Có rất nhiều cứ liệu chứng
tỏ rằng người Việt nhận nhiều ảnh hưởng của văn minh Ấn không kém
gì văn minh Trung Hoa. Nghiên cứu văn minh Ấn, so sánh đối chiếu để
khám phá lại các vết tích văn minh-văn hóa Ấn trong tâm thức Việt để
hoàn thiện “bản sắc Việt” cũng là một con đường “thoát Hán” hiện
nay cho người Việt.
.........................
Ấn Độ đầy bí ẩn và huyền hoặc có thể làm choáng ngợp
bất cứ ai mới tiếp xúc với nền văn minh thâm hậu này. Một trong
những vấn đề làm rối nhiều “người ngoài” chưa quen thuộc với văn hóa
Ấn nhất chính là hệ thống thần linh Hindu.
Tầng tầng lớp lớp các
vị thần, nhiều đến mức có vị thần có đến chục vạn tên gọi và hóa
thân…nhiều đến nỗi các Brahmin thông thái nhất cũng không thể nào nhớ
hết tên các vị thần của điện thờ Hindu… nhiều đến mức có người nói
rằng số lượng các vị thần Hindu còn nhiều hơn cả dân số Ấn Độ…
Không thể “cảm” được văn hóa Ấn nếu không “hiểu” được hệ thống thần
linh Hindu. Tham vọng của tác giả trong loạt bài về chủ đề này là
“giản dị hóa” hệ thống thần linh Hindu để độc giả có thể đặt bước
chân thành kính đầu tiên vào ngôi đền Ấn Độ giáo. Thiết nghĩ nghiên
cứu Hindu (Ấn Độ giáo) là một việc rất đáng quan tâm với người Việt
ta. Ở phía Nam,
đã từng có những nền văn minh Óc Eo, Chân Lạp, Cát Tiên, Champa chịu ảnh
hưởng sâu đậm và trực tiếp từ văn hóa Hindu. Ở phía Bắc, có nhiều
hiện vật và phong tục của người Việt mang đậm tính chất Hindu. Ở
miền Trung, suốt 500 năm qua, qua sự chung sống cùng nhau giữa người
Chăm và người Việt, rất nhiều các yếu tố Hindu đã xâm nhập vào tâm
thức người Việt sinh sống trên lãnh thổ xưa của Champa cho đến tận
mũi Cà Mau. Với giới nghiên cứu, rất nhiều cán bộ, quan chức ngành
văn hóa-bảo tàng tại các nơi có di tích Hindu (hầu như khắp từ Đà
Nẵng cho tới Kiên Giang) rất cần trang bị kiến thức về Hindu để có
thể “hiểu” và “cảm” các hiện vật vô giá của các nền văn minh Hindu
đã từng tồn tại và phát triển rực rỡ tại Việt Nam như Óc Eo, Chân
Lạp, Cát Tiên, Champa, để có thể bảo tồn các giá trị tinh thần độc
đáo ấy. Ngay cả tôn giáo có nhiều tín đồ tại Việt nam hiện nay là
Phật giáo thì cũng xuất phát từ vùng đất Hindu-Ấn Độ và Phật giáo
đã truyền từ Ấn Độ sang Việt Nam trước khi đổ bộ lên Trung Hoa. Để
hiểu Phật giáo sâu sắc hơn, theo thiển kiến của tác giả, có lẽ phải
nghiên cứu Hindu để nhìn thấy lại “cái nền” mà trên đó Sakya Muni
(Bậc thông tuệ họ Sakya- tức Phật Sakya) đã sử dụng để xây nên ngôi
nhà Phật giáo (có thể thấy qua Jataka-chuyện tiền thân Phật), cũng
như tránh các lầm lạc “tam sao thất bổn” do du nhập Phật giáo không
chính thống từ Trung Hoa phải qua ít nhất hai lần phiên dịch và bị
Hán hóa sâu nặng suốt cả ngàn năm nay. Có rất nhiều cứ liệu chứng
tỏ rằng người Việt nhận nhiều ảnh hưởng của văn minh Ấn không kém
gì văn minh Trung Hoa, nếu không muốn nói là sâu đậm hơn. Nghiên cứu văn minh Ấn, so sánh đối chiếu để
khám phá lại các vết tích văn minh-văn hóa Ấn trong tâm thức Việt để
hoàn thiện “bản sắc Việt” cũng là một con đường “thoát Hán” hiện
nay cho người Việt.
*****************
THẦN THÁNH CŨNG BIẾT… CƯỜI
THƯ GIÃN CUỐI TUẦN: THẤY VẬY CHỚ HỔNG PHẢI VẬY BÀI 3
Một đặc điểm của người Ấn (hay người thuộc văn minh
Ấn) là tính hài hước, hóm hỉnh. Ngay cả các vị thần cũng không
sống ngoài không gian hóm hỉnh đầy thông tuệ của người Ấn. Có thể
nói các vị thần Hindu rất “người”!
1/ INDRA-THỦ LĨNH CÁC VỊ THẦN-BỊ MANG NGHÌN
“CON MẮT”
Thủ lĩnh các vị
thần trong hệ thống Hindu là Indra –Thần Mưa, Hán gọi là Đế Thích.
Cần nhớ rõ Indra chỉ là thủ lĩnh của các Deva (bán thần) chỉ cai
trị cung Trời (Svargaloka- heaven); thấp hơn God (Thần), và ba vị thần
tối cao Trinity là các God cai trị cả vũ trụ: Shiva, Vishnu và Brahman.
Indra vốn rất ham
thích sắc đẹp phụ nữ. Một hôm, cầm lòng không đặng nên Indra đã
quyến rũ một phụ nữ xinh đẹp đã có chồng. Chồng của phụ nữ này
là một rishi (hành giả Hindu) tên
là Bhrigu. Nổi cơn ghen vì bị cắm sừng, vị rishi này bèn rủa Indra rằng: “ Vì ông bị ám ảnh bởi thân
thể phụ nữ ông sẽ mang một ngàn “âm hộ” trên khắp cơ thể ông!”
Sau khi các deva
hoan hỉ ra về, rishi nhếch mép
cười với các học trò của mình: “Cho hắn “tầu hỏa nhập ma” luôn khi
phải mở to cả ngàn “con mắt” mà ngắm phụ nữ bất kể đẹp xấu…” Hi hi
2/HÌNH PHẠT DÀNH CHO TỘI “LÀM ẨU”
Suốt mấy tháng
nay, Ấn Độ liên tiếp bị các vụ “hiếp dâm” khuấy động dư luận. Chính
phủ Ấn hiện tại hầu như bất lực trước vấn nạn này. Thực ra, tệ
hiếp dâm đã tồn tại từ “once upon a time…” ở Ấn Độ. Và người Ấn xưa
có hình phạt rất hóm hỉnh cho tội “làm ẩu” này.
Một trong hai sử
thi vĩ đại nhất của Ấn là Ramayana, trong sử thi này nhân vật phản
diện chính là Quỷ Vương Ravana. Đây là con quỷ có mười đầu, không
việc ác nào mà không làm kể cả hãm hiếp cả con dâu của hắn là
Rambha. Rambha, sau khi bị làm nhục, đã rủa Ravana rằng: “Nếu ông còn
xâm phạm tới bất kỳ một phụ nữ nào mà không được cô ta ưng thuận,
toàn bộ mười cái đầu của ông sẽ nổ tung ngay lập tức.”
Hình phạt hiệu
quả này đã giúp rất nhiều cô gái khỏi bị Ravana làm ấu, và chính
nhờ thế mà Sita giữ vẹn được tiết hạnh suốt 12 năm bị Ravana bắt
cóc về giam giữ trong cung điện của hắn.
Vụ này, người Việt mình kêu là “khí
tồn tại não” quá chính xác… hi hi
3/TẠI SAO SHIVA BỊ BIỂU TƯỢNG HÓA THÀNH LINGA
và YONI?
Có lẽ các độc
giả đã biết rằng một ba vị thần tối cao của Hindu là Shiva, và Shiva
được thờ phượng bằng biểu tượng Linga - Yoni (dương vật cắm vào âm
hộ). Tại sao?
Có nhiều cách lý
giải và tiếp cận bộ biểu tượng này, trong đó có một truyện cổ Ấn
kể rất hài. Một lần nọ các rishi
tập trung lại để thi thố tài cao thấp. Các rishi tranh luận với nhau hầu như tất cả mọi chuyện trên
trời dưới đất. Cho đến câu hỏi “Ai là vị thần tối cao nhất?” (của
Hindu) thì tất cả đều… bí. Cuối cùng, vị rishi mồm mép nhất tên là Bhrigu được đề cử đi làm cái
việc “xếp hạng” thần linh.
Đầu tiên, Bhrigu tìm
đến nơi ngụ của Brahman. Ông thử vị thần tối cao này bằng cách chửi
để … thử thách. Bhrigu chửi dài từ cổng xuyên qua sân vườn, rồi đi
lòng vòng khắp các phòng trong cung Brahman miệng không ngớt lảm nhảm
chửi mắng tứ tung minh tàng… Bực mình, Brahman sai người hầu tống cổ
Bhrigu ra khỏi cung điện của mình. Rishi
mồm mép nanh nọc này bèn rủa Brahman rằng kể từ hôm đó sẽ không
một ai tôn thờ Brahman nữa.
Rời cung Brahman,
Bhrigu mò tới núi Kailash nơi ở của vị thần tối cao thứ hai là Shiva.
Tuy nhiên chưa kịp giở trò gì ra để “thử thách” sự kiên nhẫn và độ
lượng của Shiva thì Bhrigu đã bị Thần Đầu Voi Ganesh nổi tiếng bướng
bỉnh-con trai của Shiva và Parvati- chặn lại không cho vào cung điện
với lý do là Shiva và Parvati đang ở trong chốn “hết sức riêng tư”. Thật
ra, Ganesh vốn là một người thông minh, ham học rất ngưỡng mộ trí tuệ
của Brahman, nghe vụ Bhrigu rủa Brahman nên chơi xỏ lão rishi này cho bõ ghét. Bị cho
“ngồi đồng” chờ dài cổ ba ngày ngoài cổng không được mời kể cả một
bát nước lạnh, Bhrigu nổi quạu. Đến đúng Ngọ thứ tư, Bhrigu bỏ ra về
quẳng lại sau lưng lời rủa Shiva rằng từ đây mọi người sẽ thờ phụng
vị thần tối cao này qua biểu tượng của sự giao hợp –linga và yoni.
Ráng chút sức già, Bhrigu tìm tới cung
của Vishnu, vị thần tối cao cuối cùng. Tin về chuyện rủa xả độc địa
của lão rishi này đã lan tới tai
Vishnu. Ngay khi chưa tới cổng nhà Vishnu, Bhrigu đã được mời lên kiệu
hoa, rồi thức ngon vật lạ được dâng lên để trám cái miệng hôi thối
của gã rishi này lại. Khi vào
trong cung, Bhrigu được chính Vishnu đón từ trên kiệu xuống và đưa lên
ngồi cùng với mình trên ngai. Hoan hỉ, Bhrigu tuyên bố Vishnu chính là
vị thần vĩ đại nhất trong ba vị thần tối cao-Trinity.
Quả thật, Hindu
chỉ có hai tông: Vaishnavism thờ phượng Vishnu như vị thần tối cao
nhất, và Shaivism thờ phượng Shiva như vị thần tối cao nhất; không có
tông nào thờ vị thần tối cao thứ ba Brahman. Kể cả Mật tông Hindu
(Shaktism) cũng thờ phượng Shiva và Parvati trong hình thức hợp nhất
(shakti) như vị thần tối cao hai-trong-một.
4/VISHNU CŨNG “CHẠY TRỜI KHÔNG KHỎI NẮNG”
Sau khi uống được
“thần dược Amrita” và lấy được nhiều báu vật cùng vũ khí từ Biển
Sữa (xin xem ở đây), các deva (bán thần) có đầy đủ quyền phép để
đánh bại các asura (quỷ, dạ xoa). Các asura liền đi theo một vị thầy
là rishi Shukra Acharya chính là
con trai của rishi mồm thối
Bhrigu. Shukra xin được từ Shiva thần chú “mritasanjeevani stotra” có
quyền năng khủng khiếp để bảo vệ cho các học trò của mình. Một hôm
có chuyện phải đi xa, Shukra bảo các asura đến lánh ở ashram (điện
thờ) của cha mình là Bhrigu. Xui xẻo thay, lúc đó Bhrigu cũng đi vắng.
Chớp lấy cơ hội bằng vàng, các deva kéo đến ashram của Bhrigu để
thanh toán dứt điểm các asura. Các asura bèn cầu cứu vợ của Bhrigu,
bà này liền niệm chú làm Indra bất động. Thủ lĩnh không thể cục
cựa, các deva có cơ vỡ trận. Một deva có cánh bèn bay đi cầu cứu
Vishnu. Từ cung của mình, Vishnu tung vũ khí thần thánh của ông là
Sudarshana Chakra (Bánh xe có răng cưa) chém đứt đầu vợ của Bhrigu, hóa
giải quyền phép của bà này lên Indra. Thế là Indra dẫn các deva đánh
tan tác các asura, kể từ đó các asura không còn cơ hội nào tập hợp
được lực lượng đông đảo để quấy rối cõi trời và người.
Khi Bhrigu về đến
nhà, trông thấy xác vợ bị vũ khí của Vishnu chém chết, ông nổi cơn
điên giận và rủa rằng Vishnu sẽ phải hạ sinh xuống cõi người nhiều
lần để phải chịu đựng sự khổ sở sinh ly tử biệt của kiếp người.
Thế là sau đó,
Vishnu-vị thần tối cao nhất trong Trinity phải đầu thai xuống trần
nhiều lần trong hình thức các avatar (hóa thân). Rama (Ram) oai hùng
nhưng đầy bất hạnh trong Ramayana chính là một avatar của Vishnu, kết
quả của lời nguyền này.
5/ KHI BÀ VỢ THẦN TỐI CAO NỔI GIẬN
Rishi
mồm thối Bhrigu đã lần lượt rủa cả ba vị thần tối cao của Hindu.
Vốn là thần tối
cao nên các vị không chấp, bỏ qua cho gã rishi mồm thối già lão sống cô độc vì vợ con đã chết hết
trong trận chiến giữa deva và asura.
Tuy nhiên, phụ nữ
thì khó mà rộng lượng như Trinity.
Lakshmi, vợ của
Vishnu, là Thần tài Hindu, chủ về tài lộc, sự thịnh vượng, của cải.
Bà rất bất mãn trước việc rủa xả độc địa của rishi Bhrigu, một người thuộc Brahmin-giai cấp tư tế, cao
nhất trong hệ thống giai cấp của Hindu- lên không những chồng mình mà
còn lên cả Brahman và Shiva. Nhất là phải hạ trần theo Vishnu mỗi khi
ông này đầu thai xuống hạ giới, và đã phải trải nghiệm biết bao
đoạn trường của loài người (Sita là một avatar đầy đau khổ của
Lakshmi).
Lakshmi tuyên bố
rằng bà sẽ không phù hộ cho bất kỳ người Brahmin nào nữa (giai cấp
của Bhrigu).
Vishnu rửa chân cho Bhrigu, một hành động biểu thị sự tôn kính đối với giới Brahmin cũng như tha thứ cho cá nhân ông này. Trong khi Lakshmi thì hằm hằm đứng nhìn... |
Từ đó các
Brahmin phải đi khất thực từng nhà để duy trì đời sống( tập tục này
đã được Đức Phật Sakya thừa kế và truyền cho Phật giáo nguyên thủy).
Cho đến ngày nay, các Brahmin (giai cấp tư tế) không bao giờ giàu có.
Hi hi, đừng chọc
giận các bà vợ nhé các bác!
(Còn tiếp)