Có người vô cùng ngạc nhiên hỏi tôi: "Anh ở Nepal, ngay Kathmandu sao anh không theo tu tập Mật tông Tây tạng?"
Tôi hỏi lại:"Theo bạn mật tông là gì? Tại sao là mật? mật có phải là cái để phổ biến cho số đông không?"
Tôi hỏi lại:"Theo bạn mật tông là gì? Tại sao là mật? mật có phải là cái để phổ biến cho số đông không?"
Tôi nhớ khoảng đầu thập niên 1980. Ở quê tôi, sau vài năm dưới chế độ
mới hà khắc, người ta vô cùng hụt hẫng , cần phải bám víu vào một niềm
tin tôn giáo để có thêm chút nghị lực mà sống. Thời ấy, chùa chiền bị
hạn chế đến mức tối đa. Người ta đi chùa mà lấm la lấm lét. Rồi dần dần
thành hình những nhóm Phật tử sinh hoạt chung với nhau như cái mà bây
giờ người ta gọi là đạo tràng.
Những nhóm Phật tử này hầu hết tự phát thường là người quen biết rỉ tai gọi nhau. Họ thường sẽ đến chùa vào buổi chiều tối khi hết giờ làm việc, mặc áo tràng xám nhạt cùng nhau tụng kinh dưới sự hướng dẫn của một sư cô (hồi ấy đa số các sư bị bắt đi cải tạo hết rồi, chùa chỉ còn ni), nếu có gia đình Phật tử nào trong nhóm hoặc trong chùa mà nhà có tang thì “đạo tràng” sẽ kéo đến tụng kinh, hộ niệm. Tôi có vài cô em cô cậu lúc đó theo đạo tràng của chùa Viên Minh lớn nhất tỉnh. Một cô thì cuồng tín chỉ chờ đến chiều là cuống quýt chạy đến “đạo tràng” làm Phật sự, thắp đèn nhang, quét dọn, tụng kinh lớn tiếng nhất, đến sớm nhất , ra về muộn nhất, uống từng lời từng chữ của “sufu” như chân lý kể cả những câu trao đổi bình thường. Cô đã gần 30 dung nhan ưa nhìn mà không quan tâm gì đến chồng con (tuổi đó là ế theo quan niệm bình thường của người thời trước). Khi ba mẹ cô thúc hối thì cô nói chỉ muốn đi tu, chỉ muốn theo “sufu” để được “giải thoát” , rằng cô rất sợ “Nghiệp” nên muốn trả hết nghiệp trong đời này… Lậm nặng. Ba cô, là cậu tôi, rất rầu. Không biết làm cách nào để cứu vãn. Nhưng chưa hết, ổng còn oải hơn với ca sau. Cách cô chị hai người là một cô em thứ chín, út trong nhà. Cô này được cưng chiều từ nhỏ, muốn gì được nấy nên rất “hư”, càng lớn càng không nghe lời ai kể cả ba mẹ cô. Theo bước cô chị, cô này cũng đến với “đạo tràng” của cô chị, rồi sau đó gia nhập một đạo tràng khác toàn bộ là nữ sàn sàn tuổi của cô. Mới đầu cậu tôi thấy con gái út cưng của ổng đi chơi với mấy đứa con gái khác ổng cũng đỡ lo vì chỉ sợ nó bị bọn trẻ trâu quyến dụ. Rồi càng ngày người ta càng thấy nhỏ út lộ liễu hơn khi bày tỏ tình cảm thân mật với các “bạn gái” của nó ở chốn đông người. Hồi đó chưa có từ “ô môi” “les” hay “đồng tính”, nhưng xã hội nghiêm khắc luôn nhìn mối quan hệ “kỳ cục” giữa hai đứa con gái là quái đản. Mợ tôi (mẹ của 2 cô này) đau đớn khổ sở, dằn vặt muốn chết người cứ héo mòn vì thương hai đứa con gái kỳ cục của mình. Cậu tôi vốn là người hiểu biết, có nghiên cứu kinh sách, cũng từng có dịp học hỏi với các “sufu” thứ thiệt trước 75 an ủi mợ tôi “Tùy duyên em à! Tụi nó đang trả nghiệp đó, hết nghiệp tụi nó sẽ bình thường thôi.” Thế là cậu mợ tôi bỏ mặc để hai cô con gái cưng lăn xả vào niềm đam mê cuồng tín của mình. Rồi vài năm sau, khi tôn giáo không còn bị cấm đoán khắc khe nữa, chùa chiền bắt đầu mở cửa trở lại, người ta đi chùa dễ dàng hơn không còn phải mắt la mày lét, các thành viên của nó dường như đã “đầy”, đã nhàm chán không còn hồi hở lén lút chạy đến “đạo tràng” vào mỗi buổi chiều, thì các “đạo tràng” tự phát bắt đầu xì hơi rồi từ từ biến mất. Cô chị bắt đầu phụ với cậu mợ tôi ở cửa tiệm bán vải, và ở lại nhà vào buổi tối không còn đi tụng kinh nữa. Rồi một ngày, người ta thấy cổ lên xe hoa với cái anh đã từng bị cổ từ chối trước đây khi cổ còn đang “lậm” lui tới đạo tràng nhưng anh vẫn kiên trì chờ đợi. Cô em thì phải mất thêm một thời gian nữa để chán chê với trò đồng giới. Rồi đột nhiên cô gặp và yêu say đắm một anh chàng họa sĩ lãng tử đến từ cao nguyên mù sương. Không còn gì để tả hết niềm vui của cậu mợ tôi khi tiễn chân đứa con gái một thời bất trị này về theo chồng ở Đà Lạt.
Đến giữa thập nhiên 1980, tôi lên Saigon học đại học. Tôi thường ghé nhà chị Ba tôi ở quận 8. Ở đây, tôi lại bắt gặp những “đạo tràng” mới. Bà chị tôi có chồng là sĩ quan đi cải tạo, khi ảnh quá yếu thì được thả về và mất chỉ sau 6 tháng sau khi ra khỏi tù. Hụt hẫng, bà chị tôi lao vào tôn giáo để mong tìm một con đường cứu rỗi. Hết Thiên chúa , đến Tin lành. Rồi một ngày tôi thấy chị tôi bắt đầu ăn chay trường, tối đến là tất tả bỏ cái áo tràng xám nhạt vào túi rồi đi. Khi nói chuyện, chị tôi mắt sáng ngời kể về những từ như “ĐIỂN”, “HÀO QUANG” “NGỘ” “ĐẠO SƯ”…Một hôm rảnh rỗi không có gì làm, tôi xin chị tôi cho đi theo. Chị mừng lắm, gật đầu liền. Hai chị em luồn lách qua rất nhiều con hẻm nhỏ cuối cùng đến một căn nhà nhỏ. Hai chị em vào nhà, chị mặc áo tràng rồi dắt tôi lên lầu hai nơi bày trí như trong một tịnh xá với tượng Phật, Quan Âm, nhang , đèn, lễ vật và rất nhiều giấy trang kim. Tôi ngồi ở tít phía sau mà xem. Hôm ấy “sufu” của đạo tràng dạy về nghiệp, về luân hồi quả báo. Sau đó cả đạo tràng tụng niệm theo giọng tụng hay ho và quyến rũ của “sufu” rồi bắt đầu thiền. Mới đầu mọi người còn ngồi im. Nhưng chừng mươi phút sau vài người bắt đầu lắc lư thân mình, đầu cổ, rồi co giật, vặn vẹo, có người ngã lăn ra đất cơ bắp gồng cứng, miệng sùi bọt mép, mắt trợn trắng dã lảm nhảm những câu nói quái dị. Mấy người gần đó chỉ dời ra xa chút để nhường chỗ cho người bị nhập mà không động chạm gì đến. Sufu thì thản nhiên nói không đích danh ai “Đệ tử này đang bị nghiệp chướng kiếp trước hành hạ. Phải trả hết nghiệp thì mới đi tiếp trọn vẹn con đường tu học”. Chị tôi và những người khác thì hoặc là đã quen với cảnh tượng này, hoặc là lúc đó chìm vào thiền nên không biết. Hết buổi thiền từng người đến lạy sufu và được sufu xoa đầu ban phước. Khi chị tôi kể lại lúc nãy trong khi ngồi thiền đã chứng kiến vài điều kỳ lạ thì sufu khen ngợi chị tôi là người sáng dạ, tăng tiến trên đường tu, được “ĐIỂN NHẬP”, ơn trên gia phù. Và căn dặn chị tôi nên giữ giới nguyện nghiêm mật để mau thành tựu pháp tu. Tôi không theo chị tôi đến đạo tràng ấy một lần nào nữa. Cũng hiểu là chị tôi cần một nơi bám víu mà vượt qua giai đoạn khó khăn của đời chị.
Rồi tôi ra trường, đi làm. Ít đến nhà chị tôi hơn. Bẵng đi một thời gian, một hôm tôi đến chơi thì chị tôi hí hửng khoe những tập sách photo và băng cassette của Thanh Hải Đạo Sư mà chị gọi là Mẹ rất thành kính. Rồi chị lại lao theo hết pháp môn này đến pháp môn khác tiếp nối xoành xoạch xuất hiện như nấm. Những phong trào tu tập này như những làn sóng tiếp nối nhau lôi cuốn những tâm hồn đầy tổn thương và mệt mỏi trong cái xã hội tàn bạo đã hủy diệt mọi căn cơ gốc rễ tốt đẹp vốn có mà du nhập một học thuyết vô thần rồi sau này lại đề cao lối sống sùng bái vật chất.
Giống như cái lò xo, càng ép thì khi thả ra nó càng bung lên dữ dội. Có thể nói mà không sợ sai lầm rằng nước Việt hiện tại là nơi có nhiều làn sóng tôn giáo với đủ các biến thể tung hoành thả sức nhất. Nhất là Phật giáo. Thời mạt pháp cộng với sự suy vi của “tăng” , ngày càng ít đi những bậc chân tu mà nhiều thêm những kẻ cơ hội khoác áo cà sa như một cái nghề dễ sống. Vì lẽ đó, người ta chạy theo phong trào du nhập những cái mới lạ từ nơi xa về. Càng mới lạ, càng xa, càng huyền bí càng tốt vì người ta có thể nhắm mắt làm ngơ những khuyết điểm hay tỳ vết của những dòng tu đó. Và mật tông Tây tạng đã được một số người du nhập về như là một pháp môn hấp dẫn với đủ các vẻ ngoài rực rỡ sắc màu, có nghi lễ đậm màu huyền bí, các giai thoại về thần thông, vẻ hào nhoáng như một triều đình phong kiến. Người ta hồ hởi rủ nhau tham gia các đạo tràng tu theo pháp môn Tây tạng như là những “người cấp tiến’, “tinh hoa” được truyền thụ những bí truyền có thể giải thoát họ ngay trong đời này.
Vừa rồi có một sự kiện hoành tráng khi người ta ầm ỉ đón rước một "triều đình" có rất nhiều vua chúa nào là "Pháp vương", "Nhiếp chính vương" tung hô những kẻ xa lạ không rõ nguồn gốc như là những "đấng cứu thế". Có ai biết triều đình đó do Trung cộng dựng nên? Có ai biết "triều đình" đó xuất xứ từ một tỉnh lẻ tên Kham hiện nằm dưới sự cai trị của Trung cộng? Và dòng "cứu thế" được tung hô ầm ỉ ở Việt Nam hoàn toàn vô danh tiểu tốt trong thế giới của vô số các dòng tu theo kiểu Tibet, thậm chí còn không được xếp vô một trong bốn dòng chính.
Nhiều người xuýt xoa uống lấy uống để các lời vàng ngọc của các sufu Tibet được mời qua Việt Nam thông qua lời dịch của các biên dịch viên. Họ không hiểu hay cố tình không hiểu rằng các giáo pháp, lời dạy của các sufu kia thật ra không khác gì mấy với những lời dạy chân tình dung dị của các nhà sư chân chính Việt Nam mà hiện tại bị “giới cấp tiến” coi như hủ lậu. Vì tất cả những lời rao giảng của các sufu Tibet khi đến Việt Nam không gì khác hơn là những giáo lý Đại Thừa – Mahayana mà mật tông Tây tạng du nhập từ Nepal và India về để làm nền tảng cho việc hoằng pháp rộng rãi.
Còn mật tông thực sự?
Các bạn đang mù quáng như thiêu thân lao vào cái gọi là mật tông du nhập kia có biết rằng mật tông Tây tạng du nhập từ India và sau đó là Bangladesh cộng thêm trên đường đi đã bổ sung thêm sức mạnh của mật tông Vajrayana (kim cương thừa nguyên thủy) của Thung lũng Kathmandu? Và những bí truyền “mật’ hay tantra kia có đến một nửa là tantra của Hindu?
Các bạn có biết Guru Rinpoche (Liên Hoa Sinh) là một người đã tu tập viên mãn các pháp môn mật tông Hindu?
Và Atisha cũng thế, cũng tinh thông Tantric của Hindu.
Các bạn có biết mật tông không phải là pháp môn đem rao giảng cho đám đông? Vì như thế còn gì là mật truyền!
Các bạn có biết có bao nhiêu người thực sự thực hành các pháp môn, tu mật, và một đời là giải thoát? Như các sufu vẫn đưa ra làm thí dụ hấp dẫn người đi theo…chỉ có thể đếm trên đầu ngón tay suốt hàng ngàn năm qua!
Bạn tẩy chay, ngán ngẩm với các sư, chùa quốc nội mà lại mù quáng chạy theo các sư chùa quốc ngoại thì chỉ là trò bịt mắt chạy vòng quanh cái đèn cù.
Phật giáo, là một con đường chứ không phải phong trào hay “mốt” để lao vào cho bằng chị bằng em.
Mật tông không phải là dành cho số đông mà chỉ dành cho những hành giả rời xa trần tục vào sống trong hang sâu núi thẳm, miên mật hành trì những pháp môn Tantra được truyền thụ trực tiếp giữa một thầy và một trò.
Còn những cái rầm rộ mà các bạn đang thấy người ta trình diễn chỉ là những giáo pháp đại thừa được khoác lên vẻ thần bí của đạo Bôn bên Tibet.
Cho nên ngoại trừ khi bạn quyết định xuất gia thì cần phải chọn cho mình một dòng tu mà bạn thấy rằng vĩ đại nhất còn nếu chỉ là "layman" (Phật tử, người tu học) bạn không cần phải cuồng tín lăn xả vào các phong trào, mà chỉ cần hết lòng tuân theo các giáo lý đại thừa, cái mà bất kỳ dòng tu nào cũng có thể giảng giải cho bạn với chất lượng như nhau vì cùng xuất phát từ Bồ Đề Tâm.
Thế nên hãy sống thanh thản, lắng sạch lòng mình, sống thuận theo tự nhiên, “TÙY DUYÊN”, duyên tới thì đón nhận đừng cưỡng cầu, gượng ép. Nhất là đừng chạy theo tu tập như một cái “MỐT” , vì mốt nào rồi cũng lỗi thời và khi đó ta lại thấy mình hụt hẫng.
Phú Nepal
Tháng 04/2014
******************************************************
Comments:
Những nhóm Phật tử này hầu hết tự phát thường là người quen biết rỉ tai gọi nhau. Họ thường sẽ đến chùa vào buổi chiều tối khi hết giờ làm việc, mặc áo tràng xám nhạt cùng nhau tụng kinh dưới sự hướng dẫn của một sư cô (hồi ấy đa số các sư bị bắt đi cải tạo hết rồi, chùa chỉ còn ni), nếu có gia đình Phật tử nào trong nhóm hoặc trong chùa mà nhà có tang thì “đạo tràng” sẽ kéo đến tụng kinh, hộ niệm. Tôi có vài cô em cô cậu lúc đó theo đạo tràng của chùa Viên Minh lớn nhất tỉnh. Một cô thì cuồng tín chỉ chờ đến chiều là cuống quýt chạy đến “đạo tràng” làm Phật sự, thắp đèn nhang, quét dọn, tụng kinh lớn tiếng nhất, đến sớm nhất , ra về muộn nhất, uống từng lời từng chữ của “sufu” như chân lý kể cả những câu trao đổi bình thường. Cô đã gần 30 dung nhan ưa nhìn mà không quan tâm gì đến chồng con (tuổi đó là ế theo quan niệm bình thường của người thời trước). Khi ba mẹ cô thúc hối thì cô nói chỉ muốn đi tu, chỉ muốn theo “sufu” để được “giải thoát” , rằng cô rất sợ “Nghiệp” nên muốn trả hết nghiệp trong đời này… Lậm nặng. Ba cô, là cậu tôi, rất rầu. Không biết làm cách nào để cứu vãn. Nhưng chưa hết, ổng còn oải hơn với ca sau. Cách cô chị hai người là một cô em thứ chín, út trong nhà. Cô này được cưng chiều từ nhỏ, muốn gì được nấy nên rất “hư”, càng lớn càng không nghe lời ai kể cả ba mẹ cô. Theo bước cô chị, cô này cũng đến với “đạo tràng” của cô chị, rồi sau đó gia nhập một đạo tràng khác toàn bộ là nữ sàn sàn tuổi của cô. Mới đầu cậu tôi thấy con gái út cưng của ổng đi chơi với mấy đứa con gái khác ổng cũng đỡ lo vì chỉ sợ nó bị bọn trẻ trâu quyến dụ. Rồi càng ngày người ta càng thấy nhỏ út lộ liễu hơn khi bày tỏ tình cảm thân mật với các “bạn gái” của nó ở chốn đông người. Hồi đó chưa có từ “ô môi” “les” hay “đồng tính”, nhưng xã hội nghiêm khắc luôn nhìn mối quan hệ “kỳ cục” giữa hai đứa con gái là quái đản. Mợ tôi (mẹ của 2 cô này) đau đớn khổ sở, dằn vặt muốn chết người cứ héo mòn vì thương hai đứa con gái kỳ cục của mình. Cậu tôi vốn là người hiểu biết, có nghiên cứu kinh sách, cũng từng có dịp học hỏi với các “sufu” thứ thiệt trước 75 an ủi mợ tôi “Tùy duyên em à! Tụi nó đang trả nghiệp đó, hết nghiệp tụi nó sẽ bình thường thôi.” Thế là cậu mợ tôi bỏ mặc để hai cô con gái cưng lăn xả vào niềm đam mê cuồng tín của mình. Rồi vài năm sau, khi tôn giáo không còn bị cấm đoán khắc khe nữa, chùa chiền bắt đầu mở cửa trở lại, người ta đi chùa dễ dàng hơn không còn phải mắt la mày lét, các thành viên của nó dường như đã “đầy”, đã nhàm chán không còn hồi hở lén lút chạy đến “đạo tràng” vào mỗi buổi chiều, thì các “đạo tràng” tự phát bắt đầu xì hơi rồi từ từ biến mất. Cô chị bắt đầu phụ với cậu mợ tôi ở cửa tiệm bán vải, và ở lại nhà vào buổi tối không còn đi tụng kinh nữa. Rồi một ngày, người ta thấy cổ lên xe hoa với cái anh đã từng bị cổ từ chối trước đây khi cổ còn đang “lậm” lui tới đạo tràng nhưng anh vẫn kiên trì chờ đợi. Cô em thì phải mất thêm một thời gian nữa để chán chê với trò đồng giới. Rồi đột nhiên cô gặp và yêu say đắm một anh chàng họa sĩ lãng tử đến từ cao nguyên mù sương. Không còn gì để tả hết niềm vui của cậu mợ tôi khi tiễn chân đứa con gái một thời bất trị này về theo chồng ở Đà Lạt.
Đến giữa thập nhiên 1980, tôi lên Saigon học đại học. Tôi thường ghé nhà chị Ba tôi ở quận 8. Ở đây, tôi lại bắt gặp những “đạo tràng” mới. Bà chị tôi có chồng là sĩ quan đi cải tạo, khi ảnh quá yếu thì được thả về và mất chỉ sau 6 tháng sau khi ra khỏi tù. Hụt hẫng, bà chị tôi lao vào tôn giáo để mong tìm một con đường cứu rỗi. Hết Thiên chúa , đến Tin lành. Rồi một ngày tôi thấy chị tôi bắt đầu ăn chay trường, tối đến là tất tả bỏ cái áo tràng xám nhạt vào túi rồi đi. Khi nói chuyện, chị tôi mắt sáng ngời kể về những từ như “ĐIỂN”, “HÀO QUANG” “NGỘ” “ĐẠO SƯ”…Một hôm rảnh rỗi không có gì làm, tôi xin chị tôi cho đi theo. Chị mừng lắm, gật đầu liền. Hai chị em luồn lách qua rất nhiều con hẻm nhỏ cuối cùng đến một căn nhà nhỏ. Hai chị em vào nhà, chị mặc áo tràng rồi dắt tôi lên lầu hai nơi bày trí như trong một tịnh xá với tượng Phật, Quan Âm, nhang , đèn, lễ vật và rất nhiều giấy trang kim. Tôi ngồi ở tít phía sau mà xem. Hôm ấy “sufu” của đạo tràng dạy về nghiệp, về luân hồi quả báo. Sau đó cả đạo tràng tụng niệm theo giọng tụng hay ho và quyến rũ của “sufu” rồi bắt đầu thiền. Mới đầu mọi người còn ngồi im. Nhưng chừng mươi phút sau vài người bắt đầu lắc lư thân mình, đầu cổ, rồi co giật, vặn vẹo, có người ngã lăn ra đất cơ bắp gồng cứng, miệng sùi bọt mép, mắt trợn trắng dã lảm nhảm những câu nói quái dị. Mấy người gần đó chỉ dời ra xa chút để nhường chỗ cho người bị nhập mà không động chạm gì đến. Sufu thì thản nhiên nói không đích danh ai “Đệ tử này đang bị nghiệp chướng kiếp trước hành hạ. Phải trả hết nghiệp thì mới đi tiếp trọn vẹn con đường tu học”. Chị tôi và những người khác thì hoặc là đã quen với cảnh tượng này, hoặc là lúc đó chìm vào thiền nên không biết. Hết buổi thiền từng người đến lạy sufu và được sufu xoa đầu ban phước. Khi chị tôi kể lại lúc nãy trong khi ngồi thiền đã chứng kiến vài điều kỳ lạ thì sufu khen ngợi chị tôi là người sáng dạ, tăng tiến trên đường tu, được “ĐIỂN NHẬP”, ơn trên gia phù. Và căn dặn chị tôi nên giữ giới nguyện nghiêm mật để mau thành tựu pháp tu. Tôi không theo chị tôi đến đạo tràng ấy một lần nào nữa. Cũng hiểu là chị tôi cần một nơi bám víu mà vượt qua giai đoạn khó khăn của đời chị.
Rồi tôi ra trường, đi làm. Ít đến nhà chị tôi hơn. Bẵng đi một thời gian, một hôm tôi đến chơi thì chị tôi hí hửng khoe những tập sách photo và băng cassette của Thanh Hải Đạo Sư mà chị gọi là Mẹ rất thành kính. Rồi chị lại lao theo hết pháp môn này đến pháp môn khác tiếp nối xoành xoạch xuất hiện như nấm. Những phong trào tu tập này như những làn sóng tiếp nối nhau lôi cuốn những tâm hồn đầy tổn thương và mệt mỏi trong cái xã hội tàn bạo đã hủy diệt mọi căn cơ gốc rễ tốt đẹp vốn có mà du nhập một học thuyết vô thần rồi sau này lại đề cao lối sống sùng bái vật chất.
Giống như cái lò xo, càng ép thì khi thả ra nó càng bung lên dữ dội. Có thể nói mà không sợ sai lầm rằng nước Việt hiện tại là nơi có nhiều làn sóng tôn giáo với đủ các biến thể tung hoành thả sức nhất. Nhất là Phật giáo. Thời mạt pháp cộng với sự suy vi của “tăng” , ngày càng ít đi những bậc chân tu mà nhiều thêm những kẻ cơ hội khoác áo cà sa như một cái nghề dễ sống. Vì lẽ đó, người ta chạy theo phong trào du nhập những cái mới lạ từ nơi xa về. Càng mới lạ, càng xa, càng huyền bí càng tốt vì người ta có thể nhắm mắt làm ngơ những khuyết điểm hay tỳ vết của những dòng tu đó. Và mật tông Tây tạng đã được một số người du nhập về như là một pháp môn hấp dẫn với đủ các vẻ ngoài rực rỡ sắc màu, có nghi lễ đậm màu huyền bí, các giai thoại về thần thông, vẻ hào nhoáng như một triều đình phong kiến. Người ta hồ hởi rủ nhau tham gia các đạo tràng tu theo pháp môn Tây tạng như là những “người cấp tiến’, “tinh hoa” được truyền thụ những bí truyền có thể giải thoát họ ngay trong đời này.
Vừa rồi có một sự kiện hoành tráng khi người ta ầm ỉ đón rước một "triều đình" có rất nhiều vua chúa nào là "Pháp vương", "Nhiếp chính vương" tung hô những kẻ xa lạ không rõ nguồn gốc như là những "đấng cứu thế". Có ai biết triều đình đó do Trung cộng dựng nên? Có ai biết "triều đình" đó xuất xứ từ một tỉnh lẻ tên Kham hiện nằm dưới sự cai trị của Trung cộng? Và dòng "cứu thế" được tung hô ầm ỉ ở Việt Nam hoàn toàn vô danh tiểu tốt trong thế giới của vô số các dòng tu theo kiểu Tibet, thậm chí còn không được xếp vô một trong bốn dòng chính.
Nhiều người xuýt xoa uống lấy uống để các lời vàng ngọc của các sufu Tibet được mời qua Việt Nam thông qua lời dịch của các biên dịch viên. Họ không hiểu hay cố tình không hiểu rằng các giáo pháp, lời dạy của các sufu kia thật ra không khác gì mấy với những lời dạy chân tình dung dị của các nhà sư chân chính Việt Nam mà hiện tại bị “giới cấp tiến” coi như hủ lậu. Vì tất cả những lời rao giảng của các sufu Tibet khi đến Việt Nam không gì khác hơn là những giáo lý Đại Thừa – Mahayana mà mật tông Tây tạng du nhập từ Nepal và India về để làm nền tảng cho việc hoằng pháp rộng rãi.
Còn mật tông thực sự?
Các bạn đang mù quáng như thiêu thân lao vào cái gọi là mật tông du nhập kia có biết rằng mật tông Tây tạng du nhập từ India và sau đó là Bangladesh cộng thêm trên đường đi đã bổ sung thêm sức mạnh của mật tông Vajrayana (kim cương thừa nguyên thủy) của Thung lũng Kathmandu? Và những bí truyền “mật’ hay tantra kia có đến một nửa là tantra của Hindu?
Các bạn có biết Guru Rinpoche (Liên Hoa Sinh) là một người đã tu tập viên mãn các pháp môn mật tông Hindu?
Và Atisha cũng thế, cũng tinh thông Tantric của Hindu.
Các bạn có biết mật tông không phải là pháp môn đem rao giảng cho đám đông? Vì như thế còn gì là mật truyền!
Các bạn có biết có bao nhiêu người thực sự thực hành các pháp môn, tu mật, và một đời là giải thoát? Như các sufu vẫn đưa ra làm thí dụ hấp dẫn người đi theo…chỉ có thể đếm trên đầu ngón tay suốt hàng ngàn năm qua!
Bạn tẩy chay, ngán ngẩm với các sư, chùa quốc nội mà lại mù quáng chạy theo các sư chùa quốc ngoại thì chỉ là trò bịt mắt chạy vòng quanh cái đèn cù.
Phật giáo, là một con đường chứ không phải phong trào hay “mốt” để lao vào cho bằng chị bằng em.
Mật tông không phải là dành cho số đông mà chỉ dành cho những hành giả rời xa trần tục vào sống trong hang sâu núi thẳm, miên mật hành trì những pháp môn Tantra được truyền thụ trực tiếp giữa một thầy và một trò.
Còn những cái rầm rộ mà các bạn đang thấy người ta trình diễn chỉ là những giáo pháp đại thừa được khoác lên vẻ thần bí của đạo Bôn bên Tibet.
Cho nên ngoại trừ khi bạn quyết định xuất gia thì cần phải chọn cho mình một dòng tu mà bạn thấy rằng vĩ đại nhất còn nếu chỉ là "layman" (Phật tử, người tu học) bạn không cần phải cuồng tín lăn xả vào các phong trào, mà chỉ cần hết lòng tuân theo các giáo lý đại thừa, cái mà bất kỳ dòng tu nào cũng có thể giảng giải cho bạn với chất lượng như nhau vì cùng xuất phát từ Bồ Đề Tâm.
Thế nên hãy sống thanh thản, lắng sạch lòng mình, sống thuận theo tự nhiên, “TÙY DUYÊN”, duyên tới thì đón nhận đừng cưỡng cầu, gượng ép. Nhất là đừng chạy theo tu tập như một cái “MỐT” , vì mốt nào rồi cũng lỗi thời và khi đó ta lại thấy mình hụt hẫng.
Phú Nepal
Tháng 04/2014
******************************************************
Comments:
- Sainte Hermine: Theo em nghĩ thì với họ, đời sống tâm linh bình lặng mới là quan trọng. Còn ở Vn, phần đông người theo đuổi Mật tông vì tin vào sự màu nhiệm của...phép thuật! Có thể thấy điều này ở bất kì tôn giáo nào khác hiện hữu trên lãnh thổ nước ta, hễ cứ có vẻ huyền bí, màu nhiệm là người ta tin theo tới tấp. Gặp được Mật tông Tibet, chưa tìm hiểu đầu đuôi ra sao, cứ rỉ tai nhau kiểu thiêng lắm, thiêng lắm...