Thứ Tư, 28 tháng 10, 2015

Ý KIẾN PHẢN HỒI VỀ HIỆN TƯỢNG "PHÁP VƯƠNG"

"pháp vương" Gyalwang Drukpa xuất hiện trên thảm đỏ cùng cựu người mẫu bikini khét tiếng của Playboy- Christie Brinkley- trong một dạ tiệc tại New York năm 2010
_______________________________________
NP: Như trong bài Sơ Kết đã nói, chúng tôi đã tạm thời dừng loạt bài về nhân vật "pháp vương" Gyalwang Drukpa 12. Tuy nhiên, giống như những hòn sỏi ném vào mặt nước hồ, những vòng sóng đồng vọng vẫn còn lan xa sau khi viên sỏi đã khuấy động những vòng sóng đầu tiên.
  Và cũng như chúng tôi đã xác định trong bài Sơ Kết, chúng tôi sẽ cập nhật thông tin mới về nhân vật này khi có tin tức mới xuất hiện.
 Xin giới thiệu đến các bạn hai ý kiến phản hồi về nhân vật này :
__________________________________________

BAN TÔN GIÁO VIỆT NAM: ÔNG LÀ AI?
Nguyên Thọ Trần Kiêm Đoàn
Hỏi tức là đã trả lời.
Câu trả lời rõ ràng rằng: Ban Tôn Giáo Việt Nam (BTG) là một cơ chế chẳng biết gì hay biết nhưng cố tình làm cho “lấy được” về khái niệm và tinh thần cơ bản sinh hoạt tôn giáo.
Trước hết BTG phải là một bộ phận văn hóa có tầm hiểu biết bao quát về tôn giáo.
Nếu BTG có sự hiểu biết căn bản tối thiểu về đạo Phật thì phải thấy được rằng, kinh điển Phật giáo Nguyên thủy Pali tạng khi nhập vào Trung Quốc đã bị luận giải theo quan điểm Thần Đạo dân gian, Khổng và Lão đến MƯỜI LẦN xa hơn nguyên bản.
Khuynh hướng “Trung Quốc hóa” Phật giáo đã phản ánh rõ rệt qua những nỗ lực kéo dài hàng thế kỷ để dựng lên đức Quán Thế Âm và các vị Bồ Tát là những linh thể đang có trú xứ ở Ngũ Đài Sơn Trung Quốc. Đồng thời, phái Tịnh Độ Tông Phát Triển Trung Quốc đã biến Phật giáo thành một hệ thống mê tín dị đoan thoái trào với những hình thức lễ nghi hỗn loạn âm thanh, lòe loẹt màu sắc, bùa chú lễ nghi và thoái trào giáo lý nhà Phật. Tiếc thay, trong quá trình tiếp thu Phật giáo, Việt Nam đã bị Phật giáo Bắc Truyền “đô hộ”, bê nguyên Hán Tạng mà không có sự chắc lọc, tham cứu, dịch thuật cẩn trọng như Phật giáo Nhật Bản, Đại Hàn, Thái Lan, Tích Lan… Hệ quả đáng buồn là cho đến ngày nay, cái “bóng đè” Trung Quốc vẫn còn ngự trị quá nặng nề trên mạng mạch sinh hoạt của Phật giáo Việt Nam với hình thức văn tự chữ Hán đang còn ngự trị khắp nơi, từ kinh văn trong sách vở cho đến các công trình trùng tu xây dựng chùa viện cập nhật mọi vùng trong nước.
Gần đây, nhóm Tôn Giáo Trung Ương Trung Quốc đã tạo ra một trò ma mãnh đồng bóng của những diễn viên phường tuồng tôn giáo nhằm đánh bật ảnh hưởng đức Đạt Lai Lạt Ma và các vị chân tu Tây Tạng do động cơ chính trị. Đó là hiện tượng quái đản tạo ra một kẻ phường tuồng đội lốt tôn giáo được vẽ vời và xưng tụng bằng cái mỹ danh và biệt hiệu cao quý là “PHÁP VƯƠNG” hay “BẬC TOÀN TRÍ TÔN QUÝ”. Truy nguyên để biết rằng, nhân vật gọi là “Pháp Vương” GYALWANG DRUKPA THỨ 12 HOÀ THƯỢNG, thực chất là một thứ BÙ NHÌN TÔN GIÁO TRUNG QUỐC.
Ngay cả những người sơ cơ đối với Phật giáo cũng hiểu rằng, cách tôn xưng kệch cỡm như “Pháp Vương”; cách trang phục và lễ nghi quan cách ồn áo náo nhiệt, lòe loẹt đến độ khôi hài; và lời “pháp thoại” ngông nghênh của đương sự “Pháp Vương” và phái đoàn phu diễn đã là hoàn toàn KHÔNG NHỮNG PHI PHẬT GIÁO MÀ CÒN PHẢN LẠI LỜI DẠY CỦA ĐỨC PHẬT BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI về mọi mặt: Từ hình tướng đến giới luật căn bản của nhà Phật.
Thế mà thảm hại, vọng động và vô minh thay, Ban Tôn Giáo Nhà Nước CHXHCN Việt Nam đã cúi đầu, nghiêng mình, vận động quần chúng Phật Tử Việt Nam trong nước đón rước gã hề tôn giáo Trung Hoa một cách rình rang, náo loạn với những hình thức tiếp rước, phô trương, tung hê chưa từng thấy.
Qua cuộc phỏng vấn của báo Giác Ngộ với quý Thầy thuộc hàng giáo phẩm trung ương của GHPGVN như HT. Thich Thiện Tánh, HT. Thích Thiện Tâm, HT. Thích Như Niệm, HT. Danh Lung và TT. Thích Nhật Từ, tất cả đều cho là Ban Tôn Giáo Nhà Nước đã tiên phong chủ động dành cho nhân vật G. Drukpa những danh từ và phương vị tôn xưng quá đáng.

Thứ Bảy, 24 tháng 10, 2015

SƠ KẾT VỀ NHÂN VẬT "PHÁP VƯƠNG" GYALWANG DRUKPA 12

"pháp vương" Gyalwang Drukpa 12 ở Darjeeling ngày 21/10/2015
Thưa các bạn,
Sau khi loạt bài của Nguyễn Phú Nepal vạch trần chân tướng thật của nhân vật Gyalwang Drukpa 12, người được những kẻ cuồng tín tung hô là "pháp vương", "bậc toàn tri tôn quý", "bậc bảo hộ vùng Hymalaya"... đã được nhiều người tìm đọc và chia sẻ rộng rãi, giáo phái Drukpa đã tạm thời co vòi lại, "pháp vương" Gyalwang Drukpa 12 phải kết thúc sớm chuyến đi kỳ này đến Việt Nam (lịch trước kia dự trù đến 03/11), phải ra đi âm thầm lặng lẽ, không kèn không trống vào ngày 20/10/2015 trở về India, trái ngược với cảnh cờ giong trống mở của kẻ chiến thắng bước đến vùng đất đã được bọn đệ tử mở toang cửa đón tiếp vào những ngày đúng một tháng trước đó.

  Đây là thắng lợi bước đầu của công cuộc vạch trần một âm mưu thâm độc do bọn Đại Hán phương Bắc dày công sắp đặt nhằm nô lệ nước Việt về mặt tôn giáo. Thắng lợi này chủ yếu nhờ vào tinh thần phản kháng đối với tất cả những gì liên quan đến bọn Đại Hán bành trướng, bá quyền luôn tuôn chảy trong mạch máu của mỗi người dân Việt. Nguyễn Phú Nepal Blog và các thân hữu chỉ đóng góp một tiếng nói nhỏ bé nhằm rung lên hồi chuông báo động. Thắng lợi này tuy vậy chưa phải là thắng lợi cuối cùng vì bọn giặc phương Bắc chưa bao giờ từ bỏ dã tâm nô lệ dân tộc Việt về mọi mặt. Chắc chắn chúng và bọn Việt gian sẽ đưa ra tiếp những chiêu thức mới để áp đặt tôn giáo Drukpa lên sự tín ngưỡng của nước Việt bằng mọi giá. Chúng ta phải luôn cảnh giác để có thể nhận chân ra từng âm mưu đó, công bố rộng rãi để cảnh tỉnh mọi người.
  Đến thời điểm này, sau khi các vị giáo phẩm Phật giáo uy tín của Giáo hội PGVN đã lên tiếng về hiện tượng sùng bái "pháp vương" cho thấy rằng đây là một lệch lạc cần chấn chỉnh, thì chúng tôi xin dùng bài tổng kết này để tạm khép lại loạt bài về "pháp vương" Gyalwang Drukpa 12. Chắc chắn rằng chúng tôi sẽ không chần chừ mà không công bố bất kỳ thông tin nào mà chúng tôi có được liên quan đến nhân vật này trong tương lai.
  Trân trọng,
 Nguyễn Phú
__________

SƠ KẾT VỀ "PHÁP VƯƠNG" GYALWANG DRUKPA 12

1/Tôn xưng Gyalwang Drukpa 12 thành "Pháp Vương" là sai trái
   Như chúng tôi đã phân tích trong loạt bài về "pháp vương" Gyalwang Drukpa 12, cũng như các giáo phẩm cao cấp của GHPGVN đã khẳng định, tôn hiệu Pháp Vương chỉ dành cho Đức Phật, cũng như tôn hiệu "Bậc Toàn tri tôn quý". Không có bất cứ một tu sĩ nào còn sống hay đã chết, dù giáo phẩm cao đến mức nào trong bất cứ truyền thống hay dòng tu nào lại được phép tự xưng hay được tôn xưng bằng các tôn hiệu này!
  Gyalwang Drukpa 12 chỉ là một tu sĩ tầm trung, chưa có thành quả gì nổi bật về mặt đạo hạnh, tu tập, công đức; và chỉ là người đứng đầu dòng Drukpa là một dòng rất nhỏ của phái Kagyu (một trong bốn phái chính của Phật giáo Tây Tạng). Xét về cấp bậc, Gyalwang Drukpa 12 phải xếp dưới Ngài Karmapa - người được Phật giáo Tây Tạng hiện tại xem như nhân vật số hai sau Ngài Dalai Lama- đến mấy bậc. Cho nên nếu xét về mặt tôn kính, hành vi tự xưng hay tôn xưng Gyalwang Drukpa 12 thành "Pháp Vương" là một hành vị mạo phạm đến oai nghiêm Đức Phật, là ác nghiệp sẽ mang lại sự tổn thất phước đức của người tự xưng lẫn người tôn xưng, lẫn những người vì nhẹ dạ mà a dua theo hành vi sai trái này.
  Đã có tiếng nói từ nhóm nội gian nối giáo cho giáo phái Drukpa tác oai tác quái ở Việt Nam rằng: Gyalwang Drukpa không biết tiếng Việt, chưa bao giờ tự xưng là "pháp vương", đây chỉ là "lỗi của thằng đánh máy" khi dịch sang tiếng Việt. Xin trả lời thẳng thắn rằng: Gyalwang Drukpa 12 đã đến Việt Nam 7 lần trong 5 năm, không phải là lần đầu tiên, và giáo phái Drukpa đã sử dụng tôn hiệu đó ngay từ lần đầu tiên Gyalwang Drukpa 12 đến Việt Nam, giáo phái Drukpa Việt Nam đã rất phát triển với hàng trăm ngàn tín đồ, có cả trang web riêng; như thế không thể nói Gyalwang Drukpa 12 không biết gì về việc làm của thuộc hạ mình. Suốt 5 năm qua họ đã mặc nhiên tôn vinh nhân vật này như thế cho đến khi chúng tôi lên tiếng thì mới chống cãi yếu ớt, đổ vấy trách nhiệm lên đầu người phiên dịch. Vả chăng sự bào chữa này là mâu thuẫn khi họ đã hào hứng khoe rằng sự hoành tráng của các buổi đón tiếp, hành lễ của Gyalwang Drukpa 12 tại Việt Nam đều được tổ chức chặt chẽ, chu đáo; thậm chí xấc xược đề nghị Phật giáo Việt Nam hãy học hỏi công tác tổ chức, vận động quần chúng của họ.
Cho dù thế nào đi nữa thì người đứng đầu một tổ chức phải chịu trách nhiệm tối cao về những sai trái của tổ chức của mình, của những việc làm của các thuộc hạ của mình.
Gyalwang Drukpa 12 không thể thoái thác trách nhiệm trong việc tiếm xưng tôn hiệu "Pháp Vương" của Đức Phật!

Thứ Bảy, 17 tháng 10, 2015

GIÁO HỘI PGVN KHÔNG CHẤP NHẬN DANH XƯNG "PHÁP VƯƠNG"

NP: Tuần báo Giác Ngộ số ra ngày 16/10/2015 đã đăng tải ý kiến của các vị Hoà Thượng giáo phẩm cao cấp phụ trách các vấn đề tăng sự, quan hệ quốc tế, về vấn đề "Pháp Vương" Gyalwang Drukpa 12. Đây là ý kiến của các giáo phẩm cao cấp thuộc Phật giáo miền Nam cho thấy sự không đồng tình với sự dung dưỡng quá đáng của Phật giáo miền Bắc đối với cái gọi là giáo phái Drukpa xấc xược, vào nhà không nể mặt chủ nhà. Tựu trung các ý kiến của các vị Hoà Thương đại diện cho Phật giáo miền Nam trong Giáo Hội có thể gói gọn như sau:
1/ Danh xưng "Pháp Vương" chỉ dành cho Đức Phật, các vị tu sĩ vẫn còn đang tu tập và có hiểu biết thì không được tự xưng cũng như không nên nhận danh xưng này; kể cả khi người khác tôn xưng mình như thế. Cũng như thế đối với danh xưng "bậc Toàn tri, tôn quý".
2/Giáo phái Drukpa chỉ là một chi phái nhỏ của một trong 4 trường phái Phật giáo Tây Tạng, Gyalwang Drukpa 12 chỉ là một tu sĩ tầm trung tại tiểu bang Ladakh-India chưa từng được mời tham dự các tổ chức, hội nghị Phật giáo quốc tế có tầm vóc.
3/Việc cúng dường 10 tỷ cho Giáo hội thì nếu lễ vật cúng dường của người khác thì nến mời thí chủ ấy đích thân đến cúng dường (nghĩa là Gyalwang Drukpa 12 không có tư cách cúng dường 10 tỷ nếu không phải là tiền của ông ta).
4/Quốc có quốc pháp, gia có gia quy. Gyalwang Drukpa 12 vào Việt Nam hoằng pháp thì phải theo luật lệ của Phật giáo Việt Nam đã quy định trong Hiến Chương Phật giáo Việt Nam; chứ không được càn rỡ bất chấp tất cả.
  Như vậy tất cả các vấn đề mà Nguyễn Phú đã nêu ra trong loạt bài về "Pháp Vương" đều trùng với quan điểm của các giáo phẩm cao cấp trong Giáo Hội PGVN.
 Xin mời các bạn xem bản scan nguyên vẹn bài báo "Về tôn xưng "Pháp Vương"" trên báo Giác Ngộ 16/10/2015 mà tác giả vừa nhận được từ một đạo hữu ở Việt Nam (Bản online trên Internet của Giác Ngộ online chỉ trích đăng có 2 ý kiến).
  Trân trọng!
________________________


Thứ Sáu, 16 tháng 10, 2015

GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VN LÊN TIẾNG VỀ "PHÁP VƯƠNG"

NP: Ngày 16/10/2015 báo Giác Ngộ cơ quan ngôn luận chính thức của Giáo Hội Phật giáo VN TPHCM đã chính thức lên tiếng về việc lạm xưng danh hiệu "Pháp Vương" của Gyalwang Drukpa 12.
  Phát xuất từ việc một bài viết trước gọi Gyalwang Drukpa là Hoà Thượng nhưng bị những giáo đồ của giáo phái Drukpa láo xược gửi thư bắt bẻ tại sao không gọi giáo chủ của họ là "Pháp Vương" hay "Bậc Toàn tri tôn quý", Giáo hội PGVN (phía Nam) đã chính thức lên tiếng về vấn để lạm xưng này.
Lưới trời lồng lộng, thưa mà không lọt. Ma quỷ thì sẽ lộ nguyên hình dưới kính chiếu yêu!
Mời các bạn xem toàn bài của báo Giác Ngộ:

_____________

Về tôn xưng "Pháp vương"


PHOTO-LYVOPHUHUNG-16-resize-1930-1397608112.jpg
Ngà Gyalwang Drukpa đến Việt Nam  năm 2014
GN - Vừa qua, trong một bản tin liên quan tới việc Trung ương Giáo hội tiếp phái đoàn truyền thừa Drukpa, PV đã căn cứ quy cách giới thiệu trong văn bản mà Văn phòng II TƯGH chuyển đến tòa soạn - gọi ngài Gyalwang Drukpa thứ 12 là Hòa thượng, một vài ý kiến phản hồi về tòa soạn cho rằng cách gọi đó là “thiếu lễ độ”, lẽ ra phải gọi là “Đức Pháp vương”, hay “Bậc Toàn tri Tôn quý”.

Để rộng đường dư luận, Giác Ngộ online xin giới thiệu một số ý kiến của chư tôn đức giáo phẩm lãnh đạo Giáo hội, chư Tăng và Phật tử về các danh xưng trên.

HT.Thích Thiện Tánh, Phó Chủ tịch HĐTS, Trưởng ban Kiểm soát T.Ư GHPGVN: "Không nên có sự tôn xưng thái quá".
 th (3).jpg
HT.Thích Thiện Tánh - Ảnh: H.Diệu
- Theo lẽ, danh xưng “Pháp vương” thường chỉ dành để tôn xưng Đức Phật. Tăng đoàn Phật giáo Ấn Độ truyền thừa Drukpa có những danh xưng như vậy là do truyền thống của họ.
Tôi nghĩ các mỹ từ đó được sử dụng ở Việt Nam nhằm tạo sự thu hút đám đông, cũng như tính cách huyền bí của các pháp hội đã làm nên những làn sóng hiếu kỳ trong dư luận.
Khi dịch và giới thiệu ở Việt Nam, theo tôi, những người có trách nhiệm nên tìm những từ ngữ phù hợp với văn hóa của dân tộc Việt, không nên có sự tôn xưng thái quá, chuộng ngoại và tùy tiện làm theo suy nghĩ cá nhân mình, vì cái lợi của mình mà quên đi những lợi ích khác, ảnh hưởng đến Giáo hội và văn hóa dân tộc.
HT.Thích Thiện Tâm, Phó Chủ tịch HĐTS, Phó ban Tăng sự T.Ư GHPGVN: "Người hiểu biết không ai tự xưng và nhận sự tôn xưng như vậy".

Thứ Năm, 15 tháng 10, 2015

PHÁP VƯƠNG HÁM DANH



Có ai nói cái gã mặc áo gấm Tàu, tóc xước model kiểu tài tử Hàn Quốc tay giơ cao ly rượu sâm-banh (Champagne) này là "pháp vương" đức cao vọng trọng Gyalwang Drukpa 12? -Hình từ trang web chính thức của Drukpa Hongkong 

 >>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>
 
SỰ THẬT VỀ “CÁC GIẢI THƯỞNG QUỐC TẾ” 
CỦA “PHÁP VƯỜNG GYALWANG DRUKPA 12”

"Một sự biến thái kỳ quặc -những kẻ đầy mặc cảm hèn kém luôn thèm khát những danh hiệu KỶ LỤC, VÔ ĐỊCH với SỐ MỘT...!"
(Kuang Biao-Trung Quốc)
 

1/ANH HÙNG XANH CỦA ĐÀI TRUYỀN HÌNH TAI TIẾNG
Cuối tháng 8 đầu tháng 9/2015, nhân dân cả nước được một phen cười vỡ bụng khi chứng kiến một gã thầy bói kiêm bán hàng đa cấp ở tận Đắc Lắc chỉ cần bỏ ra số tiền 35 triệu VNĐ (1500 USD) là đường hoàng được vinh danh và nhận giải thưởng “Vinh Quang Việt Nam” cùng một tượng Thánh Gióng mạ vàng có khắc chữ ký của Thủ tướng nước CHXHCN Việt Nam đương nhiệm. Trò hề này được truyền hình trực tiếp cho 90 triệu người xem, kể cả những người ở địa phương của gã thầy bói nhiều lần bị bắt vì tội truyền bá mê tín dị đoan. Người tổ chức và đầu trò cho trò hề này không ai khác hơn là cái đài Viết Vì Tiền. Người ta phẫn nộ, người ta buồn cười, người ta ý kiến ý cò…. Thế nhưng cuối cùng gã thầy bói kia vẫn có được cái giải thưởng , cái tượng Thánh Gióng cùng những tấm hình chụp với các lãnh đạo đất nước để mà khoe mẽ và tiếp tục lừa gạt đồng bào nhẹ dạ khắp nơi trong trò chơi đa cấp.









Thứ Bảy, 10 tháng 10, 2015

"PHÁP VƯƠNG" LẠI QUẢ CHO GIÁO HỘI QUỐC DOANH

Hình ảnh VÔ CÙNG PHẢN CẢM này chỉ có ở Việt Nam:  một nhà sư đứng đầu một dòng tu lại đi cúng tiền cho Ban Quản Lý Các Dòng Tu (GHPG quốc doanh). Nhìn hình ảnh hỉ hả hân hoan trao tặng tấm bảng tượng trưng 10 tỷ đồng (500 ngàn USD) giống như một show mang tính PR của giới show-bitches (yes, show-bitches not showbiz) giữa người đi lại quả và người được lại quả thật sặc mùi phàm tục, không còn ra thể thống gì của những bậc chân tu.



Ở các nước khác, việc tiền bạc là chuyện hết sức tế nhị đối với các tăng đoàn. Từ thời xa xưa khi mới thành lập tăng đoàn và thu nhận đệ tử Đức Phật đã ra luật cấm các tăng lữ tư hữu của cải vì Ngài biết rằng đó là chướng ngại tham sân si sẽ cản trở các đệ tử giác ngộ. Ở các nước không bao giờ có chuyện khoe khoang trên phương tiện đại chúng ầm ĩ việc trao tặng hay nhận tiền bạc của các tăng đoàn. Thứ nhất là vì việc cúng dường , hiến tặng hay làm từ thiện là chuyện nghĩa đáng làm của người tu không có gì đáng phải khoe khoang. Thứ hai,vì tất cả tiền cúng dường (rất rất lớn) đều không phải chịu thuế thu nhập, thuế doanh thu, thuế lợi tức và cũng không bị kiểm soát bởi các cơ quan thuế nên tốt nhất là không phô trương để tránh cho người đóng thuế và các doanh nghiệp so bì, tỵ nạnh.

Thứ Sáu, 9 tháng 10, 2015

CHÂN TƯỚNG "PHÁP VƯƠNG" GYALWANG DRUKPA 12



Theo tin bài trên báo chí chính thống Việt Nam ngày 04/10/2015:

 "Theo người đứng đầu Truyền thừa Drukpa, việc hướng đến giá trị vật chất sẽ tạo chướng ngại cho cuộc sống, trong khi chỉ cần sống đơn giản con người sẽ hạnh phúc.  
Ngày 4/10, dù trời khá oi bức, song cả nghìn tăng ni, Phật tử và cả những em nhỏ đều xếp hàng, chắp tay niệm chân ngôn chào đón Đức Pháp Vương Gyalwang Drukpa đến chùa Vĩnh Nghiêm (quận 3, TP HCM) trong chương trình tổng kết thiện hạnh "Sống giản đơn". Trong không khí trang nghiêm, người đứng đầu Truyền thừa Drukpa chia sẻ về bí quyết sống giản đơn để luôn hạnh phúc và góp phần bảo vệ môi trường. 
Theo Đức Pháp Vương, hiện nhiều người, nhất là các bạn trẻ, đang có quan niệm sai lầm khi cho rằng sống giản đơn làm giá trị cuộc sống bị giảm xuống. "Chúng ta không biết rằng chính đời sống phức tạp, hướng đến vật chất sẽ tạo nên những chướng ngại cho cuộc sống. Nhưng chỉ cần sống giản đơn sẽ mang lại năng lượng, an bình cho mọi người...", ngài nói.
Đức Pháp Vương cũng chỉ ra rằng, cuộc sống hiện tại đang khiến con người suy nghĩ, làm việc quá mức khiến mệt mỏi và năng lượng bị tiêu hủy. Một nguyên nhân khác là do mọi người quá chú trọng chạy theo tiền bạc, chạy theo những thú vui của cuộc sống...
Tiếng vỗ tay liên tục vang lên sau mỗi lời chia sẻ của Đức Pháp Vương.
Ngài cho rằng, con người thường có thói quen nuông chiều bản thân. Đơn giản như việc tắm, chỉ cần 5 lít nước là có thể sạch sẽ nhưng mọi người đang sử dụng nước vô cùng lãng phí. Có người sử dụng hàng trăm lít nước chỉ để cho việc làm sạch cơ thể. "
_________________
 Vâng! "Pháp Vương" Gyalwang Drukpa 12 nói nghe thật là hay!
Chỉ xin nói theo cách của ông như thế này: Đơn giản như việc đeo đồng hồ, chỉ cần cái đồng hồ 3 USD là có thể biết được giờ để làm việc hoặc cầu nguyện nhưng có người đang sử dụng vô cùng lãng phí. Có người sử dụng cái đồng hồ 300.000USD (7 tỷ Việt Nam) chỉ để cho việc xem giờ.

Chỉ cần nhìn "Pháp Vương" đeo cái đồng hồ trị giá bằng cả một con Land Rover trên cổ tay thì thấy rằng ông đã sống "giản đơn" như thế nào!
 Tiền ở đâu ra?

Thứ Tư, 7 tháng 10, 2015

"PHÁP VƯƠNG" GYALWANG DRUKPA 12 LỪA ĐẢO: TƯỢNG PHẬT 2000 NĂM TUỔI

Với người có kiến thức về lịch sử Phật Giáo, ai cũng biết không thể tìm ra bất kỳ tượng Phật BẰNG ĐỒNG nào có niên đại 2000 tuổi. Ấy vậy mà báo chí , truyền thông Việt Nam ăn phải bùa mê của "Pháp Vương" Gyalwang Drukpa đời thứ 12 phun ra hàng loạt bài ca ngợi ông này mang một tượng Phật 2000 năm tuổi đến an vị tại bảo tháp của dòng Drukpa ở Tam Đảo. Thật trâng tráo và vô lương!



Hàng trăm bài báo ca tụng "Pháp vương" an vị tượng Phật 2000 năm tuổi

Thứ Ba, 6 tháng 10, 2015

"ĂN TRÊN NGỒI TRƯỚC" TẬP CẬN BÌNH

    Cuối tháng 9 năm 2014, mình có một chuyến đi kết hợp làm ăn + khảo cứu ở Ấn Độ. Chuyến đi đến 40 ngày, trài dài từ Nam Ấn (Chennai) sang Tây (Mumbai) lên Bắc (Gujarat) rồi qua Đông (Kolkata). Đi bằng nhiều phương tiện từ máy bay tới xe lửa, xe bus đường dài. Đến những điểm cực Nam, cực Tây, cực Đông của Ấn Độ, lặn lội đến cả những di tích xa xôi hẻo lánh ở vùng Viễn Tây India. Tham dự được ba lễ hội lớn : Ganesh Chaturthi ở Chennai và Mumbai, Lễ hội nhảy múa 9 ngày Navaratri ở Gujaratvà Lễ hội Durga ở Kolkata.
Nhưng thú vị nhất là cái sướng kiểu A.Q.: ăn trên ngồi trước Thiên Hạ Đệ Nhất Trung Hoa Nhân- Tập Cận Bình. He he he

  Điểm đến đầu tiên trong chuyến đi ấy của mình là Chennai, thủ phủ của bang cực Nam Ấn độ - Tamil Nadu. Sau mấy ngày ở đó, công việc lại mang mình đến Kolkata, rồi Mumbai để rồi lại phải đến Ahmedabad thủ phủ của bang cực Tây Ấn Độ- Gujarat. Do là hành khách thường xuyên của Air India – hãng hàng không quốc doanh tốt nhất và lớn nhất Ấn Độ nên mình được hãng hàng không này thưởng một voucher tặng một kỳ nghỉ 4 đêm tại bất kỳ hotel 5 sao nào ở Ấn Độ (trong danh sách Air India đính kèm). Mình chọn Hotel Grand Hyatt ở Vastrapur- Ahmedabad và lên đường đến đó từ Mumbai bằng xe bus đường dài (để có thể ngắm nhìn quang cảnh dọc đường và giảm bớt jet-lag sau hàng loạt chuyến bay liên tục trong thời gian ngắn).

Hyatt Hotel ở Ahmedabad
   Đến Ahmedabad vào nửa đêm ngày 13/09/2014, nhân viên tiếp tân của Hyatt nồng nhiệt đón chào, và mình tận hưởng sự xa hoa sau gần nửa tháng vừa ăn vừa chạy, trú ngụ trong các hotel bình dân để lấy lại sức sau khi vừa làm việc vừa tham gia lễ hội Ganesh Chaturthi hoành tráng ở Chennai và Mumbai. Số phận đã sắp đặt khéo léo làm sao khi mình đã book vào đúng hotel sẽ dành cho Chủ Tịch China Tập Cận Bình trú ngụ trong chuyến viếng thăm Ấn Độ của ông ấy. Mình tận hưởng sự xa hoa đó suốt 4 ngày 13-17/09/2014 cho đến tận lúc họ Tập vào trú ngụ. Đúng là ăn trên ngồi trước Tập Cận Bình … ha ha ha…