Thứ Hai, 28 tháng 9, 2015

"PHÁP VƯƠNG" CÓ PHẢI LÀ PHÁP VƯƠNG




Trong vòng mấy năm gần đây, báo chí Việt Nam (nhất là VNEXPRESS) luôn luôn lớn giọng xưng tụng, gọi Gyalwang Drukpa đời thứ 12 của dòng Drukpa là “Pháp Vương” và một người đi cùng ông ta là“Nhiếp Chính Vương” y chang như một triều đình Trung Quốc. Có thật danh hiệu tiếng Tạng của hai người này đúng chính xác khi dịch ra tiếng Việt là “Pháp Vương” và “Nhiếp Chính Vương”?
     Xin trả lời ngắn gọn : HOÀN TOÀN KHÔNG ĐÚNG!
  

 _____________________________________________________

   PHẬT GIÁO TÂY TẠNG CŨNG NHƯ PHẬT GIÁO CỦA BẤT KỲ NƯỚC NÀO TRÊN THẾ  GIỚI KHÔNG BAO GIỜ XƯNG TỤNG BẤT KỲ AI NGOÀI  ĐỨC PHẬT THÍCH CA LÀ PHÁP VƯƠNG.

Pháp Vương vô thượng tôn
Tam giới vô luân thất”
-Đấng Pháp Vương Vô Thượng
Ba Cõi chẳng ai bằng
                                 (Kệ Tán Thán Phật mở đầu cho bất kỳ buổi đọc kinh 
                                         hay pháp hội nào của Phật giáo Đại thừa)

     Danh hiệu PHÁP VƯƠNG xuất xứ từ chữ DHARMA- RAJA của Sanskrit hay DHAMMA-RAJA của Pali với Dharma/Dhamma nghĩa là Pháp (Dharma là một khái niệm chỉ lối sống đúng đắn-đạo đức của văn hoá Ấn Độ, trong đạo Phật có thể hiểu nôm na là Pháp [đạo Phật]- một trong Tam Bảo Phật -Pháp -Tăng).

     Phật Giáo về giản lược có thể phân ra hai nhánh (thừa) là: Tiểu Thừa (Theravada, ngày nay thường gọi là Nguyên Thuỷ, là Phật giáo ở các nước Sri Lanka, Myanmar, Thailand, Cambodia) và Đại Thừa (Mahayana, phổ biến ở India, China, Japan, Tibet, Vietnam, Korea, Taiwan, Mongolia). Trong nhánh Đại Thừa lại chia ra nhiều tông phái, nhánh nhỏ nữa. Phật Giáo Tây Tạng là một nhánh của Đại Thừa, thường được gọi là Kim Cương Thừa – Vajrayana hay Mật Thừa – Tantrayana. Tuy chia ra nhiều nhánh nhiều tông, nhưng tất cả các tông phái đều thống nhất như sau: Người đầu tiên truyền bá đạo Phật (Lăn bánh xe Pháp) được xưng tụng là Chuyển Luân Pháp Vương chính là Đức Phật Thích Ca (Sakyamuni Buddha). Chỉ duy nhất một mình Đức Phật Thích Ca được toàn thể thế giới Phật giáo xưng tụng là Pháp Vương – Dharmaraja. Phật giáo Tây tạng không có bất kỳ danh hiệu nào tương đương Dharmaraja-Pháp Vương, cũng không xưng tụng bất kỳ ai là Pháp Vương vì đấy là DANH HIỆU CỦA PHẬT. Kể cả Ngài Dalai Lama cũng chỉ là hoá thân của Quan Thế Âm Bồ Tát, chưa phải là quả vị Phật.

---------
Về lịch sử của Phật Giáo Tây Tạng, có thể vắn tắt thế này: Có 4 dòng truyền thừa chính là Nyingma, Kagyu, Sakya và Gelug.
Khởi thuỷ Tây Tạng là vùng đất của đạo Bon, một đạo nặng về mê tín, tà thuật, đồng bóng. Dần dà Phật giáo từ India và nhất là Nepal bắt đầu truyền bá lên Tây Tạng và bắt rễ vào tầng lớp tinh hoa của xã hội Tibet, nhất là hoàng gia. Đến thời Vua Songtsän Gampo (618-649) (Hán Việt: Tùng Tán Cương Bố) , Vua cầu hôn với với Công chúa Brikuti của Nepal, đồng thời du nhập Kim Cương Thừa-Vajrayana của Nepal về Tây Tạng. [Vâng, Kim Cương Thừa chính ra xuất xứ từ Nepal; chủ đề này sẽ bàn trong một bài khác]. Sau đó Tùng Tán Cương Bố lại được nhà Đường của Trung Quốc gã Công Chúa Văn thành như là một sự cầu hoà sau khi Vua Tibet tấn công Trung Quốc, uy hiếp kinh đô Tràng An. Kể từ đó, nhờ sự ưu ái của Tùng Tán Cương Bố nên Phật giáo Tây Tạng phát triển mạnh mẽ , chính là nhánh Kim Cương Thừa Nepal thuộc Đại Thừa. Con cháu của Tùng Tán Cương Bố ngày càng ủng hộ Phật giáo Kim Cương Thừa. Đến thế kỷ thứ 8, Vua Trisong Detsen (755-797) mời được vị đạo sư người Ấn vĩ đại là Padmashambava (Liên Hoa Sinh) lên Tibet để hoằng dương Phật Pháp. Liên Hoa Sinh trên đường đến Tây Tạng có ghé qua Thung lũng Kathmandu, thu thập thêm  tinh hoa của Kim Cương Thừa Nepal, rồi khi vào Tibet lại thu thập thêm tinh tuý của đạo Bon địa phương thêm vào vốn liếng Mật Thừa Tantric Ấn Độ của mình. Tại Tibet, Liên Hoa Sinh truyền bá Phật giáo Mật Tông Tây Tạng hoà quyện tinh hoa của Kim Cương Thừa Nepal, đạo Bon và Mật thừa Ấn Độ để lại dòng truyền thừa chính thống Nyingma (Hán Việt : Dòng Ninh Mã; có đặc điểm là đội nón đỏ nên còn gọi là phái Mũ Đỏ). Đây là dòng truyền thừa cổ kính nhất Phật giáo Mật tông Tây Tạng.
   Vào thế kỷ thứ 11, Đại sư Marpa (1012-1097) sau khi du học ở India và Nepal đã du nhập thêm một dòng Mật thừa về Tibet với cách tu gọi là Mahamudra-Đại Thủ Ấn . Marpa được coi như ông tổ của dòng truyền thừa cổ thứ 2 là Kagyu (Hán Việt: Ca Nhĩ Cư). Kế tiếp là dòng Sakya (Tát Ca) thành lập khoảng thế kỷ thứ 12 và Gelug (Cách Lỗ- Phái Mũ Vàng) khoảng thế kỷ thứ 14.
  Trong bài này chúng tôi chỉ tập trung vào Dòng Kagyu và Dòng Gelug trong số 4 dòng chính của Phật giáo Mật thừa Tây Tạng.
  Dòng Gelug được Đại Sư Tsongkhapa (HV: Tông Khách Ba) thành lập vào thế kỷ 14. Nhờ sự ủng hộ của Hoàng Đế Mông Cổ, Tông Khách Ba thâu tóm quyền lực của triều đình Tibet và trở thành thế lực mạnh mẽ điều hành Tibet. Đến 1577, nhờ sự liên minh với hoàng đế Mông Cổ, Sonam Gyatso, người đứng đầu phái Gelug lúc ấy chính thức được phong là Dalai Lama (Dalai là tiếng Mông cổ , dịch từ tiếng Tạng tên Gyatso , có nghĩa là Đại Dương – Dalai Lama có nghĩa là Vị Đại Sư Vĩ Đại Như Đại Dương).

  Dòng Kagyu thì phức tạp hơn. Dòng này có một dòng lớn và một dòng nhỏ. Dòng lớn là Dagpo Kagyu. Dòng lớn Dagpo Kagyu này có 4 phái là Karma Kagyu và các phái Tsalpa Kagyu, Barom Kagyu, Pagtru Kagyu. Trong số 4 phái thì Karma Kagyu; đứng đầu bởi Karmapa (Danh xưng của Ngài Karmapa chỉ đơn giản là Người Đứng Đầu phái Karma Kagyu), là có ảnh hưởng sâu rộng và quan trọng nhất.    
   Dòng nhỏ của Kagyu thì có nhiều phái, trong số hàng chục phái của dòng nhỏ Kagyu thì có phái Drukpa.
   Đến đây ta có thể thấy vị trí của phái Drukpa hết sức khiêm tốn trên bản đồ của Phật giáo Mật Thừa Tây Tạng.

                              
    Về mặt danh xưng, người đứng đầu phái Drukpa được gọi là Gyalwang Drukpa; nghĩa đen theo tiếng Tạng là “ Người Chiến Thắng của dòng Drukpa” – nghĩa bóng là Người Vinh dự đứng đầu phái Drukpa. Chả có vương tước gì hết vì đây là danh xưng tôn giáo, không phải chức tước thế tục. Một danh xưng nữa cũng thuộc phái này là Khamtrul Drukpa (Gyalwa Dokhampa) , chỉ là mang ý nghĩa Người Đứng Đầu phái Drukpa ở tỉnh Kham-Tibet; chả có Nhiếp Chính Vương gì sất!

     Như vậy xét về mặt lịch sử và quy mô, dòng Drukpa có vị trí rất rất là khiêm tốn trong Phật Giáo Tây Tạng. So với Karmapa thì chỉ xếp hàng rất xa bên dưới chứ đừng nói so với Dalai Lama.
    Xét về mặt danh xưng thì Gyalwang Drukpa và Khamtrul Drukpa (Gyalwa Dokhampa) chỉ là danh xưng của những người đứng đầu phái Drukpa ở Trung ương và địa phương. Không nên dịch sang tiếng Việt là Vương gì hết. Nhất là danh xưng Pháp Vương chỉ được dành riêng cho Phật, sử dụng bừa bãi là một sự bất tôn kính không thể tha thứ trong thế giới Phật Giáo. Huống chi , Gyalwang Drukpa đời thứ 12 đã làm được gì cho Phật giáo mà dám xưng tụng là Vua Pháp (Pháp Vương= Vị Vua Của Những Người Truyền Bá Đạo Pháp; tức đứng trên tất cả các chức sắc tôn giáo còn sống, trên cả Dalai Lama- Karmapa, các vị giáo chủ giáo hội Phật giáo các nước, các vị cao tăng còn sống của tất cả các nước).
   Ai đã vô tình hay cố ý xưng tụng Gyalwang Drukpa đời thứ 12 thành “PHÁP VƯƠNG”?
  Việc xưng tụng quá trớn và lố bịch ấy có ý nghĩa gì trong ván cờ mưu bá đồ vương ở Tibet và Việt Nam?
  
_______________________
>>>>>>>>>>>>>>
LOẠT BÀI VỀ NHÂN VẬT "PHÁP VƯƠNG": 

1/CHUYỆN TAI NGHE MẮT THẤY VỀ "PHÁP VƯƠNG" GYALWANG DRUKPA
http://nguyenphunepal.blogspot.com/2015/09/chuyen-mat-thay-tai-nghe-ve-uc-phap.html

2/MA ĐƯA LỐI CHO QUỶ VÀO NHÀ
http://nguyenphunepal.blogspot.com/2015/09/ve-drukpa-viet-nam-phan-2-ma-ua-loi-cho.html

3/"PHÁP VƯƠNG" GYALWANG DRUKPA CÓ QUAN HỆ MẬT THIẾT VỚI NHÀ CẦM QUYỀN TRUNG QUỐC
http://nguyenphunepal.blogspot.com/2015/09/uc-phap-vuong-gyalwang-drukpa-co-quan.html

4/PHÁP BẢO ĐẶC DỊ CỦA DÒNG DRUKPA
http://nguyenphunepal.blogspot.com/2015/09/phap-bao-ac-di-cua-dong-drukpa_26.html

5/"PHÁP VƯƠNG" CÓ PHẢI LÀ PHÁP VƯƠNG?
http://nguyenphunepal.blogspot.com/2015/09/phap-vuong-co-phai-la-phap-vuong_28.html 

6/"PHÁP VƯƠNG" LỪA ĐẢO: TƯỢNG PHẬT 2000 NĂM TUỔI
http://nguyenphunepal.blogspot.com/2015/10/phap-vuong-gyalwang-drukpa-12-lua-ao.html

7/CHÂN TƯỚNG "PHÁP VƯƠNG" GYALWANG DRUKPA 12
http://nguyenphunepal.blogspot.com/2015/10/chan-tuong-phap-vuong-gyalwang-drukpa-12.html 

8/"PHÁP VƯƠNG" LẠI QUẢ CHO GIÁO HỘI QUỐC DOANH
http://nguyenphunepal.blogspot.com/2015/10/phap-vuong-lai-qua-cho-giao-hoi-quoc.html 

 9/PHÁP VƯƠNG HÁM DANH
http://nguyenphunepal.blogspot.com/2015/10/phap-vuong-ham-danh.html

 10/GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VN LÊN TIẾNG VỀ "PHÁP VƯƠNG"
http://nguyenphunepal.blogspot.com/2015/10/giao-hoi-phat-giao-vn-len-tieng-ve-phap.html 

11/GIÁO HỘI PGVN KHÔNG CHẤP NHẬN DANH XƯNG "PHÁP VƯƠNG"
http://nguyenphunepal.blogspot.com/2015/10/giao-hoi-pgvn-khong-chap-nhan-danh-xung.html

12/ SƠ KẾT VỀ NHÂN VẬT "PHÁP VƯƠNG" GYALWANG DRUKPA 12
http://nguyenphunepal.blogspot.com/2015/10/so-ket-ve-nhan-vat-phap-vuong-gyalwang.html
   
13/ Ý KIẾN PHẢN HỒI VỀ HIỆN TƯỢNG "PHÁP VƯƠNG"

http://nguyenphunepal.blogspot.com/2015/10/y-kien-phan-hoi-ve-hien-tuong-phap-vuong.html#more 

14/"PHÁP VƯƠNG" LÀ KẺ VÔ DANH TIỂU TỐT TRONG PHẬT GIÁO TÂY TẠNG
 http://nguyenphunepal.blogspot.com/2015/11/phap-vuong-vo-danh-tieu-tot-trong-phat.html

15/THÍCH MINH HIỀN - CHỦ CHÙA HƯƠNG VI PHẠM PHÁP LUẬT BẢO VỆ DI SẢN VĂN HOÁ QUỐC GIA 
http://nguyenphunepal.blogspot.com/2015/11/thich-minh-hien-chu-chua-huong-vi-pham.html

16/BẢO THÁP TÂY THIÊN CỦA LIÊN DOANH CHÙA HƯƠNG-DRUKPA CẦU ĐẢO CÁI GÌ?
http://nguyenphunepal.blogspot.com/2015/11/bao-thap-tay-thien-cua-lien-doanh-chua.html
__________________________________