-TIN NÓNG SỐT TỪ NEPAL CẬP NHẬT NHIỀU LẦN TRONG NGÀY: TIN NÓNG NGÀY 25-05-2012
-->
-->
Trải qua hết 2 năm chính thức và thêm 3 lần gia hạn kéo dài nhiệm kỳ thêm hai năm nữa, coi như 4 năm- 4 chính phủ- 4 đời Thủ tướng mà Quốc Hội Lập Hiến vẫn chưa thông qua được Hiến Pháp mới. Ngày 27/05/2012 này là hạn chót của Quốc Hội Lập Hiến để thông qua Hiến Pháp mới. Nếu không có được Hiến Pháp trong khi Quốc Hội Lập Hiến đã bị Toà Án Tối Cao bác bỏ khả năng gia hạn thêm lần nữa thì có nguy cơ Quốc Hội sẽ bị giải tán, toàn bộ quyền lực rơi vào tay Tổng Thống và Quân Đội, mầm mống nội chiến và bạo loạn lại có nguy cơ bùng phát.
Nepal đang thả dốc không phanh.
Tin nóng nhất ởNepal hiện nay là cuộc bandh toàn quốc kêu gọi bởi Liên Đoàn Những Dân Tộc Bản Xứ đã bắt đầu từ 20/05. Ở Pokhara, thủ phủ du lịch của Nepal, du khách ngoại quốc bị ép phải đi bộ xuyên qua những con đường dài vắng bóng người. Cũng ở Pokhara, cảnh sát dã chiến đã phải trấn áp các phần tử hooligan khi bọn này tấn công người đi đường. Ở Kathmandu còn tệ hơn. Chiếc xe của một bộ trưởng Bangladesh trên đường ra sân bay để về nước sau chuyến viếng thăm Nepal đã bị chặn lại. Một chiếc xe hơi của đài truyền hình Kantipur bị đập nát, một chiếc khác của đài truyền hình Avenues bị chọi đá, trong khi chiếc xe gắn máy của phóng viên quay phim đài Himalaya TV bị đốt cháy vào những giờ đầu tiên của cuộc bandh. Tổng cộng sau 03 ngày bandh của NEFIN có đến 30 xe hơi và xe gắn máy dán nhãn PRESS của báo đài Nepal bị tấn công và đốt phá. Các nhóm quá khích còn xông vào cả những cửa hàng và quẳng hàng hóa ra đường. Cuộc bandh này mãi đến 5 giờ chiều 22/05 mới chấm dứt sau khi NEFIN và chính phủ ký thỏa thuận.
Hôm qua, 23/05, Đảng Quốc ĐạiNepal lên tiếng dọa sẽ rút lui ra khỏi chính phủ Liên hiệp mới thành lập chưa được 01 tuần nếu chính phủ xin gia hạn Quốc Hội thêm 03 tháng nữa.
-->
Xin gửi đến Quý Bạn Đọc loạt bài phóng sự “Hồ sơ Nepal ” của tôi. Loạt bài này tôi dự định viết 8 bài như sau:
1- Sục sôi mùa phượng tím
2- Một nước cộng hòa mới đã sinh ra- Mùa hè 2008
3-Vụ án vẫn còn bí ẩn: Thảm sát hoàng gia
4-Thời hoàng kim của giới quý tộc Gorkha
5- Shah - triều đại sắt máu nhất Nepal
6-Tarai vùng đất nóng
7-Người Tharu – hậu duệ của vương quốc Thích Ca
8-Nepal tương lai: cầu nối giữa Ấn Độ và Trung Hoa
Loạt bài này tóm tắt những sự kiện lịch sử cận đại trong khoảng 100 năm cho đến ngày nay nhằm cung cấp một cái nhìn tổng quát về Nepal . Tuyến bài này sẽ đi từ gần đến xa, bám theo các chủ đề nóng nhằm giải thích căn nguyên những xung đột hiện tại bắt rễ sâu xa từ quá khứ. Hy vọng loạt bài này mang lại cho bạn đọc một cái nhìn rõ hơn từ bên trong đất nước vẫn hãy còn xa lạ với nhiều người Việt dù rất nhiều Phật tử Việt Nam đã đi hành hương đến đó và biết rằng đó là nơi sinh ra và là quê hương của Đức Phật Thích Ca. Cũng như mong thông qua những trải nghiệm khổ nhọc của đất nước trên mái nhà thế giới này mà rút ra bài học về sự chuyển đổi từ chế độ độc tài sang chế độ dân chủ.
Tôi đã bám sát tình hình Nepal suốt 8 năm nay và nhận thấy đây là thời điểm tốt nhất để khởi đăng trước điểm sôi 27/05/2012.
BÀI I - SỤC SÔI MÙA PHƯỢNG TÍM
Tháng Năm 2012
Cứ vào độ tháng 4 – 5, hoa Jacaranda nhuộm tím các con đường thủ đô Kathmandu của nước Nepal tạo nên một sức quyến rũ đến nao lòng. Loài hoa có màu sắc hiền dịu này xuất xứ từ Nam Mỹ, được người Việt gọi là phượng tím, thường mang lại cảm giác thư giãn trong những ngày hè bức bối ở Thung Lũng Kathmandu. Tuy nhiên, với tôi, mùa phượng tím của Kathmandu suốt 8 năm qua luôn sục sôi, nóng bỏng. Không phải vì thời tiết mùa hè.
Thông thường từ giữa tháng Ba đến hết tháng Năm hàng năm là mùa đẹp nhất để đi dạo núi (trekking) và leo núi (mountaineering) ở Nepal - đất nước có dãy Himalaya làm xương sống. Dân trong nghề gọi đây là mùa cao điểm du lịch, có thể coi như mùa thu hoạch chính của xứ sở mà 80% ngoại tệ thu về từ ngành công nghiệp không khói. Nhưng, hai năm nay tôi thường từ chối và khuyến cáo bạn bè đừng đến Nepal vào tháng 4-5 hàng năm.
Nepal là một nước cộng hòa trẻ ở vùng Himalaya - mới 4 tuổi sau khi chuyển đổi từ Vương Quốc Hindu cuối cùng trên trái đất.Nhìn trên bản đồ, quốc gia này giống một con tê giác nằm trên lưu vực sông Hằng với chiếc sừng nổi tiếng là đỉnh núi cao nhất thế giới – Everest. Diện tích 147,181 km2, dân số 26,6 triệu, mật độ dân số là 199,3 người/km2. Nepal là một nước bị khóa chặt trong đất liền, không có biển. Ngoài đỉnh núi cao nhất thế giới, niềm tự hào của quốc gia nhỏ bé này chính là Lumbini - nơi sinh của Đức Phật Thích Ca. Những đỉnh núi tuyết trên 8.000m, những thành phố cổ nhiều thế kỷ được bảo tồn tốt, phong cảnh quyến rũ, đa dạng và hài hòa về chủng tộc và văn hóa… là những yếu tố lôi cuốn hàng triệu khách du lịch đến để khám phá, trải nghiệm đất nước mệnh danh là một trong những điểm đến tuyệt vời nhất của hành tinh.
|
Ở Ấn Độ và Nepal có một thứ văn hoá chính trị gọi là bandh (đọc là băng-đa theo phát âm của người địa phương), dịch tạm là tổng đình công. Hành động này chính là bắt công chúng làm con tin để làm áp lực với chính phủ hiện hành, vì các cuộc bandh chỉ chấm dứt khi chính phủ nhượng bộ. Ai cũng cảm thấy quái gở nhưng rồi mọi người đều buộc phải chấp nhận nó, không có cách gì ngăn cản hay xóa bỏ thứ văn hóa chính trị phường nghề ấy. Chỉ cần một đảng chính trị, một tổ chức chủng tộc/văn hoá/nghề nghiệp hay chỉ đơn giản đại diện một nhóm người nào đó kêu gọi bandh để làm áp lực một vấn đề gì đó lên chính phủ hay đối thủ của họ là toàn bộ một vùng, một thành phố sẽ tê liệt. Không một phương tiện giao thông gắn máy nào được di chuyển trừ xe cứu thương, ngoại giao, UN, báo chí. Không một công sở, trường học, cửa hàng nào mở cửa trừ bệnh viện và báo chí. Thông thường các cuộc bandh vẫn cho phép các xe chở du khách di chuyển nhưng làm sao có thể thoải mái tham quan khi nơm nớp lo sợ không biết xe mình đang đi bị ách lại hay bị ném đá vỡ toang hết cửa kính lúc nào bởi những cái đầu nóng của các hooligan; mà nào có vui vẻ gì khi thăm thú những thành phố, làng mạc hoang vắng như một thành phố chết, không một bóng người, không sinh hoạt sống động…Rồi bạn sẽ bắt gặp hàng dãy người xếp hàng dài lê thê 6-7 tiếng đồng hồ trước các cây xăng để rồi chỉ được mua 2 lít xăng. Bạn sẽ thấy cả xóm chạy lại giành giật mua gaz, lấy nước dùng. Rồi sẽ phải chung sống với cúp điện trung bình 8 tiếng mỗi ngày… Rồi những khi có các cuộc bandh kéo dài hàng tuần thì thực phẩm đắt đỏ cũng không có mà mua. Hơn sáu năm nay, mùa hoa phượng tím chính là mùa bandh của Nepal .
Xếp hàng lấy nước tháng 4-2012 |
Xếp hàng mua gas |
Chính trường Nepal suốt sáu năm nay chưa bao giờ bình yên và những ngày cuối cùng của tháng Năm năm 2012 này giống như cái nồi áp suất bị bịt kín đun sôi đến cực điểm. Bốn năm trước, tháng 05/2008, một cuộc bầu cử dân chủ đã bầu lên một Quốc Hội Lập Hiến với nhiệm kỳ hai năm và nhiệm vụ là viết nên một hiến pháp mới cho quốc gia cộng hoà trẻ nhất thế giới. 33 chính đảng tham gia vào Quốc Hội, trong đó Đảng Cộng Sản Thống Nhất Nepal (UCPN-Maoist) 39 % ghế , Đảng Quốc Đại Nepal 19% và Đảng Mác-xít Lê-nin-nit Thống nhất (UML) 18% chiếm đa số trong Quốc Hội được gọi là Big 3 (Ba Ông Lớn). Một thế lực thứ tư là Mặt Trận Madesh gồm các đảng chính trị của nhóm chủng tộc gọi là Madeshi (người Madeshi có nguồn gốc từ cực Bắc của Ấn Độ, định cư ở vùng Tarai của Nepal- chúng tôi sẽ có một phần riêng về vấn đề Madesh cực kỳ nhạy cảm này). Mặt trận Madesh gom được trên dưới 12% số ghế trong Quốc Hội vì thế trở thành lá bài chủ mỗi khi cần bỏ phiếu bất kỳ vấn đề gì trong Quốc Hội. Bởi vì Big 3 luôn luôn chia thành 2 phe là Maoist một bên, Quốc Đại và UML một bên nên Mặt trận Madesh liên minh với phe nào thì phe đó có thể thành lập chính phủ hay thông qua một quyết sách nào đó.
Biểu tình đòi dân chủ chấm dứt chiến tranh tháng 05- 2006 (ở background là hoa phượng tím) |
BANDH ngày 15-05-2012 |
Trải qua hết 2 năm chính thức và thêm 3 lần gia hạn kéo dài nhiệm kỳ thêm hai năm nữa, coi như 4 năm- 4 chính phủ- 4 đời Thủ tướng mà Quốc Hội Lập Hiến vẫn chưa thông qua được Hiến Pháp mới. Ngày 27/05/2012 này là hạn chót của Quốc Hội Lập Hiến để thông qua Hiến Pháp mới. Nếu không có được Hiến Pháp trong khi Quốc Hội Lập Hiến đã bị Toà Án Tối Cao bác bỏ khả năng gia hạn thêm lần nữa thì có nguy cơ Quốc Hội sẽ bị giải tán, toàn bộ quyền lực rơi vào tay Tổng Thống và Quân Đội, mầm mống nội chiến và bạo loạn lại có nguy cơ bùng phát.
Việc đầu tiên chúng tôi làm mỗi sáng sớm mùa phượng tím 2012 này là gọi điện thoại để hỏi thăm hay thông báo cho bạn bè, người thân ngày hôm đó có bandh không. Tin tức về các cuộc bandh chiếm trang nhất tất cả các báo: “bandh đóng cửa trường học, cửa hàng”, “bandh ở Cực Tây Nepal”, “Double bandh ở miền Đông Nepal”, “Khách du lịch, hành hương bị nằm đường do bandh”, “90,000 học sinh bị bandh cản bước đến trường”,“bandh đẩy giá thực phẩm lên trời”, “các cây xăng cạn kiệt, hết xăng bán do bandh” …
Nepal đang đếm ngược từng ngày cho đến ngày định mệnh 27/05/2012 với bom nổ, biểu tình và bandh khắp nơi, xảy ra hầu như mỗi ngày, cuộc này chưa dứt cuộc đình công khác đã kéo tới trong khi các chính đảng đấu đá nhau hỗn loạn từ các phiên họp Quốc Hội cho đến đường phố.
Trời mỗi ngày một nóng
Tarai là vùng đất chạy dài giữa chân dãy núi Tarai của Nepal và đồng bằng sông Hằng bắc Ấn Độ. Đây là vùng đất chiến lược vì Nepal là nước bị khóa chặt trong đất liền không có cảng biển nên gần như toàn bộ xuất nhập khẩu của Nepal phải thông qua đây rồi xuyên qua Bắc Ấn để ra cảng Kolkata cũng của Ấn Độ. Ai nắm Tarai, người đó quản thực phẩm, xăng dầu và mọi thứ của người Nepal . Người Madeshi hiện đang làm chủ vùng Tarai quan trọng này đẩy các nhóm cư dân bản địa Tharu, Kirat, Limbu ra xa các thành phố trung tâm.
Giống như Bắc Ấn, mùa hè ở Tarai nóng không chịu nổi, có những ngày lên đến 45o C – 50oC.
Sự kiện đánh dấu sức nóng mùa hè 2012 ở Nepal xảy ra tại Janakpur, thủ phủ của vương quốc cổ đại Mithila thuộc vùng Tarai, ngày nay án ngữ con đường huyết mạch về miền Đông Nepal.
Buổi sáng ngày 30/04/2012 một cuộc biểu tình do Ủy Ban Tranh Đấu Mithila tổ chức tại giao lộ Ramanand ở thành phố Janakpur đã bị tấn công bằng bom. Cuộc biểu tình này nhắm chống lại đề án cấu trúc liên bang của chính phủ hiện tại cho Hiến Pháp mới. 5 người chết và 24 người bị thương. Tổ chức ́ Janatantrik Tarai Mukti Morcha (Lực lượng kháng chiến Tarai đấu tranh cho người bản xứ chống lại người Madeshi) nhận trách nhiệm về vụ khủng bố này.
Chính phủ Nepal , tất cả các chính đảng, Liên Hiệp Quốc đều lên án hành động khủng bố đẫm máu này của Janatantrik Morcha.
Ngay lập tức trong ngày 30/04/2012 Ủy Ban Tranh Đấu Mithila kêu gọi bandh vô thời hạn ở Janakpur nhằm phản đối hành động khủng bố này.
Hai ngày sau, 02/05/2012, trong khi dư âm của vụ khủng bố trước chưa dứt, một quả bom thứ hai nổ tại rạp hát Ram Janaki vào lúc 1:30 pm. Rất may là khi ấy bandh nên không ai ra đường vì thế không có thương vong.
Cuộc bandh này ở Janakpur làm tê liệt cả miền Đông Nepal suốt 8 ngày cho đến ngày 09/05/2012.
Thực ra bom đã nổ ở ngay trung tâm thủ đô Kathmandu từ hai tháng trước. Ngày 27/02/2012, ngay cạnh cây xăng quân đội gần Tòa Nhà chính phủ ở Babarmahal một quả bom đã nổ; giết chết 3 và làm bị thương 6 thường dân. Tuy thế vụ này không được chú trọng vì xảy ra quá sớm và riêng lẻ không nằm trong chuỗi bandh như một cơn động đất liên hoàn đang rung lắc dữ dội Nepal từ cuối tháng Tư đến nay. Chỉ có một điều đáng chú ý là vụ này cũng do một tổ chức khủng bố ở Tarai thực hiện: Samyukta Jatiya Mukti Morcha.
Ngày 16/05/2012, dân chúng ở vùng cực Tây Nepal thở phào khi cuộc bandh kéo dài 19 ngày nhằm yêu cầu không được chia cắt vùng này trong chế độ Liên bang của Hiến Pháp mới dừng lại. Có thể tưởng tượng ra dân chúng khổ sở đến thế nào trong 19 ngày tranh đấu của nhóm chính trị vùng này. Thế nhưng niềm vui này không trọn vẹn vì hai ngày trước, 14/05/2012, tộc người Tharu đã kêu gọi bandh và ngăn chặn giao thông ở vùng giáp ranh với vùng Cực Tây với sự hổ trợ của đảng UCPN-Maoist chống lại hành động đàn áp người Tharu của đảng Quốc Đại Nepal.
Bandh của ổng thì đang mần, nhóm của ổng sẽ theo tiếp, sau đó đến tui... vậy thì ông phải chờ tới lượt để tuyên bố bandh của ông |
Ngày 17/05 ở vùng Trung Nepal, chính phủ Nepal đã thỏa hiệp với Ủy Ban Liên Hiệp Tranh đấu cho người Brahmans, Chhetris, Dashnamis and Dalits để họ dừng cuộc bandh ở vùng này. Thế nhưng cũng ngày hôm đó Đảng Rastriya Prajatantra Party-Nepal đã kêu gọi bandh vào ngày 18/05 ở thủ đô Kathmandu, trong khi người Tharu kêu gọi bandh ở Tarai và Ủy Ban Tranh Đấu Cho Sự Toàn Vẹn Lãnh Thổ và Thiện chí Xã hội bandh ở toàn miền Đông Nepal.
Dân chúng ở vùng sâu vùng xa bị đói do lương thực viện trợ của chính phủ không vận chuyển lên được. Nông sản ở thôn quê đem đổ vì hư thối trong khi ở thành phố không có mà mua. Nhà máy, công xưởng đóng cửa không sản xuất; giao thông vận tải ách tắc. Nghiêm trọng nhất là 40% tour du lịch bị hủy bỏ – con bò sữa của kinh tế quốc gia gần như hấp hối. Tỷ giá Nepali Rupee bị rơi xuống thảm hại 90NR = 1USD (thông thường là 70/1). Nền kinh tế quốc dân của Tin nóng nhất ở
Xe phóng viên bị đốt ngày 20-05-2012 |
Xe phóng viên bị đốt ngày 21-05-2012 |
Phóng viên bị thương trong ngày 22-05-2012 (Ảnh của phóng viên Nepal) |
Hooligans tấn công người đi đường (anh này mang thức ăn cho người thân đang nằm viện)(Ảnh của phóng viên Nepal) |
Xung đột giữa cảnh sát và Hooligan(Ảnh của phóng viên Nepal) |
ĐẤY LÀ BANDH! (Ảnh của phóng viên Nepal) |
Hôm qua, 23/05, Đảng Quốc Đại
Liệu Nepal có điều khiển được cỗ xe đang lao dốc không phanh trên con đường lổn nhổn ổ voi đi tìm Hiến Pháp mới mà ai cũng muốn giành quyền cầm lái?
Tại sao tình hình Nepal hỗn loạn cực điểm như hiện nay?
TIN NÓNG SỐT TỪ NEPAL CẬP NHẬT NHIỀU LẦN TRONG NGÀY: TIN NÓNG NGÀY 25-05-2012
-TIN NÓNG NGÀY 26-05!
-TIN NÓNG NGÀY 26-05!
(Còn tiếp)
Tháng 05/2012
Bài và ảnh NGUYỄN PHÚ (Viết tại Nepal)
Phần 2:MỘT NƯỚC CỘNG HÒA MỚI ĐÃ ĐƯỢC KHAI SINH