Thứ Sáu, 16 tháng 10, 2015

GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VN LÊN TIẾNG VỀ "PHÁP VƯƠNG"

NP: Ngày 16/10/2015 báo Giác Ngộ cơ quan ngôn luận chính thức của Giáo Hội Phật giáo VN TPHCM đã chính thức lên tiếng về việc lạm xưng danh hiệu "Pháp Vương" của Gyalwang Drukpa 12.
  Phát xuất từ việc một bài viết trước gọi Gyalwang Drukpa là Hoà Thượng nhưng bị những giáo đồ của giáo phái Drukpa láo xược gửi thư bắt bẻ tại sao không gọi giáo chủ của họ là "Pháp Vương" hay "Bậc Toàn tri tôn quý", Giáo hội PGVN (phía Nam) đã chính thức lên tiếng về vấn để lạm xưng này.
Lưới trời lồng lộng, thưa mà không lọt. Ma quỷ thì sẽ lộ nguyên hình dưới kính chiếu yêu!
Mời các bạn xem toàn bài của báo Giác Ngộ:

_____________

Về tôn xưng "Pháp vương"


PHOTO-LYVOPHUHUNG-16-resize-1930-1397608112.jpg
Ngà Gyalwang Drukpa đến Việt Nam  năm 2014
GN - Vừa qua, trong một bản tin liên quan tới việc Trung ương Giáo hội tiếp phái đoàn truyền thừa Drukpa, PV đã căn cứ quy cách giới thiệu trong văn bản mà Văn phòng II TƯGH chuyển đến tòa soạn - gọi ngài Gyalwang Drukpa thứ 12 là Hòa thượng, một vài ý kiến phản hồi về tòa soạn cho rằng cách gọi đó là “thiếu lễ độ”, lẽ ra phải gọi là “Đức Pháp vương”, hay “Bậc Toàn tri Tôn quý”.

Để rộng đường dư luận, Giác Ngộ online xin giới thiệu một số ý kiến của chư tôn đức giáo phẩm lãnh đạo Giáo hội, chư Tăng và Phật tử về các danh xưng trên.

HT.Thích Thiện Tánh, Phó Chủ tịch HĐTS, Trưởng ban Kiểm soát T.Ư GHPGVN: "Không nên có sự tôn xưng thái quá".
 th (3).jpg
HT.Thích Thiện Tánh - Ảnh: H.Diệu
- Theo lẽ, danh xưng “Pháp vương” thường chỉ dành để tôn xưng Đức Phật. Tăng đoàn Phật giáo Ấn Độ truyền thừa Drukpa có những danh xưng như vậy là do truyền thống của họ.
Tôi nghĩ các mỹ từ đó được sử dụng ở Việt Nam nhằm tạo sự thu hút đám đông, cũng như tính cách huyền bí của các pháp hội đã làm nên những làn sóng hiếu kỳ trong dư luận.
Khi dịch và giới thiệu ở Việt Nam, theo tôi, những người có trách nhiệm nên tìm những từ ngữ phù hợp với văn hóa của dân tộc Việt, không nên có sự tôn xưng thái quá, chuộng ngoại và tùy tiện làm theo suy nghĩ cá nhân mình, vì cái lợi của mình mà quên đi những lợi ích khác, ảnh hưởng đến Giáo hội và văn hóa dân tộc.
HT.Thích Thiện Tâm, Phó Chủ tịch HĐTS, Phó ban Tăng sự T.Ư GHPGVN: "Người hiểu biết không ai tự xưng và nhận sự tôn xưng như vậy".
- Trong kinh sám mà chúng ta trì tụng hàng ngày, tôn xưng Pháp vương, Bậc Toàn tri là
 HT Thich Thien Tam.JPGHT.Thích Thiện Tâm
những từ dùng để chỉ cho Đức Phật. Nếu với tư cách của một vị tu sĩ, một vị xuất gia, đệ tử Phật thì sẽ không dám dùng hoặc nhận sự tôn xưng là Pháp vương hay Bậc Toàn tri với bất kỳ cá nhân nào, trong bất cứ trường hợp nào. Người có hiểu biết thì không ai làm vậy.
Với Phật giáo Việt Nam, Hòa thượng là giáo phẩm cao nhất. Mình sử dụng cách tôn xưng đó đối với các vị Tăng là người nước ngoài đến thăm hay làm việc, cùng với vai trò của họ trong đoàn, đã là tôn quý rồi.
Thiết nghĩ Giáo hội cũng cần có sự hướng dẫn đối với các cá nhân, tổ chức mời các đoàn Phật giáo nước ngoài đến Việt Nam cân nhắc trong việc sử dụng các danh xưng, làm sao để có được sự thống nhất, phù hợp với văn hóa của Phật giáo ở nước ta. Đừng để ai đó tùy tiện thổi phồng, đề cao một cách thái quá.
GNO tiếp tục cập nhật ý kiến tiếp theo của HT.Thích Như Niệm, UVTT HĐTS, Phó ban Trị sự GHPGVN TP.HCM về vấn đề này.
Kính mời quý độc giả đọc đầy đủ tất cả các ý kiến của chư tôn đức Giáo hội và Phật tử trên tuần báo Giác Ngộ số 817, ra ngày 15-10-2015.
H.Diệu - Như Danh ghi
Link nguồn: http://giacngo.vn/thoisu/2015/10/16/1F7040/

_______________________
LOẠT BÀI VỀ "PHÁP VƯƠNG" GYALWANG DRUKPA ĐỜI THỨ 12:

MỚI NHẤT: 
12/ SƠ KẾT VỀ NHÂN VẬT "PHÁP VƯƠNG" GYALWANG DRUKPA 12
http://nguyenphunepal.blogspot.com/2015/10/so-ket-ve-nhan-vat-phap-vuong-gyalwang.html
 

1/CHUYỆN TAI NGHE MẮT THẤY VỀ "PHÁP VƯƠNG" GYALWANG DRUKPA
http://nguyenphunepal.blogspot.com/2015/09/chuyen-mat-thay-tai-nghe-ve-uc-phap.html
2/MA ĐƯA LỐI CHO QUỶ VÀO NHÀ
http://nguyenphunepal.blogspot.com/2015/09/ve-drukpa-viet-nam-phan-2-ma-ua-loi-cho.html
3/"PHÁP VƯƠNG" GYALWANG DRUKPA CÓ QUAN HỆ MẬT THIẾT VỚI NHÀ CẦM QUYỀN TRUNG QUỐC
http://nguyenphunepal.blogspot.com/2015/09/uc-phap-vuong-gyalwang-drukpa-co-quan.html
4/PHÁP BẢO ĐẶC DỊ CỦA DÒNG DRUKPA
http://nguyenphunepal.blogspot.com/2015/09/phap-bao-ac-di-cua-dong-drukpa_26.html
5/"PHÁP VƯƠNG" CÓ PHẢI LÀ PHÁP VƯƠNG?
http://nguyenphunepal.blogspot.com/2015/09/phap-vuong-co-phai-la-phap-vuong_28.html 

6/"PHÁP VƯƠNG" LỪA ĐẢO: TƯỢNG PHẬT 2000 NĂM TUỔI
http://nguyenphunepal.blogspot.com/2015/10/phap-vuong-gyalwang-drukpa-12-lua-ao.html

7/CHÂN TƯỚNG "PHÁP VƯƠNG" GYALWANG DRUKPA 12
http://nguyenphunepal.blogspot.com/2015/10/chan-tuong-phap-vuong-gyalwang-drukpa-12.html
8/"PHÁP VƯƠNG" LẠI QUẢ CHO GIÁO HỘI QUỐC DOANH
http://nguyenphunepal.blogspot.com/2015/10/phap-vuong-lai-qua-cho-giao-hoi-quoc.html 
 9/PHÁP VƯƠNG HÁM DANH
http://nguyenphunepal.blogspot.com/2015/10/phap-vuong-ham-danh.html
 10/GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VN LÊN TIẾNG VỀ "PHÁP VƯƠNG"
http://nguyenphunepal.blogspot.com/2015/10/giao-hoi-phat-giao-vn-len-tieng-ve-phap.html
11/GIÁO HỘI PGVN KHÔNG CHẤP NHẬN DANH XƯNG "PHÁP VƯƠNG"
http://nguyenphunepal.blogspot.com/2015/10/giao-hoi-pgvn-khong-chap-nhan-danh-xung.html