Thứ Bảy, 22 tháng 9, 2012

THÍCH HUYỀN DIỆU – CHÂN TƯỚNG VÀ SỰ THẬT : TRÒ HỀ TRUYỀN THÔNG





Vow! Bài này Thám tử Lý Phong viết quá hớp.... NP

Link ở đây





THÍCH HUYỀN DIỆU – CHÂN TƯỚNG VÀ SỰ THẬT : TRÒ HỀ TRUYỀN THÔNG



“Tác Phẩm Để Đời” của Huyền Diệu
Lý Phong: Xin mời Quý Vị xem qua lá thư của một nhân chứng 
đã từng tiếp xúc với Huyền Diệu,thần tượng ông ta và rồi vỡ mộng:

Lời của nhân chứng P.T.Ngà:
 “Đọc cuốn sách “Khi hồng hạc bay về”  chúng ta cứ ngỡ ông Quốc 
là một ” thánh tăng” nhưng sự thật không phải như vậy. Lần đầu tiên 
tôi gặp ông tại buổi tiệc tiếp đón do bà Lệ- chủ Công ty Văn hóa 
Phương Nam- tổ chức ở một restaurant tại Thanh Đa khi ông 
từ Ấn Độ về vào tháng 6/2005, tôi bị choáng ngợp trước những lời lẽ 
hùng biện của ông. Hôm đó ông giao tận tay bản thảo cuốn sách tự truyện 
của ông cho bà Lệ, và thật ngạc nhiên chỉ ba ngày sau ông đã có sách 
"Khi Hồng Hạc Bay Về" đem biếu tặng mọi người.

Thứ Năm, 20 tháng 9, 2012

THÍCH HUYỀN DIỆU – CHÂN TƯỚNG VÀ SỰ THẬT- BÀI 2 : AI LÀ NGƯỜI PHỤC HƯNG THÁNH ĐỊA LUMBINI? PHẦN I


THÍCH HUYỀN DIỆU -CHÂN TƯỚNG và SỰ THẬT - BÀI 2 
 
Lý Phong: Suốt hơn 10 năm nay, truyền thông Việt Nam lập đi 
lập lại những lời kể của Huyền Diệu về công đức phục hưng 
thánh địa Lumbini của ông ta và biến ông thành một thánh tăng. 
Đây là hai đoạn trích từ báo Công An Nhân Dân
của Trung Tướng Hữu Ước và Doanh Nhân Saigon cuối tuần 
của Trần Trọng Thức:  
 
“Tôi đã rất may mắn khi được tiếp kiến với thầy Huyền Diệu - 
Chủ tịch Liên đoàn Phật giáo thế giới trong một khoảng lặng 
thời gian giữa sự bận rộn, gấp gáp trong chuyến trở về Việt 
Nam lần này của thầy, để ra mắt bộ sách: "Lòng tri ân và sức
mạnh mầu nhiệm" và cuốn "Khi Hồng Hạc bay về và những điều 
mầu nhiệm".Cả hai cuốn sách do Nhà xuất bản Văn Nghệ TP Hồ 
Chí Minh ấn hành tháng 6/2008”
Trung Tướng Hữu Ước – Tổng Biên Tập Báo Công An Nhân Dân Việt Nam


Huyền Diệu và Trung tướng Hữu Ước
 

Bìa cuốn sách của Thích Huyền Diệu
“* Thầy đã dựng lều, phát nguyện ở lại Lâm Tỳ Ni ngay sau khi làm lễ động thổ chùa. Thầy đã xoay xở như thế nào khi mà chùa ở Bồ Đề Đạo Tràng chưa xây xong?  - Nhiều người cũng can ngăn tôi không nên lưu lại. Một phần là vì nơi tôi dựng lều hoang vu, nhiều thú dữ như rắn, chó sói…, phần khác là do đi vội nên tôi chỉ kịp mang theo người có 60 USD. Nhưng đó chỉ là những khó khăn bước đầu. Phần lớn cư dân ở Lâm Tỳ Ni là người Hồi giáo và Ấn Độ giáo, vốn là quốc giáo của Nepal. Điều tôi lo ngại nhất là những phần tử cực đoan trong cộng đồng này sẽ gây phiền nhiễu cho đến chừng nào tôi chịu đựng không nổi và phải bỏ đi. Hàng ngày, tôi tụng kinh, trì chú, niệm Phật, tọa thiền, mong tìm ra một giải pháp tối ưu để có thể bảo vệ và phát triển Lâm Tỳ Ni. Ý tưởng biến Lâm Tỳ Ni thành một Liên Hiệp Quốc Phật giáo đã nảy ra trong đầu tôi. Tức là làm sao thuyết phục mỗi nước tự đứng ra xây một ngôi chùa ở Lâm Tỳ Ni. Ngoài ý nghĩa bảo vệ thánh địa, việc ngôi chùa của một nước tại Lâm Tỳ Ni sẽ khiến đất nước đó dần dà gắn bó với mảnh đất này. Nghĩ là làm, tôi quyết định thành lập một “Ủy ban sứ giả quốc tế” quy tụ một số anh em có tâm nguyện mong muốn Lâm Tỳ Ni phát triển đang làm việc trong các tổ chức quốc tế, phụ trách vận động các nước. Về phần mình, tôi cũng tận dụng triệt để mọi mối quan hệ để thuyết phục chính phủ một số nước và các tổ chức Phật giáo trên thế giới tham gia vào chương trình này.

Huyền Diệu “nổ” về công lao phục hưng thánh địa Lumbini của hắn

* Xin thầy cho biết hiện đã có bao nhiêu nước hưởng ứng lời kêu gọi của thầy?  - Liên Hiệp Quốc Phật giáo Lâm Tỳ Ni hiện có 25 thành viên, và chắc chắn đây chưa phải là con số cuối cùng. Việc xây dựng chùa của các nước đã khiến thánh địa hồi sinh. Từ một vùng đất lạc hậu, hiện nay Lâm Tỳ Ni đã có đường dây điện thoại trong nước và quốc tế, phủ sóng điện thoại di động, kết nối Internet. Chương trình xây chùa của các nước còn tạo ra hàng ngàn việc làm cho cả lao động nước ngoài và địa phương, kèm theo đó là sự phát triển của các dịch vụ đi kèm. Sự phát triển vượt bậc của Lâm Tỳ Ni là một điều mầu nhiệm, ngay cả Quốc vương Birendra và các trào Thủ tướng của Nepal cũng bất ngờ.  
Theo THƯỢNG TÙNG Doanh nhân Sài Gòn Cuối tuần”   

Sự thật của việc phục hưng thánh Địa Lumbini ra sao? Ai là người chủ xướng và là tác giả thực sự của việc phục hưng thánh địa Lumbini? Xin mời quý vị xem bài bên dưới đây:
 
 
 
 AI LÀ NGƯỜI PHỤC HƯNG THÁNH ĐỊA LUMBINI?

PHẦN I :TỔNG THƯ KÝ LIÊN HIỆP QUỐC U THANT

Xin giới thiệu đến quý bạn đọc tập sách "Lumbini Beckon" 
(Lumbini vẫy gọi)của tác giả Basanta Bidari, một viên chức 
khảo cổ của chính phủ Nepal, ngườiđã làm công việc khảo cổ 
ngay tại Lumbini liên tục 25 năm qua, có thể coi
như là một sử gia của Lumbini. Email của Basanta Bidari là:
 asokanpillar@yahoo.com
Lý Phong xin tạm chuyển ngữ những đoạn quan trọng, phần scan 
nguyên bản của cuốn sách này bằng tiếng Anh nằm bên dươí.
  • trang i và ii, phần tựa của Hòa Thượng Vivekananda Trung 
    Tâm Thiền Vipassana Panditarama Lumbini :"Vào năm 1956, 
    Quốc vương Mahendra của Nepal đã khởi đầu việc phục hưng 
    Lumbini bằng việc làm một con đường dẫn vào Lumbini [vào 
    thời điểm đó thánh địa Lumbini chỉ có đường mòn, không có 
    đường cho xe 4 bánh vào- chú thích của Lý Phong],xây dựng 
    một ngôi chùa quốc gia và dựng một trụ đá
    [không phải trụ đá Asoka- LP]
  • trang 49, Chương 9 Phần A:" Vào dịp Đại Hội 4 của World 
    Fellowship of Buddhist (Hội Ái Hữu Phật Giáo Thế Giới) 
    tại Kathmandu, Nepal năm 1956, các đại biểu thế giới đã 
    bày tỏ sự cần kíp của việc phục hưng Khu Vườn Thiêng ở 
    Lumbini, và phát triển nó phù hợp với tầm quan trọng về 
    lịch sử và tôn giáo của thánh địa này. 
    Quốc vương Mahendra  đã bày tỏ sự trợ giúp nhiệt tình 
    trong việc cung cấp hạ tầng cơ sở và tái tạo môi trường 
    Phật giáo[ở Lumbini]: một ngôi chùa, một nhà nghỉ, 
    đường giao thông đã được xây dựng."
  • trang 50: " Chuyến hành hương của Tổng Thư ký Liên Hiệp 
    quốc đầu tiên tới Lumbini, U Thant, vào năm 1967 đã trở 
    thành một bước ngoặt trong lịch sử của việc phát triển
    Lumbini." "... Ấn tượng sâu sắc bởi sự linh thiêng của 
    Lumbini, Ông đã bàn thảo với chính phủ Nepal cách nào 
    tốt nhất để phát triển Lumbini thành một trung tâm hành 
    hương và du lịch tầm cỡ quốc tế." "...U Thant kêu gọi 
    cộng đồng quốc tế trợ giúp.
    Sự đáp ứng là nhiệt thành, và Ủy Ban Phát Triển Lumbini 
    được thành lập với 13 quốc gia gồm: Afghanistan, Myanmar, 
    Cambodia, India, Indonesia, Japan, Laos, Malaysia, Nepal, 
    Pakistan, Singapore, Sri Lanka, Thailand. Hai quốc gia 
    tham gia sau này năm 1972 là Bangladesh và Bhutan." 
    [Việt Nam Cộng Hòa cũng là thành viên Ủy Ban này năm 
    1974, nhưng sau đó ghế này bỏ trống cho đến nay - LP]

    Quốc Vương Nepal Mahendra và Tổng Thư Ký Liên Hiệp quốc U Thant

Thứ Ba, 18 tháng 9, 2012

THÍCH HUYỀN DIỆU – CHÂN TƯỚNG VÀ SỰ THẬT : BÀI 1





   Hoan Hô! Thám Tử Lý Phong đã bắt đầu đăng loạt bài về chân tướng Thích Huyền Diệu. 12 câu hỏi của Thám tử Lý Phong quả là những tử huyệt của Huyền Diệu. Nếu Thám tử Lý Phong điểm được những tử huyệt này thì HD sẽ chết đứng. Tôi sẽ gửi đến Thám tử Lý Phong những bằng chứng góp phần giải đáp một vài câu hỏi của Lý Phong.
         Nguyễn Phú

Link của Blog này:

http://thamtulyphong.wordpress.com/

THÍCH HUYỀN DIỆU – CHÂN TƯỚNG VÀ SỰ THẬT

 BÀI 1

NHỮNG CÂU HỎI VỀ THÍCH HUYỀN DIỆU

Thích Huyền Diệu đang nổ tại VNPQT ở Nepal

  1. Lâm Trung Quốc (tức Thích Huyền Diệu) tốt nghiệp đại học
    Sorbonne năm nào? Khoa gì? Làm luận án Tiến sĩ sử học tại
    Sorbonne năm nào? đề tài gì?
  2. Lâm Trung Quốc được mời dạy tại đại học nào? Môn gì? Có ai
    mời Tiến sĩ sử học dạy môn bang giao quốc tế không?
  3. Lương giáo sư đại học là bao nhiêu? có đủ để Lâm Trung quốc
    cất lên hai ngôi chùa hoành tráng ở Ấn Độ và Nepal không?
  4. Lâm Trung Quốc quy y tại chùa nào? Thầy bổn sư là ai? Lễ 
    xuất gia vào ngày tháng năm nào?
  5. Ai là người đề xướng việc phục hưng thánh địa Lumbini sau khi
    thăm viếng nơi này vào năm 1967 với vua Nepal? U Thant – Tổng 
    Thư Ký Liên Hiệp Quốc người Miến Điện hay một người không có 
    tên tuổi gì trên thế giới như Lâm Trung Quốc?   

SỰ THẬT VỀ VIỆT NAM PHẬT QUỐC TỰ CỦA HUYỀN DIỆU

 Mình vừa được mách một Blog mới toanh có tên rất hấp dẫn: THÁM TỬ LÝ PHONG (http://thamtulyphong.wordpress.com
  Ngay bài đầu tiên đã rất giựt gân rồi. Mình ở Nepal nhiều năm nên có biết tay Huyền Diệu này. Đang hồi hộp chờ Thám tử Lý Phong bật mí chân tướng nhân vật bịp bợm này.


http://thamtulyphong.wordpress.com/2012/09/17/hoi-ky-viet-nam-phat-quoc-tu/

Hồi Ký Việt Nam Phật Quốc Tự

Lời chào đầu tiên của Thám Tử Lý Phong:
 Thân mến chào các bạn! Lý Phong vốn thần tượng Sherlock 
 Homes nên lang bạt giang hồ khắp chốn,dấn thân phiêu lưu
 từ cung điện vàng son đến chốn bùn lầy uế tạp. Tự giao phó 
 cho mình cái nhiệm vụ tìm ra sự thật, 
 bởi vì hắn cảm nhận rằng trời ban cho hắn một khả năng 
 rất khó chịu: nhìn xuyên thấu vào những góc tối tăm của 
 người đối diện. Các bạn nếu có những oan khuất, kỳ án,
 nghi ngờ... xin hãy liên lạc với Lý Phong 
(Email: thamtulyphong@y7mail.com),
 hắn sẽ cố hết sức mình mang ra ánh sáng SỰ THẬT và 
 CHỈ SỰ THẬT để giúp các bạn giải tỏa nhu cầu khát khao
 sự thật. 
   Bài sau đây là bài dẫn lại từ Blog của Yên Tử Sơn do
 một người bạn gửi cho Lý Phong nhờ tìm hiểu giúp sự 
thật về nhân vật mang tên Thích Huyền Diệu (có các bí 
danh khác như: Người Làm Vườn kiêm quét chùa, Chủ Tịch
 Liên Đoàn Phật Giáo Thế giới(bịa đặt)...)
Sau khi đã đọc các bài viết của Yên Tử Sơn, Lý Phong đã
 điều tra và có được những chứng cứ xác thực về nhân vật
 bịp bợm này.
   Mời các bạn đọc loạt bài Phóng Sự Điều Tra: THÍCH 
HUYỀN DIỆU - CHÂN TƯỚNG và SỰ THẬT, sẽ được đăng tải
trên blog này.
 
Đây là link của blog Yên Tử Sơn, người đã trực tiếp sống ở Việt Nam Phật Quốc Tự – Ấn Độ gần 03 tháng cuối năm 2011:
http://yentuson.blogspot.com/2012/05/hoi-ky-viet-nam-phat-quoc-tu-loi-mo-au.html
Những câu-đoạn được Lý Phong tô đậm bằng màu xanh-đỏ là những câu đoạn quan trọng cho thấy tâm địa của Huyền Diệu
Yên Tử
Tác giả Yên Tử Sơn

Hồi Ký Việt Nam Phật Quốc Tự – Lời Mở Đầu

Nếu “sát thủ” này là một “thầy tu” thì tôi muốn hỏi cái định nghĩa trong tiếng Việt  ” Thầy Tu Là Gì ?”
Nhuận Đạt