Đấy chính là slogan của blog Nguyễn Phú Nepal... :D.
Sau 09 năm ở Nepal (giai đoạn đầu 07 năm liên tục, không kém "Seven years in Tibet" hehe_), càng ngày mình càng thấy rằng, đối với mình quả thực một đời là không đủ ... để sống, để khám phá và để yêu một vùng đất mà mình đã chọn làm quê hương thứ hai.
Ngày đông lạnh giá, lần giở lại những hình ảnh cũ thu thập suốt mấy năm qua, xin chia sẻ với các bạn câu chuyện về lịch sử du lịch Nepal.
***************
Nepal đóng cửa với thế giới bên ngoài mãi cho đến thập niên 50 của thế kỷ trước.
Lịch sử của ngành du lịch Nepal tuy mới 60 năm nhưng cũng có nhiều chuyện thú vị.
Sau khi chiến tranh thế giới thứ 2 kết thúc vào năm 1945, những chàng trai tràn trề nhiệt huyết đã bị đun sôi bởi những phấn khích trên các chiến trường lũ lượt cởi áo lính để quay về đời sống dân sự.
Chưa có Internet, TV chưa phát triển đến mức LIVE... đấy là thời của báo in. Sau gần cả thập niên nóng sốt với các tin chiến trận, báo chí không đành rời bỏ vị trí làm người tiêm "doping" cho công chúng. Thế giới bao giờ cũng cần có những anh hùng!
Sau 05 năm vắng lặng các tin tức giật gân. Các tin chiến trường từ Triều Tiên, Bắc Việt Nam đã trở thành quá nhàm sau cả thập niên chiến tranh, người ta mong chờ những tin tức vang dội về những anh hùng mới "không mặc áo lính".
Thế là một cuộc chạy đua giữa các cường quốc bắt đầu. Cuộc chạy đua "CHINH PHỤC ĐỈNH CAO NHÂT TRÊN BỀ MẶT ĐỊA CẦU".
Anh, Pháp, Mỹ, Nga... chạy đua ráo riết để cắm cờ trên đỉnh núi cao nhất hành tinh.
(Câu chuyện về Everest xin dành cho Lá thư Nepal kỳ sau vì dài lắm...:D )
Từ India, bằng kỹ thuật quan trắc người ta đã đo đạc và xác định đỉnh núi cao nhất trên thế giới nằm ở biên giới Nepal-Tibet từ cuối thế kỷ 19.Nhưng 2 cuộc chiến tranh thế giới và trình độ kỹ thuật đã không cho phép các nhà thám hiểm đặt dấu chân của mình lên đó suốt hơn nửa thế kỷ kể từ ngày xác nhận độ cao của nó.
Các nhà thám hiểm-leo núi đã đặt nickname cho các ngọn núi cao trên 8.000m là Eight-Thousanders. Ngọn núi đầu tiên trong top 8000m chính là Annapurna I, cao 8.091m trên mực nước biển, vì thế là mục tiêu đầu tiên cần phải chinh phục. Thị trấn gần nhất làm bàn đạp để chinh phục Annapurna chính là Pokhara. Ngày ấy Pokhara chỉ là một cái làng nhỏ bên hồ Phewa tĩnh lặng.
Vì không thể vào được Tibet, những nhóm leo núi phải đóng những khoản tiền lệ phí khổng lồ để được chính phủ Hoàng gia Nepal cấp giấy phép vào Nepal chinh phục các đỉnh núi (trung bình 3-5.000USD/người, một số tiền khổng lồ vào cuối những năm 1940). Ngày ấy, Nepal vẫn không cho phép người nước ngoài vào Nepal. cho nên chính các nhà leo núi là những khách du lịch đầu tiên của Nepal, cũng như tạo nên lịch sử du lịch của Nepal.
Sau khi vào Nepal từ phía India, họ sẽ dừng chân đầu tiên ở thị trấn biên giới Bhairahawa để mua sắm lương thực (trang thiết bị và xăng dầu thì phải chuyển từ India qua). Sau đó họ băng qua Butwal để lên Pokhara. Những nhóm leo núi tập trung ở Pokhara, cạnh tranh nhau, chạy đua với nhau, thậm chí chơi xỏ nhau để tranh leo lên được ngọn núi 8.000m đầu tiên. Thời điểm ấy, ngành leo núi còn non trẻ, chưa ai có kinh nghiệm gì về việc leo lên cao quá 7.000m, vì thế kinh nghiệm chinh phục Annapurna sẽ rất hữu dụng cho việc chinh phục Everest. Đồng thời cũng dễ xin giấy phép leo Everest hơn. (chính phủ Nepal lúc ấy chỉ mới cấp giấy phép leo Annapurna để thử nghiệm, vì các đỉnh núi tuyết là thiêng liêng trong tín ngưỡng Nepal, nên họ phải thử nghiệm với ngọn núi thấp nhất để... xem sao...:D )
Nhờ độ nóng sốt của cuộc chạy đua chinh phục các đỉnh núi tuyết, Pokhara nổi tiếng trong những năm năm mươi của thế kỷ trước . Đã có một thời gian , tên của Pokhara nằm trên tất cả các Headline của tất cả các tờ báo hàng ngày của thế giới. Đó là thời gian mà tất cả những kẻ mạo hiểm và dũng cảm của thế giới, những anh hùng của thời điểm đó, những tay chơi liều mạng tập trung về Pokhara. Cùng với đó, các dịch vụ cũng sinh ra để đáp ứng cho nhu cầu của những kẻ mạo hiểm không bao giờ quan tâm đến chuyện tích trữ tiền bạc (có nhiêu xài hết bấy nhiêu rồi kiếm tiếp để xài...cái này giống mình nè :D ). những Guest house, bar đầu tiên của Nepal mọc ra ở Pokhara, và sẽ là nền móng cho ngành du lịch của Nepal sau này... Cuộc đua khởi động từ cuối những năm 40, mãi cho đến ngày 14/05/1950 chín nhà leo núi Pháp đạt đến đỉnh Annapurna I - 8,091 mét trên mực nước biển lập nên kỷ lục đầu tiên chinh phục Eight-Thousanders. Những đỉnh khác lần lượt bị chinh phục trong những năm kế tiếp : Sagarmatha - Everest 1953 , Chogori - 1954 , Kangchenjunga - 1955 , và Lhotse năm 1956.
Trong thập niên năm mươi , hàng trăm nhóm thám hiểm và các nhóm leo núi đến thăm Nepal để chinh phục 121 đỉnh cao hơn 6.000m.
Hồ Phewa của Pokhara suốt thập niên 1950 đã gặp mặt hầu hết các anh hùng lãng mạn nhất của thời đại đó.
Thập niên 1960, nước Mỹ sa vào vũng lầy Việt Nam.
Đầu thập niên 1970, phong trào Hippy từ Âu Mỹ lan ra khắp mọi nơi.
Những tín đồ Hippy bắt đầu đi bụi từ châu Âu xuyên qua châu Phi... cuối cùng đến India tạo nên cái mà sau này trở thành huyền thoại "HIPPY TRAIL".
Nepal cũng bắt đầu nới lỏng quy chế cấp visa. Thế là dân Hippy tràn vào Thiên đường Nepal, nơi cho đến tận năm 1973 vẫn còn buôn bán thuốc phiện tự do và hợp pháp (marijuana, hashish và opium). Một lần nữa, cái tên Nepal lại tỏa sáng trên bản đồ du lịch.
Sau 09 năm ở Nepal (giai đoạn đầu 07 năm liên tục, không kém "Seven years in Tibet" hehe_), càng ngày mình càng thấy rằng, đối với mình quả thực một đời là không đủ ... để sống, để khám phá và để yêu một vùng đất mà mình đã chọn làm quê hương thứ hai.
Ngày đông lạnh giá, lần giở lại những hình ảnh cũ thu thập suốt mấy năm qua, xin chia sẻ với các bạn câu chuyện về lịch sử du lịch Nepal.
***************
Nepal đóng cửa với thế giới bên ngoài mãi cho đến thập niên 50 của thế kỷ trước.
Lịch sử của ngành du lịch Nepal tuy mới 60 năm nhưng cũng có nhiều chuyện thú vị.
Sau khi chiến tranh thế giới thứ 2 kết thúc vào năm 1945, những chàng trai tràn trề nhiệt huyết đã bị đun sôi bởi những phấn khích trên các chiến trường lũ lượt cởi áo lính để quay về đời sống dân sự.
Chưa có Internet, TV chưa phát triển đến mức LIVE... đấy là thời của báo in. Sau gần cả thập niên nóng sốt với các tin chiến trận, báo chí không đành rời bỏ vị trí làm người tiêm "doping" cho công chúng. Thế giới bao giờ cũng cần có những anh hùng!
Sau 05 năm vắng lặng các tin tức giật gân. Các tin chiến trường từ Triều Tiên, Bắc Việt Nam đã trở thành quá nhàm sau cả thập niên chiến tranh, người ta mong chờ những tin tức vang dội về những anh hùng mới "không mặc áo lính".
Thế là một cuộc chạy đua giữa các cường quốc bắt đầu. Cuộc chạy đua "CHINH PHỤC ĐỈNH CAO NHÂT TRÊN BỀ MẶT ĐỊA CẦU".
Anh, Pháp, Mỹ, Nga... chạy đua ráo riết để cắm cờ trên đỉnh núi cao nhất hành tinh.
(Câu chuyện về Everest xin dành cho Lá thư Nepal kỳ sau vì dài lắm...:D )
Từ India, bằng kỹ thuật quan trắc người ta đã đo đạc và xác định đỉnh núi cao nhất trên thế giới nằm ở biên giới Nepal-Tibet từ cuối thế kỷ 19.Nhưng 2 cuộc chiến tranh thế giới và trình độ kỹ thuật đã không cho phép các nhà thám hiểm đặt dấu chân của mình lên đó suốt hơn nửa thế kỷ kể từ ngày xác nhận độ cao của nó.
Các nhà thám hiểm-leo núi đã đặt nickname cho các ngọn núi cao trên 8.000m là Eight-Thousanders. Ngọn núi đầu tiên trong top 8000m chính là Annapurna I, cao 8.091m trên mực nước biển, vì thế là mục tiêu đầu tiên cần phải chinh phục. Thị trấn gần nhất làm bàn đạp để chinh phục Annapurna chính là Pokhara. Ngày ấy Pokhara chỉ là một cái làng nhỏ bên hồ Phewa tĩnh lặng.
Nằm ngay bậc thềm của các Eight-Thousander Pokhara là nơi tập kết lý tưởng để chinh phục các đỉnh núi tuyết vòng cung Annapurna |
Sau khi vào Nepal từ phía India, họ sẽ dừng chân đầu tiên ở thị trấn biên giới Bhairahawa để mua sắm lương thực (trang thiết bị và xăng dầu thì phải chuyển từ India qua). Sau đó họ băng qua Butwal để lên Pokhara. Những nhóm leo núi tập trung ở Pokhara, cạnh tranh nhau, chạy đua với nhau, thậm chí chơi xỏ nhau để tranh leo lên được ngọn núi 8.000m đầu tiên. Thời điểm ấy, ngành leo núi còn non trẻ, chưa ai có kinh nghiệm gì về việc leo lên cao quá 7.000m, vì thế kinh nghiệm chinh phục Annapurna sẽ rất hữu dụng cho việc chinh phục Everest. Đồng thời cũng dễ xin giấy phép leo Everest hơn. (chính phủ Nepal lúc ấy chỉ mới cấp giấy phép leo Annapurna để thử nghiệm, vì các đỉnh núi tuyết là thiêng liêng trong tín ngưỡng Nepal, nên họ phải thử nghiệm với ngọn núi thấp nhất để... xem sao...:D )
Nhờ độ nóng sốt của cuộc chạy đua chinh phục các đỉnh núi tuyết, Pokhara nổi tiếng trong những năm năm mươi của thế kỷ trước . Đã có một thời gian , tên của Pokhara nằm trên tất cả các Headline của tất cả các tờ báo hàng ngày của thế giới. Đó là thời gian mà tất cả những kẻ mạo hiểm và dũng cảm của thế giới, những anh hùng của thời điểm đó, những tay chơi liều mạng tập trung về Pokhara. Cùng với đó, các dịch vụ cũng sinh ra để đáp ứng cho nhu cầu của những kẻ mạo hiểm không bao giờ quan tâm đến chuyện tích trữ tiền bạc (có nhiêu xài hết bấy nhiêu rồi kiếm tiếp để xài...cái này giống mình nè :D ). những Guest house, bar đầu tiên của Nepal mọc ra ở Pokhara, và sẽ là nền móng cho ngành du lịch của Nepal sau này... Cuộc đua khởi động từ cuối những năm 40, mãi cho đến ngày 14/05/1950 chín nhà leo núi Pháp đạt đến đỉnh Annapurna I - 8,091 mét trên mực nước biển lập nên kỷ lục đầu tiên chinh phục Eight-Thousanders. Những đỉnh khác lần lượt bị chinh phục trong những năm kế tiếp : Sagarmatha - Everest 1953 , Chogori - 1954 , Kangchenjunga - 1955 , và Lhotse năm 1956.
Trong thập niên năm mươi , hàng trăm nhóm thám hiểm và các nhóm leo núi đến thăm Nepal để chinh phục 121 đỉnh cao hơn 6.000m.
Hồ Phewa của Pokhara suốt thập niên 1950 đã gặp mặt hầu hết các anh hùng lãng mạn nhất của thời đại đó.
Thế rồi cũng bất ngờ như khi nó nổi tiếng trên các mặt báo, Pokhara cùng với Nepal biến mắt tăm trên báo chí khi bước vào thập niên 1960. Cuộc chiến Việt Nam đã giành lấy vị trí headline của Pokhara và Nepal.
Cái gì rồi cũng sẽ đến lúc chán chê...Thập niên 1960, nước Mỹ sa vào vũng lầy Việt Nam.
Đầu thập niên 1970, phong trào Hippy từ Âu Mỹ lan ra khắp mọi nơi.
Những tín đồ Hippy bắt đầu đi bụi từ châu Âu xuyên qua châu Phi... cuối cùng đến India tạo nên cái mà sau này trở thành huyền thoại "HIPPY TRAIL".
Nepal cũng bắt đầu nới lỏng quy chế cấp visa. Thế là dân Hippy tràn vào Thiên đường Nepal, nơi cho đến tận năm 1973 vẫn còn buôn bán thuốc phiện tự do và hợp pháp (marijuana, hashish và opium). Một lần nữa, cái tên Nepal lại tỏa sáng trên bản đồ du lịch.
Một cửa tiệm bán thuốc phiện hợp pháp ở trung tâm Kathmandu năm 1973 |