VÌ SAO CẢI LƯƠNG NGÀY CÀNG THÊ THẢM?
Bạch Tuyết U80 vẫn giành vai chính Dương Vân Nga |
Tui là dân Nam Kỳ nhưng thú thật là chỉ cảm được vọng cổ, nhạc tài tử chớ không cảm thấy cải lương như là một thứ gì không thể không có. Vốn dĩ là một bộ môn nghệ thuật sân khấu mới, tổng hợp từ hát bội của người Việt, hồ quảng của người Hoa lưu vong cộng với nhạc tài tử; copy y chang kiểu cách opera của người Pháp, nên cải lương không thể nói là một môn nghệ thuật quốc hồn quốc tuý. Thời thế kỷ 20, cải lương bùng phát vì là một môn nghệ thuật có thể đem lại giải trí cho nhiều người do tình trạng chưa có các phương tiện giải trí nghe nhìn.
Nhưng ngày nay, công chúng
đã thừa mứa đến tận cổ những chương trình giải trí từ ca nhạc đến điện ảnh đến internet, đã mất đi nhu cầu tìm đến một sân khấu để xem những vở tuồng xưa cũ. Tuồng tích theo sử Tàu, xảo thuật này nọ thì không môn nghệ thuật sân khấu-điện ảnh nào ở ta có thể bén gót các phim
Hongkong, China dễ tìm và tràn ngập mọi chốn.
Về phương diện nghệ thuật, đây là một môn nghệ thuật sân khấu nên ngoài
"THANH" (giọng hát, kỹ năng biểu diễn) còn đòi hỏi phải có "SẮC" để khán giả được chiêm ngưỡng vẻ đẹp hình thể, dung nhan của nghệ sĩ. Không còn gì phi nghệ thuật hơn khi ngồi xem những nghệ sĩ đã bước vào tuổi U70, dáng vóc xồ xề, đi lại không vững mà đóng vai thiếu nữ đôi mươi đang yêu, õng ẹo ngôn tình.
Dù là cho
đó có là nghệ sĩ thuộc "thế hệ vàng". Cứ đặt mình vào vị trí các em từ 16 đến 30, thử hỏi các vị yêu mến những nghệ sĩ trẻ trung , đẹp đẽ, hiện đại hay là chạy theo tung hô những ông già, bà già bảy tám mươi tuổi son phấn dày cộp để cố che những tàn tích của thời gian trên gương mặt, đi đứng cóm róm sợ té?Thanh Kim Huệ U70 vẫn õng ẹo trong vai Lan U18 |
Các vị nếu có lưu luyến thời vàng son, có yêu mến các giọng ca nổi tiếng một thời thì chỉ nên thu âm (mà thực sự bản thu mới chắc chắn cũng sẽ không bao giờ bằng bản thu của chính các nghệ sĩ ấy thời hoàng kim) chớ đừng nên dựng lại vở nọ vở kia để các lão nghệ sĩ U70 đóng vai chính rồi than thở sao công chúng ngày càng
xa lánh cải lương.
Từ cải lương, nay cái bệnh "thầy trẻ con hát già" đã nhảy sang phim ảnh. Đạo diễn Phượng Khấu cãi chày cãi cối rằng thì là những diễn viên vừa già (U60) vừa xấu mới có kinh nghiệm diễn xuất chớ diễn viên trẻ không diễn được. Ô hay, thế ngày xưa những giám khảo, ông bà bầu gánh, những đạo diễn cũng nói như thế thì làm sao những Thanh Nga, Lệ Thuỷ, Mỹ Châu, Bạch Tuyết, Thanh Kim Huệ thành danh và gặt hái giải thưởng ở tuổi U18? Những cung phi mập như bao gạo, mặt mũi hung tợn như tú bà thì làm sao vua yêu mà cung với đấu, hay là vì người đóng vai vua là một tay bóng lộ tởm lợm nên mới có kiểu biến thái thích cung phi già xấu như vậy?
Hồng Đào U60 giành vai cung phi U20 - Bóng Lộ Thành Lộc thủ vai Vua, "bao gạo" Hồng Vân giành vai ái phi |
Phượng Khấu là tiếng chuông báo động cho tư duy-mỹ cảm lười biếng, tham lam, kiêu ngạo của một băng nhóm thống trị sân khấu phía Nam một thời!