Thứ Hai, 28 tháng 9, 2015

"PHÁP VƯƠNG" CÓ PHẢI LÀ PHÁP VƯƠNG




Trong vòng mấy năm gần đây, báo chí Việt Nam (nhất là VNEXPRESS) luôn luôn lớn giọng xưng tụng, gọi Gyalwang Drukpa đời thứ 12 của dòng Drukpa là “Pháp Vương” và một người đi cùng ông ta là“Nhiếp Chính Vương” y chang như một triều đình Trung Quốc. Có thật danh hiệu tiếng Tạng của hai người này đúng chính xác khi dịch ra tiếng Việt là “Pháp Vương” và “Nhiếp Chính Vương”?
     Xin trả lời ngắn gọn : HOÀN TOÀN KHÔNG ĐÚNG!
  

 _____________________________________________________

   PHẬT GIÁO TÂY TẠNG CŨNG NHƯ PHẬT GIÁO CỦA BẤT KỲ NƯỚC NÀO TRÊN THẾ  GIỚI KHÔNG BAO GIỜ XƯNG TỤNG BẤT KỲ AI NGOÀI  ĐỨC PHẬT THÍCH CA LÀ PHÁP VƯƠNG.

Pháp Vương vô thượng tôn
Tam giới vô luân thất”
-Đấng Pháp Vương Vô Thượng
Ba Cõi chẳng ai bằng
                                 (Kệ Tán Thán Phật mở đầu cho bất kỳ buổi đọc kinh 
                                         hay pháp hội nào của Phật giáo Đại thừa)

     Danh hiệu PHÁP VƯƠNG xuất xứ từ chữ DHARMA- RAJA của Sanskrit hay DHAMMA-RAJA của Pali với Dharma/Dhamma nghĩa là Pháp (Dharma là một khái niệm chỉ lối sống đúng đắn-đạo đức của văn hoá Ấn Độ, trong đạo Phật có thể hiểu nôm na là Pháp [đạo Phật]- một trong Tam Bảo Phật -Pháp -Tăng).

     Phật Giáo về giản lược có thể phân ra hai nhánh (thừa) là: Tiểu Thừa (Theravada, ngày nay thường gọi là Nguyên Thuỷ, là Phật giáo ở các nước Sri Lanka, Myanmar, Thailand, Cambodia) và Đại Thừa (Mahayana, phổ biến ở India, China, Japan, Tibet, Vietnam, Korea, Taiwan, Mongolia). Trong nhánh Đại Thừa lại chia ra nhiều tông phái, nhánh nhỏ nữa. Phật Giáo Tây Tạng là một nhánh của Đại Thừa, thường được gọi là Kim Cương Thừa – Vajrayana hay Mật Thừa – Tantrayana. Tuy chia ra nhiều nhánh nhiều tông, nhưng tất cả các tông phái đều thống nhất như sau: Người đầu tiên truyền bá đạo Phật (Lăn bánh xe Pháp) được xưng tụng là Chuyển Luân Pháp Vương chính là Đức Phật Thích Ca (Sakyamuni Buddha). Chỉ duy nhất một mình Đức Phật Thích Ca được toàn thể thế giới Phật giáo xưng tụng là Pháp Vương – Dharmaraja. Phật giáo Tây tạng không có bất kỳ danh hiệu nào tương đương Dharmaraja-Pháp Vương, cũng không xưng tụng bất kỳ ai là Pháp Vương vì đấy là DANH HIỆU CỦA PHẬT. Kể cả Ngài Dalai Lama cũng chỉ là hoá thân của Quan Thế Âm Bồ Tát, chưa phải là quả vị Phật.

Thứ Bảy, 26 tháng 9, 2015

“PHÁP BẢO” ĐẶC DỊ CỦA DÒNG DRUKPA


 Mật tông Tây tạng có rất nhiều tông phái và truyền thừa. Mỗi dòng truyền thừa lại có một cách tu tập chuyên biệt và có các pháp bảo riêng. Dòng Drukpa tuy phát tích từ vùng Ralung có rồng hiện ra của Tây Tạng nhưng thực sự đạt đến tột đỉnh chỉ khi một pháp sư của dòng này có biệt danh là Thần Khùng (Divine Madman) mang GIÁO LÝ DRUKPA đến một vùng đất hoang sơ của đạo Bon ở miền Đông Nam Tây Tạng truyền bá và lập thành vương quốc ngày nay là Bhutan vào thế kỷ thứ 15. Bhutan từ thời đó có tên là Druk - Vùng đất của Rồng (hoặc cũng có thể hiểu là Vùng Đất của dòng Drukpa); cái tên Bhutan chỉ xuất hiện khi người Anh xâm chiếm India vào cuối thế kỷ 17. Cho nên nói đến Drukpa thì phải nói đến Bhutan, và hiển nhiên mọi tinh hoa cũng như đặc điểm của Drukpa sẽ phô bày rõ nét nhất ở Bhutan. Ngày nay, một “Pháp Vương” Drukpa khác lại mang giáo lý Drukpa đến truyền bá ở vùng đất mông muội (theo cách nói của các nhà truyền giáo thế kỷ 19-20) ở vùng Đông Đông Nam Tibet. Vùng đất mà “Pháp Vương” nhận xét buồn cười là “đất rồng bay xuống” (chứ không phải Bay Lên-Thăng Long).

  Dòng Drukpa có một pháp bảo rất đặc dị mà bất kỳ ai khi biết đến đều phải bật ngửa người vì quá quái dị. Đó là “CỦA QUÝ ĐÀN ÔNG” (“dương vật”). Vốn dĩ Mật tông Tây tạng có một pháp khí gọi là RDO RJE (tiếng Tạng) – VAIJRA (Sanskrit) và Hán Việt là Kim Cương Chữ hay Kim Cương Chuỳ.   Tuy nhiên dòng Drukpa đã biến tướng pháp khí này từ khi Thần Khùng chỉ vào “của quý’ của mình và gọi đó là “ Flaming Thunderbolt”  (Kim Cương Chuỳ rực lửa).
THẬT KHÔNG THỂ TIN NỔI!


Thứ Tư, 23 tháng 9, 2015

"ĐỨC PHÁP VƯƠNG" GYALWANG DRUKPA CÓ QUAN HỆ MẬT THIẾT VỚI NHÀ CẦM QUYỀN TRUNG QUỐC?

Trước khi cờ giong trống mở, được hân hoan chào đón ở thủ đô nước Vệ nhà Sản thì "Pháp Vương" Gyalwang Drukpa ở đâu?
  Xin thưa ngay rằng "Pháp Vương" Gyalwang Drukpa "áo gấm về làng" Nangchen thuộc tỉnh Kham, Thanh Hải Trung Quốc từ ngày 09/09/2015 cho đến ngày 21/09/2015. Sau đó bay thẳng đến Hà Nội.
 
Đối với nhà cầm quyền Trung Quốc, Tibet là vấn đề nhạy cảm số một trong đối nội. Kể từ khi xâm chiếm Tibet vào năm 1959, tàn phá nền văn hoá Phật giáo huy hoàng ở đây, chưa bao giờ Đảng Cộng Sản Trung Quốc lại có thể cho phép Phật giáo Tây Tạng phục hưng. Không phải ngẫu nhiên mà hai đời chủ tịch Trung Quốc đều có thời gian nắm giữ trọng trách ở Tibet, cả Hồ Cẩm Đào lẫn Tập Cận Bình. Bất cứ ai đi du lịch Tibet đều biết thủ tục giấy tờ để vào Tibet khó khăn thế nào, có những khi bị cấm cửa hoàn toàn cả năm chỉ vì sự phản kháng của người Tạng đối với âm mưu diệt chủng người Tạng và Hán Hoá Tibet. Khi đã vào Tibet rồi thì không phải muốn đâu thì đi mà phải theo chương trình tham quan đã đăng ký trước với nhà cầm quyền khi xin giấy phép đặc biệt vào Tibet. Trong khi du lịch ở Tibet, cảnh sát và quân đội là những hung thần có quyền chặn, đuổi bất cứ khách du lịch nào ở bất cứ nơi đâu. Chụp ảnh cảnh sát hoặc quân đội ở Tibet là rước hoạ vào thân.

  Mọi người đều biết thái độ thù hằn của nhà cầm quyền Trung Quốc đối với nhà lãnh đạo tinh thần Tây Tạng là Đức Dalai Lama. Không chỉ một mình Ngài, mà tất cả những nhân vật tên tuổi của Phật giáo Tây tạng đều nằm trong sổ đen, cấm tiệt đặt chân trở lại quê hương Tây Tạng của họ. Quá đáng hơn nữa, kể từ khi lực lượng Maoist Nepal do Trung Quốc hậu thuẫn đặt được chân vào Quốc Hội rồi nắm chính phủ 2 lần, nhà cầm quyền Trung Quốc đã ép Nepal đóng cửa biên giới với Tibet, trả người Tibet vượt biên vào Nepal cho nhà cầm quyền Tây tạng đưa họ vào trại khổ sai, cấm cửa tất cả các nhân vật gốc Tibet vào Nepal. Ở sân bay quốc tế Tribhuvan, tại mỗi kios nhập cảnh , trước mặt mỗi nhân viên Immigration đều có dán một danh sách có kèm hình những người gốc Tibet không được cấp visa vào Nepal mà người số một chính là Ngài Dalai Lama.

  Cho nên người ta lấy làm ngạc nhiên tại sao một nhân vật có quốc tịch Ấn Độ cầm đầu một tông phái mật tông Tibet lại có thể cờ giong trống mở vào tận Tibet?
  "Pháp Vương" di chuyển bằng một đoàn công xa hàng trăm chiếc. Những buổi lễ được chính quyền cho phép (có cảnh sát bảo vệ) với hàng trăm ngàn người (người Tây tạng bị cấm tập trung từ 3 người trở lên nếu không có phép của cảnh sát) diễn ra ở nhiều tu viện lớn. Tất cả mọi hoạt động của "Pháp Vương" được truyền thông Trung Quốc ghi hình và đưa tin đầy đủ.
 
Đoàn công xa hàng trăm chiếc của Gyalwang Drukpa tại Tây Tạng


Thứ Ba, 22 tháng 9, 2015

MA ĐƯA LỐI CHO QUỶ VÀO NHÀ


Hân hoan đưa đường dẫn lối cho "Pháp Vương" Gyalwang Drukpa vào Việt Nam
NP: Cách đây không lâu rất nhiều người đã phát ói khi thấy bài của một kẻ bồi bút xưng tụng kẻ tâm thần Đậu Bù - kẻ tiêu diệt kinh tế miền Bắc sau 1954 và tàn sát giới công thương tư sản miền nam sau 1975 - là "Bồ tát thị hiện". Chưa hết chính kẻ này là người có công lớn nhất để đưa sản phẩm mật tông Made in China có tên là Drukpa vào Việt Nam. Xin mời đọc bài từ 7 năm trước của Người Buôn Gió để có thể thấy rõ kẻ đưa lối dẫn đường cho Drukpa là người thế nào. Ngưu thì tầm ngưu, và mã sẽ tầm mã.
Bên dưới là bài ca ngợi "Bồ tát thị hiện" và 1200 bao tiền lẻ của ma tăng này.
_________

Làm thế nào để tiêu diệt Phật Giáo và xây dựng thành công CNXH?

NGƯỜI BUÔN GIÓ

Thích Minh Hiền trụ trì chùa Hương, trấn ải Thiên Trù. Quản lý cả vùng danh lam thắng cảnh, mỗi năm hàng triệu người đến ngoạn cảnh và lễ Phật. Công việc ngập đầu, nhưng Minh Hiền vẫn dành nhiều thơi gian để đến với nghệ thuật. Cái gọi là nghệ thuật của Minh Hiền thật phong phú, đa dạng từ văn thơ, âm nhac, nhiếp ảnh, hội họa, thư pháp… Minh Hiền đều chơi tuốt, biết tuốt mà ta gọi nôm na là văn võ song toàn, bắn súng lục, bơi thuyền rồng, thủy lục không quân, cái chi chi cũng tài hết.
Vốn muốn viết về họ Thích này từ rất lâu, nhưng thân mẫu của Người Buôn Gió vốn là người sùng Phật. Cho nên phải đắn đo rât nhiều. Hôm nọ đèo bà cụ đi qua chùa Quán Sứ, cụ nhìn các sư đi xe ô tô đời mới, than rằng:
– Sư mậu dịch có khác. Chỉ khổ mấy vị sư chùa xa. Tu cũng năm bảy đường tu

Người Buôn Gió nghe thân mẫu nói, mới ngộ ra rằng. Sư cũng có sư cách mạng, sư phản cách mạng. Thí dụ như sư Thích Quảng Độ bọn nhà nước nó gọi là sư phản động thì tay thầy chùa Thích Minh Hiền đi con xe 3 chấm kia ắt là sư cách mạng.
Cú bấm khai quang máy ảnh Rolleiflex AF 6008 của Thích Minh Hiền
Minh Hiền dùng một con máy ảnh giá không dưới 8 nghìn đô la, khi bóc tem con máy đời mới nhất có tại Việt Nam. Minh Hiền làm một bữa khai mạc trọng thể, mời nhiều nhiếp ảnh gia đến dự. Khi có người thắc mắc về giá tiền máy ảnh, Minh Hiền tung tin rằng do đệ tử (dấu tê) tặng, mà không nói là mình mua. Kể như thế cũng là kẻ có liêm sỉ


Thiền ảnh Sơn Nam (một trong nhiều bút danh của Minh Hiền)

Là phó ban biên tập tạp chí Phật Giáo trung ương, đều như vắt chanh. Số nào ra Minh Hiền cũng có bài và ảnh của mình. Ngõ hầu lo thiên hạ không biết đến danh, chừng ấy chưa đủ. Minh Hiền hàng năm tổ chức triển lãm ảnh ở số 43 Yết Kiêu cho thiên hạ biết mặt, biết tên. Nào là triển lãm Sen Mùa Hạ, Tây Đông Tuyết Hoa… mỗi lần thiếp mời, thuê địa điểm, hoa hoét, ăn uống… tốn kém hàng chục triệu. Nhưng cũng như mọi lần, Minh Hiền lại cho người phao tin: Tốn kém là do đệ tử bao, trả chi phí .
Thích Minh Hiền có nhiều chức danh đến nỗi không biết gọi ông ta bằng gì, họa sĩ, nhiếp ảnh gia, thư pháp gia, giảng viên, nhạc sĩ, họa sĩ… ông ta sáng tác để lại cho đời nhiều thứ hổ lốn. Cái này may ra có thiếu tướng, nhà văn, nhạc sĩ, họa sĩ (tranh Con Cò), kịch bản, tổng biên tập báo công an nhân dân ông Hữu Ước may ra mới ngang tài, ngang sức. Minh Hiền không bỏ sót lần nào đứng bên các quan chức cao cấp của chính phủ, bắt tay, sát vai, đón tiếp. Rồi cho tay chân làm trong nhiều tờ báo ra sức phô trương thanh thế.

Thứ Hai, 21 tháng 9, 2015

CHUYỆN MẮT THẤY TAI NGHE VỀ “ĐỨC PHÁP VƯƠNG” GYALWANG DRUKPA


  HÃY CẢNH GIÁC VỚI ÂM MƯU THÂM ĐỘC CỦA CHINA !
Sự nham hiểm của Tàu Cộng đối với nước Việt không chỉ trên lĩnh vực quân sự, kinh tế mà còn trong cả văn hoá và tôn giáo. Chỉ cần thấy rằng trong vòng vài năm mà Drukpa đã thu nhận hơn nửa triệu đệ tử người Việt, xây được ngôi chùa hoành tráng nhất ở kinh đô nước Việt, cũng như được chính phủ ủng hộ, ưu ái đến mức át vía cả Giáo hội Phật giáo quốc doanh thì đã thấy sự thành công của kế hoạch thâm độc này.
_______________________________ 


Tôi sống ở Kathmandu-Nepal từ năm 2005, chọn nghiên cứu lịch sử-văn hoá về India và Nepal nên cũng có một số kiến thức nhất định về các tu viện và dòng tu mật tông Tây tạng ở Nepal, nhất là Kathmandu.
Cuối năm 2011, tôi được dự GLOBAL BUDDHIST CONGREGATION lần thứ I tại New Delhi-India. Đây được coi như một sự kiện trọng đại của lịch sử Phật giáo thế giới hiện đại vì có tính chất như một kỳ đại hội Phật giáo thế giới với sự tham dự đầy đủ tất cả các dòng truyền thừa, các phái/môn Phật giáo của tất cả các nước. Dù giáo hội chính thống Phật giáo quốc doanh của China từ chối tham dự và chính phủ của China gây ra nhiều sức ép quốc tế để phá hoại đại hội nhưng vẫn có một số sư Trung Quốc tham gia với tư cách cá nhân. Guest of Honour là Thủ tướng India, Chủ toạ gồm các vị đại sư danh tiếng đứng đầu các quốc gia như Ngài Phra Nyanasamvara Sangharaja - Supreme Patriarch của Thái lan (Vua Sãi Thái lan), Ngài D.M. Jayaratne - Đại sư, Thủ tướng Sri Lanka, Ngài Sukhbaatar Batbold- Đại sư, Thủ tướng Mông cổ, Ngài Lyonchem Jigme Yoser Thinley-Đại sư, Thủ tướng Bhutan... Uỷ ban tổ chức là các Đại sư, Rinpoche nổi tiếng người Tây tạng đang lưu vong ở India hoặc Nepal. Đoàn Việt Nam thì do chính Phó Pháp chủ GHPGVN dẫn đầu tham dự. Và dĩ nhiên Ngài Dalai Lama trong đại hội này được tôn kính như người dẫn đầu Phật giáo hiện đại của thế giới. Có thể nói, tất cả các nhân vật nổi tiếng thế giới của mật tông Tây tạng đều có mặt. Vậy thì tại sao một nhân vật "nổi tiếng" (theo quảng cáo của dòng Drukpa) lại không được mời tham dự?

Thư mời dự Đại hội Phật giáo Toàn cầu lần I

  Cho đến lúc đó, tôi chưa từng bao giờ nghe đến tên của ông Gyalwang này, cũng như dòng truyền thừa Drukpa của ông dù tôi nắm khá chắc các tu viện mật tông lớn ở Kathmandu, cũng như có quan hệ mật thiết với các vị Lama mật tông ở Kathmandu khi nghiên cứu về mật tông tại đây.
  Trong đại hội, tôi gặp và có trò chuyện với một người tham dự đại hội với tư cách khách dự thính, ông Lê P. V. chủ Hoa Sen. Ông V. nghe tôi sống ở Kathmandu liền hỏi tôi có biết núi Amitabha, tu viện Drukpa không. Tôi ớ người vì chưa bao giờ nghe đến những danh từ này. Sau đại hội ở New Dehli, khi về đến Kathmandu tôi lên khu vực bảo tháp Baudha hỏi thăm các tu viện và các lama quen biết thì chẳng ai biết đến Drukpa. Baudha được coi là trung tâm mật tông Tây tạng không chỉ Kathmandu mà cả Nepal với hàng trăm tu viện từ nhỏ bé đến hoành tráng, có cái do các Rinpoche Tây tạng lưu vong đào thoát khỏi sự xâm lược của China vào năm 1959 dựng lên đã hơn nửa thế kỷ. Cho nên rất kỳ lạ là chả ai ở đó biết đến Drukpa.

Chủ Nhật, 20 tháng 9, 2015

CHÚC MỪNG NEPAL CÓ HIẾN PHÁP MỚI!


Đúng 5pm chiều hôm nay, tại Quốc Hội Nepal, Tổng Thống Nepal Ram Baram Yadav đã kính cẩn nâng Bản Hiến Pháp mới của nước Cộng Hoà Nepal chạm vào trán và long trọng tuyên bố : “I declare before Nepali people the commencement of Nepal’s Constitution, passed by Constituent Assembly and authenticated by Constituent Assembly chairman, on today’s date 20 September 2015.”

 Như vậy là sau 7 năm 4 tháng với 2 Quốc Hội Lập Hiến và 6 chính phủ kể từ Quốc Hội Lập Hiến đầu tiên vào ngày 28/05/2008, Nepal đã có được một bản hiến pháp cộng hoà đầu tiên.

Thứ Bảy, 12 tháng 9, 2015

TẠM BIỆT NEPAL - CHÀO MỪNG ĐẾN INDIA

Kính mời  xem blog mới: GIẢI MÃ INDIA

www. giaimaindia.blogspot.com

NAMASKAR INDIA!

Kính chào các bạn thân mến!
India là một vùng đất mà tôi đã mơ về từ khi còn ấu thơ. Có lẽ ám ảnh bởi các bộ truyện tranh về cuộc đời Đức Phật Sakya. Có lẽ những mạch ngầm của văn minh India từ thời cổ đại thấm đẫm Phù Nam, Champa, Đại Việt giờ bắt đầu nảy mầm đón nắng. Hoặc cũng có lẽ , nói theo thuyết Samsara (luân hồi), có một linh hồn người Ấn đã phiêu bạt đến trời Nam.
Tại Buddhist Cave-Kanheri, 
Sanjay Gandhi National Park, Mumbai, 

Tháng 9/2014
 Ám ảnh ấy ngày càng đậm nét sau khi tôi được đọc " Nguồn gốc Mã Lai của dân tộc Việt Nam" của Bình Nguyên Lộc. Lớn dần lên trong tôi một sự thôi thúc tìm về nguồn cội. Cơ duyên đã đưa đẩy để từ năm 2005 tôi đến được Nepal, một vùng đất ảnh hưởng sâu sắc văn hoá India. Chín năm ở Nepal đã cung cấp cho tôi những kiến thức cơ bản để có thể dấn bước trên con đường mà tôi đã chọn như là định mệnh của đời mình: tìm hiểu về văn hoá India.

  Tôi đã bắt đầu nghiên cứu về India song song với việc nghiên cứu Nepal từ những năm đầu tiên ở Tiểu lục địa India. Tuy vậy, mãi đến cuối năm 2011, khi tham dự Hội Nghị Phật Giáo Toàn Cầu lần 1 ở New Delhi tôi mới chính thức đi những bước đầu tiên vào việc nghiên cứu India. Chuyến đi thực tế kéo dài hơn tháng sau khi kết thúc Hội Nghị qua vùng bờ biển phía Đông và vùng Trung Ấn thăm viếng các di tích Sanchi, Kalinga, Khajuraho, Varanasi,Bodh Gaya... các tiểu bang Delhi, Uttar Pradesh, Bihar, West Bengal, Orissa, Madya Pradesh... đã làm cho tôi càng thêm choáng ngợp trước một nền văn minh kỳ vĩ. Kể từ đó, mỗi năm tôi đều có ít nhất hai lần đến India, mỗi lần ba bốn tuần kéo dài có khi đến gần hai tháng, để nghiên cứu thực tế India.

  Tôi đã rời Nepal vào quý đầu tiên của năm 2014, hai tháng trước khi trận động đất kinh hoàng xảy ra. Đó không phải là sự chấm dứt việc nghiên cứu của tôi mà chính là bắt đầu một giai đoạn mới: tập trung cật lực cho chủ đề India. 
 Blog Nguyễn Phú Nepal vẫn sẽ tồn tại và cập nhật dù không thường xuyên như trước vì sức người có hạn tác giả phải tập trung sức lực cho hành trình mới là India.
  Mong các bạn ủng hộ Giải mã India như đã từng ủng hộ Nguyễn Phú Nepal.
   Namaste!