa đi từ từ trên con đường nhỏ ven hồ. Mỗi lần có xe hơi là phải nép qua một bên nhường đường. Mà tài xế Nepal rất kiên nhẫn. Lỡ có gặp phải súc vật đứng chắn ngang đường là dừng xe đợi nó đi qua rồi mới đi, không dám húc bừa như các bác tài Việt Nam. Tôi có lần chứng kiến một bác tài chờ hơn 10 phút, trong khi ba con dê nằm nhởn nhơ giữa đường… Yêu mến và chung sống hoà bình với các loài động vật là tánh tốt đã nằm trong máu của dân xứ này, rồi biến hoá thành tín ngưỡng… thờ động vật.
Đang đi, bỗng con ngựa của Lolo giở chứng, không theo sự điều khiển của cao bồi Tây Ban Nha mà cứ lủi xuống đám cỏ xanh mởn, bãi đáp của dân paragliding. Lolo kéo dây cương hết bên này đến bên khác mà nó cứ quay vòng vòng. Bất ngờ, yên ngựa tuột dây, Lolo đổ nghiêng qua một bên, chân mắc trong bàn đạp nên té dập mông huỵch xuống đất. Con ngựa thì mừng rỡ chạy lao ra bờ cỏ ven hồ để… gặm cỏ. Lolo nhà ta ngồi cười méo xẹo: “He is Averell… (nó là Averell)”.
Chúng tôi về đến nông trại khi mặt trời đã đứng bóng.
Như thường lệ, bà Gautam chào chúng tôi: “Khana khayo?”.
Cả hai chúng tôi xoa bụng và nói: “When do we eat?”, rồi phá ra cười. Bà chủ nhà há hốc mồm chẳng hiểu gì cả, có lẽ nghĩ rằng hai tay dở hơi này đã hoá rồ sau khi cỡi ngựa giữa trưa nắng. Vậy nên bà vội vàng chạy vô bếp, bưng ra… một bình nước lạnh to tướng…
Chào tạm biệt, và mời các bạn lần sau đến gặp chủ nhân của “Ngôi nhà của những rạng đông” – một đôi vợ chồng mù chữ có cô con gái đang học Y khoa ở… nuớc Anh.
When do we eat! Hê hê…
Cao Bồi NP
(Kathmandu, Nepal)
(Kathmandu, Nepal)
Lá thư Nepal 04: Lục tung kho báu Aladdin, săn… Lục-kỳ!
CHÂN BƯỚC THEO NHỊP… LẬT TRANG
Hồi đó, tôi học lớp Ba trường tiểu học Phan Thanh Giản ở Trúc Giang, Kiến Hoà (nay là Bến Tre). Từ hồi biết đọc, sách đã trở thành món nghiện của tôi. Còn nhớ cuốn đầu tiên tôi đọc năm lớp Hai không phải là truyện tranh, mà lại là cuộc phiêu lưu Hai vạn dặm dưới đáy biển của thuyền trưởng Nam-bộ (Nemo, hồi xưa sách thường phiên âm danh từ riêng sang âm Hán-Việt). Tôi mê sách tới mức ăn cơm cũng kè kè một cuốn sách trên tay, và thường một bữa ăn kéo dài hàng tiếng đồng hồ vì… đọc sách.
Cũng vì mê sách mà tôi có một kỷ niệm đáng nhớ với anh bạn ấy: chàng cao bồi Lục-kỳ (Lucky Luke, gọi gọn, theo âm Hán-Việt) của chúng ta. Thời đó, mỗi tháng thầy ban khen bảng danh dự cho năm trò đứng đầu lớp. Tháng ấy, khi tôi được bảng vàng danh dự cho hạng nhất trong lớp, ba tôi thưởng tôi một đồng kền 20 đồng (giá trị lớn lắm vào thời đó, với một nhóc tiểu học, vì đi học hàng ngày chỉ có đồng 1 đồng thôi). Ngày hôm sau, sau khi tan trường, tôi phi thẳng đến Thuận Hoà – một trong hai nhà sách lớn nhất của Kiến Hoà lúc ấy, nằm ngay bùng binh trung tâm. Tôi hoa mắt trước những bìa sách đẹp bày trong tủ kiếng, chỉ muốn ôm hết chạy về nhà đọc cho sướng. Nhưng sức người có hạn, 20 đồng tiền thưởng chỉ có thể mua được một cuốn duy nhất mà thôi. Lựa và chọn rất lâu… cuối cùng tôi “nhón” anh chàng cao bồi Lục-kỳ ra khỏi tủ kiếng (không còn nhớ là tựa gì, truyện tranh khi ấy chỉ có bìa in màu, còn các trang ruột in trắng đen trên giấy xấu).
Từ tiệm sách về tới nhà tôi chừng 500m, mắt tôi dán vô hình trong sách, chân bước theo nhịp… lật trang. Về tới cửa nhà thì tôi cũng “ngốn” xong cuốn Lục-kỳ nóng hổi dưới trưa nắng. Xui cho tôi, ba tôi ngồi ngay cửa ra vào và đã thấy thằng út của ông vừa đi vừa đọc sách.
Thường thì ông rất hãnh diện khoe với mọi người thằng út mê sách của ông. Tôi vừa bước vào cửa là ông hỏi: “Coi sách gì vậy con?”. Tôi hồn nhiên giơ cái bìa sách về phía ông. Ba tôi thiếu điều té cái đùng ra khỏi ghế khi thấy hình Lục-kỳ nhà ta tay cầm súng, miệng ngậm điếu thuốc choán gần hết cái bìa sách sặc sỡ.Thời ấy, tiếng cao bồi hàm nghĩa rất xấu, dùng ám chỉ những người có hành vi côn đồ, lưu manh, coi thường luật pháp. Mắng “Đồ cao bồi!” tương đương như đồ mất dạy, lưu manh. Miền Nam có từ “cao bồi vườn”, miền Bắc có từ “cao bồi Phủ Lý” hàm ý khinh miệt kẻ lưu manh nhà quê, chưa đủ “tầm” để thành giang hồ thứ thiệt. Rồi còn có… “tướng cao bồi”… nổi tiếng xấu với những trò ngông, giật gân trong khi đất nước đắm chìm trong loạn lạc…
Quay lại với ba tôi, may mà ông kìm được không xáng cho đứa út cưng cái bạt tay nào. Cao bồi, bắn súng, rồi còn hút thuốc nữa chứ (anh tôi có lần bị trận đòn thê thảm vì bị bắt gặp lén hút thuốc trên… mái nhà). Không cần biết nội dung cuốn sách ra sao, ba tôi quát anh Chín tôi chở tôi bằng xe đạp trở ra tiệm sách để trả lại cuốn sách. Anh tôi (năm đó 17 tuổi, cũng là “tay ghiền” sách có hạng) trên đường đi tấp vào một vỉa hè và ngốn ngấu với tốc độ… Pony Express cuốn truyện tranh của tôi. Xong, anh cười và dặn đi dặn lại rằng: “Mày đừng nói là mày đọc xong rồi nhe!”. Hai anh em vô nhà sách, anh tôi trình bày rất lễ phép rằng thì là em nó còn nhỏ không biết lựa sách, rằng ba tôi sợ nó đọc sách cao bồi rồi hư, bla bla bla… Dĩ nhiên nhà sách không cho chúng tôi trả lại sách. Tuy nhiên, sau khi hỏi và được tôi gật đầu xác nhận chưa đọc cuốn sách, ông chủ tiệm đã tin (hay làm ra vẻ như tin) rằng nhóc tì như tôi không thể ngốn hết cuốn sách trên đường đi. Cuối cùng, ông và anh tôi đi đến giải pháp dung hoà là cho đổi lấy cuốn khác, không phải… truyện cao bồi. Quyền quyết định không phải là tôi nữa, và ông anh của tôi chộp lấy tập mới nhất của bộ Sĩ-Phú (Spirou) đang bày ở mặt tiền nhà sách, bộ truyện anh ghiền và đang sưu tập. Anh giấu cuốn sách dưới vạt áo sau lưng khi về đến nhà, và nói dối ba tôi là đã trả cuốn sách lại rồi. Phần tôi sau đó dĩ nhiên là bị phạt. Nhưng có hề gì, tôi được coi ké bộ Sĩ-Phú của anh tôi và được đổi năm cái máy bay mô hình bằng nhựa cho tập Sĩ-Phú mới nhất ấy…
CHUYỆN “HÀNG SALE” VÀ CÁI BÓNG… LÁNG GIỀNG
Lang thang hôm chủ nhật rồi trong những hiệu sách ở Kathmandu, ký ức ngày xưa ùa về như thác đổ. Tôi cười mà rơm rớm nước mắt khi trông thấy những quyển truyện tranh của tuổi thơ tôi nay in thật đẹp, bày trên các kệ sách. Rồi tôi lần mò lục khắp, từ các kệ sách bên ngoài cho đến kho sách bụi bặm bên trong, để tìm anh bạn cũ Lục-kỳ. Nhưng bói chẳng đâu ra một cuốn Lucky Luke!
Đó là ngạc nhiên lớn nhất của tôi về các nhà sách ở ngay thủ đô của Nepal. Ở đây, bạn có thể tìm thấy nhà sách chuyên đề với những sưu tập khổng lồ về văn hoá, tôn giáo Tây Tạng, Hy Mã Lạp Sơn,… Bạn có thể tìm thấy những hiệu sách cũ cho đổi sách 50% giá bìa sau khi đọc xong, hoặc nhận đổi CD, camera, laptop… lấy sách. Bạn cũng có thể choáng khi vào nhà sách Pilgrims, nơi mà tôi hay gọi đùa là ”kho báu Aladdin”. Đó là một toà nhà lớn ba tầng, đầy ắp sách, đồ lưu niệm, văn hoá phẩm, đồ cổ và… một kho sách hiếm – cổ, có tuổi từ vài chục đến vài trăm năm, giá bét nhất cũng 300USD một cuốn… Bạn có thể tìm thấy các collection Tintin, Astérix, Spirou,… song lại không thể tìm ra Lục-kỳ!
Tôi đã rảo qua hàng trăm kệ sách, lục tung các kho sách, kiểm tra trên màn hình máy tính của các nhà sách. Kể cả tìm đến Phòng sách thiếu nhi – nơi trước đây vốn là dinh thự của một hoàng thân Nepal, nay chuyển đổi thành Thư viện Quốc gia. Kể cả tìm đến thư viện nổi tiếng của hoàng thân Kaiser – người có thú sưu tầm sách và đã sưu tầm được một kho sách khổng lồ đầy giá trị, tới mức cả các học giả nổi tiếng Âu Mỹ cũng tìm tới tham khảo… Vậy mà tôi vẫn chưa thể tìm ra bất kỳ cuốn Lucky Luke nào, mặc dù hầu hết các chủ tiệm, hay thủ thư, đều biết đến bộ sách này.
Theo số liệu của Pilgrims, cách đây ba năm, họ có nhập về lô sách gồm năm tập Lục-kỳ, xuất bản ở… Ấn Độ. Nay, họ đã không còn cuốn Lục-kỳ nào trong nhà sách nữa. Thất vọng, tôi làm lại “cuộc săn” của mình từ dưới đất lên đến tầng áp mái của nhà sách Pilgrims. Cuối cùng, tôi lôi ra được một “anh Lục-kỳ” duy nhất, nằm ngủ quên trong đống sách bán sale (giảm giá 50%). Mừng húm!
Đó là tựa Một cuộc phiêu lưu của Lục-kỳ – Gánh xiếc Viễn Tây, do nhà Tara Press xuất bản năm 2007 tại… Ấn Độ. Sách in màu offset trên giấy trắng dầy, rất đẹp, nên giá khá cao: 280 rupee Nepal (tương đương khoảng 80.000 đồng Việt Nam). Thú thật, tôi lấy cuốn đó vì là cuốn Lục-kỳ duy nhất còn lại ở Kathmandu thời điểm này, và vì giá giảm 50%. Có lẽ vì giá bán cũng là một lý do khiến Lucky Luke đã trở lại thị trường Ấn Độ nhưng không tạo được “cơn sốt” như các nhà xuất bản mong đợi.
Theo nghiên cứu của Comicology, một website cho dân ghiền truyện tranh ở Ấn Độ, thị̣ trường truyện tranh ở Ấn trị giá 3.000.000.000 rupee Ấn (khoảng gần một tỷ USD), và sẽ phát triển 40% trong vài năm tới. Không lạ gì khi các nhà xuất bản lao vào cuộc chạy đua tìm kiếm những tựa sách có thể làm nên cơn sốt ở thị trường tiềm năng hơn cả Mỹ, châu Âu, Nhật nhưng chưa được khai thác đúng mức này (Ấn có tròm trèm một tỷ dân, tỷ lệ có học và biết tiếng Anh rất cao; hơn nữa Ấn còn khống chế thị trường các nước Nam Á khác như Nepal, Sri Lanka, Bangladesh, Bhutan). Trong cuộc chạy đua ấy, năm 2007 Tara Press đã thăm dò thị trường bằng sê-ri năm tựa sách của bộ Lucky Luke - anh chàng cao bồi đã nhiều năm vắng bóng trên thị trường Ấn. Đó là các tập The Dashing White Cowboy, The Tenderfoot, Ma Dalton, Jesse James, Western Circus. Thật đáng ngạc nhiên là sau khi xuất bản năm tựa này, Tara Press không ra thêm bất kỳ tựa nào nữa, dù sê-ri Lucky Luke đã bán hết sạch, do bạn đọc Ấn nồng nhiệt đón nhận.
Năm 2008, Lion Comics xuất bản Lucky Luke bằng tiếng… Tamil (một ngôn ngữ phổ thông ở Nam Ấn), và CineBook nhập Lucky Luke bằng tiếng Anh từ châu Âu. Cả hai đều gặt hái kết quả rất tốt, nhờ công marketing của Tara Press trước đó. Theo đà ấy, năm 2009, EuroBooks – chi nhánh Ấn Độ của công ty EuroKids International Limited – đưa ra thị trường 24 tựa Lucky Luke. Trong đó, riêng Lion Comics – bá chủ thị phần truyện tranh tiếng Tamil – cứ đều đều phát hành mỗi tháng một tựa Lucky Luke cho tới nay.
Rõ ràng thị trường xuất bản của Nepal hầu như bị khống chế bởi các nhà xuất bản Ấn. Các nhà xuất bản địa phương chỉ chiếm một thị phần rất nhỏ, kể cả sách giáo khoa bằng tiếng Nepali cũng in rồi nhập từ Ấn. Không lạ gì thị trường sách của Nepal là cái bóng mờ của Ấn. Nhưng lạ là, mặc dù Lục-kỳ đã trở lại với thị trường Ấn vài năm nay nhưng giới kinh doanh sách ở Nepal không mấy mặn mà với việc nhập Lucky Luke. thậm chí có thể nói là không thèm nhập. Có thể vì giá cao so với túi tiền người Nepal? Có thể do không tương hợp về văn hoá? (Người Nepal không ưa bạo lực, bắn giết… Dù Lục-kỳ không bắn chết ai bao giờ, nhưng tâm lý mà, giống như ba tôi hồi xưa, cứ thấy cao bồi cầm súng là liên tưởng đến bạo lực, chưa cần biết nội dung ra sao.) Trong khi đó, những truyện tranh bạo lực thật sự, kể cả bằng tiếng Nepali do chính hoạ sĩ Nepal vẽ. thì bày đầy trên các kệ sách. Thật là một thiệt thòi cho dân ghiền Lucky Luke ở Nepal!
Thân mến chào các bạn nhân ngày First News mang Lucky Luke trở lại Việt Nam. Chúc các bạn có những chuyến phiêu lưu thú vị cùng Lục-kỳ nói tiếng Việt của chúng ta!
CAO BỒI NP
(Kathmandu, Nepal)
(Kathmandu, Nepal)