Thứ Ba, 14 tháng 3, 2017

GYALWANG DRUKPA chỉ là nhà sư cấp bậc thấp trong Phật giáo Tây Tạng

NP: Nhơn dịp cúng bái ở Bảo Tháp Tây Thiên tháng 03/2017, "Tập đoàn buôn thần bán phật" của Thích Minh Hiền và đồng bọn sau khi thoát khỏi kiếp nạn "xây dựng không phép-phá hoại chùa hương" vẫn chứng nào tật nấy, linh đình đón rước tên tay sai Trung Cộng đội lốt nhà sư về Việt Nam. Tờ báo lá cải bưng bô VNExpress vẫn còn già mồm tung hô Gyalwang Drukpa là "pháp vương" bất chấp GHPGVN đã từng lên tiếng về vấn đề này vào năm 2015.
 Chúng tôi xin mạn phép đăng lại bài này để các bạn biết rõ: Gyalwang Drukpa chỉ là một nhà sư có cấp bậc rất thấp trong hệ thống Phật giáo Tây Tạng, chớ không phải Quan Âm Tái thế như dòng Drukpa, tập đoàn Thích Minh Hiền và VNExpress xưng tụng.
VNExpress lại hân hoan phong tặng Gyalwang Drukpa tôn xưng "pháp vương"
 ______________
 Thứ Tư, 11 tháng 11, 2015

"PHÁP VƯƠNG" CHỈ LÀ VÔ DANH TIỂU TỐT TRONG PHẬT GIÁO TÂY TẠNG

ĐẠI HỘI LẦN THỨ 12 CỦA 4 DÒNG TRUYỀN THỪA PHẬT GIÁO TÂY TẠNG VÀ ĐẠO BON NĂM 2015     



_________
Kính thưa quý vị độc giả,
Sau khi chúng tôi post loạt bài về “pháp vương” Gyalwang Drukpa 12, đã có một số ý kiến trên các trang mạng khác bào chữa không có chứng cứ và lý lẽ cho nhân vật này. Có ý kiến nói rằng: không thể chỉ thấy Gyalwang Drukpa 12 không có mặt ở Global Buddhist Congregation lần thứ 1 hoặc các hội nghị Phật giáo quốc tế,  mà cho rằng nhân vật này không có uy tín đối với Phật giáo quốc tế. Tuy nhiên tất cả các ý kiến phản bác đó  đã không đưa ra bất kỳ một chứng cớ nào về mặt tư liệu hay hình ảnh cho thấy Gyalwang Drukpa 12 là một nhân vật có tầm ảnh hưởng quốc tế, có giao tiếp với các lãnh đạo thế giới. Ngược lại, theo đường link Gyalwang Drukpa trên wikipedia chúng tôi chỉ tìm được hình ảnh và tư liệu cho thấy Gyalwang Drukpa 12 sánh đôi trên thảm đỏ cùng với cựu người mẫu Playboy: Christie Brinkley.
    

Về mặt quốc tế thì vậy, thế còn về mặt nội bộ của Phật giáo Tây Tạng thì sao?
   Khi du nhập giáo phái Drukpa vào Việt Nam, người ta đã nguỵ biện, đánh tráo sự thật để đồng hoá ‘pháp vương” Gyalwang Drukpa 12 và giáo phái Drukpa như là Mật tông Tây Tạng. Vậy, sự thật về VỊ TRÍ CỦA GYALWANG DRUKPA 12 TRONG PHẬT GIÁO TÂY TẠNG LÀ THẾ NÀO?

Thứ Ba, 10 tháng 1, 2017

LỄ HỘI NEPAL – NHỊP MÙA BẤT TẬN



NP: Giới thiệu Sách sắp xuất bản : LỄ HỘI NEPAL – NHỊP MÙA BẤT TẬN
Đây là tập hợp những nghiên cứu của Phú Nepal về các lễ hội ở Nepal sau 9 năm trải nghiệm nơi ấy. Hy vọng sách sẽ sớm ra mắt các bạn để giúp mọi người càng thêm yêu một đất nước xinh đẹp thuần hậu. Xin trích đăng một số phần của tập biên khảo này.
_____________
Tựa


Có lẽ hiếm có vùng đất nào lễ hội liên miên bất tuyệt như ở Thung Lũng Kathmandu mà tên gọi thời cổ đại là Nepal Mandala, mỗi năm có thể đến nửa vạn lễ hội lớn nhỏ. Người ta ước tính hầu như mỗi ngày đều có ít nhất vài lễ hội nào đó của công đồng dân cư cỡ xóm/ấp, tuần nào cũng có ít nhất chục lễ hội cấp phường xã và tháng nào cũng có lễ hội cỡ quốc gia.

Suốt dọc dài lịch sử, Thung Lũng Kathmandu luôn giữ vai trò trung tâm văn hoá, chính trị, kinh tế của quốc gia ngày nay gọi là Nepal, cái tên vốn xưa kia dùng để chỉ riêng Thung Lũng Kathmandu. Trong thời hiện đại, Kathmandu lại càng phát huy vai trò trung tâm của mình: quảng trường Tundikhel là nơi để các cộng đồng dân tộc tổ chức các lễ hội (Tết) đặc sắc của tộc mình. Với hơn 50  dân tộc, trong đó có gần chục tộc lớn, lễ tết của các dân tộc hầu như diễn ra quanh năm suốt tháng. Người ta có thể chỉ quẩn quanh ở Kathmandu, không cần trèo đèo lội suối đến các vùng sơn cùng thuỷ tận dọc theo dãy Himalaya cũng có thể chứng kiến đủ các lễ tết của các tộc người trong biên giới Nepal.