Thứ Tư, 21 tháng 12, 2016

ĐẠO SIKH - PHẦN 2

     Vị Guru cuối cùng Gobind Singh đã thiết lập giới luật “Khalsa” làm căn bản cho các tín đồ đạo Sikh cho đến ngày nay. Khalsa bao gồm 5 chữ K:

  1. KESH – không được cắt tóc, râu, lông trên cơ thể trong suốt cuộc đời.
  2. KIRPAN – con dao găm bằng thép để bảo vệ danh dự.
  3. KARA – vòng tay bằng thép như một sự cám kết tuân theo luật Sikh.
  4. KANGA – cái lược nhỏ để chải tóc râu.
  5. KACHERA – một cái quần lửng.







   Đàn ông theo đạo Sikh được ban cho họ Singh, phụ nữ thì có họ Kaur. Cả hai họ này đều có ý nghĩa rất đặc biệt. “Kaur” có nghĩa là “công chúa”, vì đối với người theo đạo Sikh, mỗi người phụ nữ quý giá như một công chúa.

Chủ Nhật, 18 tháng 12, 2016

ĐẠO SIKH - PHẦN 1



Một trong những hình ảnh đặc trưng về Ấn Độ ngày nay là chân dung những người đàn ông râu dài, đầu quấn khăn Turban dầy cộm của người theo đạo Sikh. Đặc trưng đến mức cứ nhìn thấy hình ảnh người đàn ông râu dài, đội khăn Turban là người ta liên tưởng đến Ấn Độ.
   Sự thật là đạo Sikh chỉ mới hình thành khoảng 500 năm trước và số tín đồ thực sự chỉ trên dưới 24 triệu người. Tuy sinh sau đẻ muộn hơn các tôn giáo khác ở cái nôi của các tôn giáo lớn như Hindu, Phật giáo và số tín đồ rất khiêm tốn nhưng đạo Sikh lại có một ảnh hưởng mạnh mẽ lên đời sống tinh thần của người Ấn Độ, đến mức có trở thành một biểu tương cho Ấn Độ cũng không có gì là quá đáng.






  Ngược dòng lịch sử, chúng ta thấy rằng vó ngựa xâm lăng của các đạo quân Hồi giáo đã càn quét tiểu lục địa Ấn Độ vào thế kỷ thứ 10. Sau khi đã hoàn thành công cuốc xâm chiếm Ấn độ rộng lớn, Hồi giáo đã được các vua Islam truyền bá và áp đặt lên đời sống người Ấn, những người vốn dĩ đã sống theo lối sống Hindu suốt hơn 10.000 năm. Gốc rễ sâu đậm của văn hoá Hindu đã không bị làn sóng văn hoá Hồi giáo mới xoá sổ mà trái lại còn ảnh hưởng ngược lại những kẻ đi xâm lăng. Các hậu duệ của những kẻ Hồi giáo man rợ và khát máu được sinh ra và lớn lên trong môi trường thấm đẫm văn hoá Hindu nên đã ngày càng xa rời gốc rễ Hồi giáo mà nghiêng dần về phía Hindu. Sau vài trăm năm, một nền văn hoá mới của giới quý tộc đã hình thành ở Ấn Độ dưới thời cai trị của các ông hoàng Hồi giáo gọi là Mughal- một kiểu văn hoá tuy vẫn đề cao Hồi giáo nhưng đã thu nạp nhiều phong tục Hindu của vùng đất mới.
  Không xoá bỏ được lối sống Hindu, lại cũng không du nhập hoàn toàn được văn hoá Hồi giáo; Ấn Độ lúc bấy giờ có một xã hội chứa đầy những dị biệt, mặt này thì xung đột dữ dội, mặt khác lại hoà quyện vào nhau không thể tách rời. Hoàn cảnh lịch sử ấy thật thích hợp cho một tôn giáo mới dung nạp được tất cả những gì tốt đẹp của các tôn giáo đã có trước.   

Thứ Bảy, 15 tháng 10, 2016

KARTIK NAG - DANCE

Our collective duty


As 3rd of November 2016 draws near, the light in the first floor room of the Degu Taleju temple stays on for longer than usual. The said floor, taken up by a special committee – a society, if you will, is neatly tucked behind by a tiki-jhya, a latticed window. For the rest of the year, the lights there flicker on for few minutes here and there, but once the monsoon ebbs downand the atmosphere invokes swonti, the light of the office tends to stay on, and on. And, why wouldn’t it? The dancers and the organizers behind the KartikNachare busy at work preparing for a great show.

Thứ Tư, 4 tháng 5, 2016

ĐÔNG TÂY GIAO THOA

Bài đã đăng trên Nhịp Cầu Thế Giới - Hungary
Thứ tư - 27/04/2016 14:30

(NCTG) Tây Phương đã có một mô hình về động cơ tâm lý của con người từ năm 1943 tức chỉ trên dưới 70 năm tính tới nay. Nhưng thật khó tin là Đông Phương đã chuẩn hóa mô hình Tháp Maslow này ít nhất là hơn 2.000 năm trước.

Đông là Đông và Tây là Tây
và cả hai không bao giờ gặp nhau
Cho đến khi Đất và Trời hiện diện trước Ngôi Phán Xét của Thượng Đế.

(“Bài Ballad của Đông và Tây” - Rudyard Kipling, 1889)

Đây là những câu thơ thường được trích dẫn đến mức trở thành sáo ngữ khi có ai đó muốn nói về sự khác biệt không thể dung hòa giữa hai nền văn hoá Đông và Tây. Điều này có thể đúng nhưng cũng có thể chưa chính xác, thậm chí là hoàn toàn sai lạc trong một số trường hợp. Trường hợp mà chúng tôi muốn đề cập đến ở đây là Tháp Nhu Cầu nổi tiếng của Abraham Maslow (The Needs’ Hierarchy of Maslow).

Năm 1943, nhà tâm lý học Abraham Maslow xuất bản trên tờ tạp chí chuyên ngành tâm lý “Psychological Review” một công trình nhan đề “A theory of Human Motivation” (Lý thuyết về động cơ của con người). Bộ khung chính yếu để Maslow dựng lên lý thuyết của ông nghiên cứu về hành vi của con người chính là một biểu đồ hình tháp được đặt tên là The Need’s Hiearchy of Maslow, thường được dịch sang tiếng Việt là Tháp Nhu Cầu Maslow.

Nội dung căn bản của Tháp Nhu cầu Maslow là chia các nhu cầu của con người thành 5 phần và sắp xếp chúng theo một trật tự đi lên. Các tầng tháp này là:

1. Tầng 1: Physiological - các nhu cầu vật chất và sinh lý căn bản nhất như: thở, ăn, uống, ngủ, nghỉ, bài tiết, tình dục...

2. Tầng 2: Safety - các nhu cầu an toàn: an toàn thân thể, sức khoẻ, việc làm, tài sản...

3. Tầng 3: Love/Belonging - các nhu cầu giao lưu tình cảm và trực thuộc: gia đình, bạn bè, nhóm thân hữu, câu lạc bộ, hội nhóm...

4. Tầng 4: Esteem - các nhu cầu được tôn trọng, kính mến, được tin tưởng.

5. Tầng 5: Self - Actualization - nhu cầu được thể hiện bản thân: muốn thành đạt, muốn sáng tạo, muốn thể hiện khả năng, thể hiện bản thân, có và được công nhận là thành đạt...
 



Sơ đồ Tháp Nhu Cầu Maslow
Sơ đồ Tháp Nhu Cầu Maslow

Thứ Sáu, 15 tháng 1, 2016

HỒ ANH THÁI – TÁC GIẢ CỦA HUYỀN THOẠI “THÍCH HUYỀN DIỆU”



Theo tiểu sử đăng trên Wikipedia và do chính Hồ Anh Thái (HAT) hé lộ qua các cuộc phỏng vấn rải đều hơn 20 năm qua khắp các báo chí, diễn đàn văn nghệ thì HAT sinh năm 1960, tốt nghiệp Đại học Ngoại Giao Hà Nội năm 1983, là cán bộ ngoại giao của Bộ Ngoại Giao liên tục từ khi ra trường cho đến nay (1983-2016) . Hiện tại đã leo lên đến chức Phó Đại sứ của Đại sứ quán Việt Nam tại nước Cộng Hoà Hồi giáo Iran.  

Ngoài nghề nghiệp rất hanh thông và thành đạt của một cán bộ ngoại giao chuyên nghiệp, Hồ Anh Thái còn được đám quan chức văn nghệ ưu ái coi là một “hiện tượng văn chương” và tạo mọi điều kiện thông qua Bộ Ngoại giao đến Bộ Văn hoá để HAT xuất bản đều đặn hàng chục cuốn tiểu thuyết có chất lượng cỡ “mắm Thái”. Đáng kể hơn nữa, hai Bộ này còn đồng lòng tạo mọi điều kiện để HAT biệt phái leo lên làm chủ tịch Hội Nhà Văn ở thủ đô Hà Nội, ăn trên ngồi trước cả những cây đa cây đề trong làng văn Bắc Kỳ suốt 10 năm ròng rã (2000-2010).

Sự nghiệp cả ngoại giao lẫn văn chương của HAT bắt đầu cất cánh khi HAT được cử sang làm cán bộ ngoại giao tập sự ở Đại sứ quán Việt Nam tại New Delhi- Ấn Độ. Sau hàng chục năm cúc cung làm việc, HAT đã khoe là mình kiếm được học vị tiến sĩ Đông phương học đồng thời tự nhận mình là một nhà Ấn Độ Học (Indologist) . Nghiên cứu về Ấn độ học thì thực sự có ngành khoa học này nhưng để có thể dõng dạc khoác lên mình vinh dự một “Indologist” thì trên thế giới chỉ có thể đếm trên đầu ngón tay các học giả nổi tiếng. Nhưng thôi, cứ xí xoá, cứ để nhà “Ấn Độ Học” Hồ Anh Thái thoả mãn với vinh dự tự phong ấy, rồi chúng ta sẽ thấy tầm cỡ của nhà “Ấn Độ học” này như thế nào qua vụ “Thích Huyền Diệu”.

Như HAT đã từng thú nhận trong các bài báo từ thập niên 1990 gửi từ Ấn Độ về đăng trên các báo trong nước, chính Hồ Anh Thái là người đã “phát hiện” ra Thích Huyền Diệu khi ông này đang xây dựng ngôi chùa tư nhân trên khu đất mua được ở ngoại ô Bodh Gaya-Ấn Độ trong một lần Hồ Anh Thái đi công tác tại đây vào năm 1990. Cũng chính HAT là người phát hiện ra thông báo của chính phủ vương quốc Nepal kêu gọi các nước đến xây chùa trong khu vực quy hoạch của Lumbini sau khi Nepal và Nhật Bản đã đổ công của vào khu này suốt hơn 20 năm. Và chính HAT đã là người tích cực liên hệ với chính phủ Nepal để bảo lãnh và tiến cử Thích Huyền Diệu đến Lumbini-Nepal nhận lãnh suất cất chùa quốc gia dành cho nước Việt Nam để Huyền Diệu hô biến nó trở thành ngôi chùa tư nhân của chính mình.

Hợp đồng LumBini Development Trust cho Huyền Diệu thuê đất cất chùa (tức Huyền Diệu đến Lumbini sau khi nơi này đã quy hoạch và phục hưng)

Thứ Ba, 5 tháng 1, 2016

GIÁN ĐIỆP CÔNG NGHỆ CỦA TRUNG CỘNG: LENOVO-HUAWEI-ZTE

Lenovo là công ty Trung Quốc có trụ sở ở Bắc Kinh và North Carolina (Mỹ). Năm 2005, Lenovo mua lại mảng kinh doanh máy vi tính của IBM, sau đó tiến vào thị trường điện thoại thông minh. Tháng 1-2014, Lenovo mua hãng sản xuất điện thoại Motorola Mobility từ Google.
Cổ đông lớn nhất của Lenovo là Legend Holdings, một công ty đầu tư Trung Quốc do Học viện Khoa học Trung Quốc (CAS) sáng lập. Giới an ninh và tình báo phương Tây khẳng định CAS là nơi các đơn vị chiến tranh mạng của quân đội Trung Quốc hoạt động.

Theo trang Popular Science, hồi năm 2013 cơ quan tình báo nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Mỹ, Anh, Canada, New Zealand và Úc, đồng loạt ra lệnh cấm sử dụng máy tính của Lenovo vì chứa phần mềm gián điệp.  Nhiều chuyên gia tình báo và quốc phòng của Mỹ và Úc cho biết phần mềm gián điệp của Lenovo cho phép tin tặc xâm nhập thiết bị từ xa mà người sử dụng không hề biết.
Bộ Ngoại giao Mỹ từng mua 16.000 máy vi tính ThinkPad của Lenovo, nhưng sau đó quyết định không sử dụng vì lo ngại phần mềm gián điệp bên trong có thể xâm nhập các kênh thông tin mật của chính phủ Mỹ.