NP: Quan sát tình hình những tháng gần đây, chúng ta thấy Trung Cộng đang hành động như thể sắp đánh nhau đến nơi với Nhật Bản. Sự thật là thế nào?
Là con cháu của Tôn Tử, thuộc nằm lòng "Binh Pháp", bọn lãnh đạo Trung Cộng hiện nay đang chơi trò "Dương Đông , Kích Tây", tung hỏa mù đề "Xuất Kỳ Bất Ý" đánh chiếm Trường Sa của Việt Nam.
Vì có cho vàng Trung Cộng cũng chả dám đụng đến đại gia kinh tế-quân sự Nhật Bản có đồng minh hùng mạnh là Mỹ và châu Âu sau lưng.
Còn cướp cái "gateway" Trường Sa (không đụng tới đất liền như đã làm hồi năm 1974 và 1988) của anh chàng ốm yếu, không có ai chống lưng là Việt Nam thì bảo đảm thắng lợi 100%.
Hãy cảnh giác cao độ với thủ đoạn nham hiểm của Trung Cộng!
Bài sau đây từ Tin Tức Hàng Ngày:
http://www.tintuchangngay.org/2013/01/bac-kinh-ang-nham-vao-truong-sa-cua.html
Theo dõi những gì đang diễn ra tại Senkaku người ta thấy căng thẳng ngày càng leo thang và dường như một cuộc chiến tranh Trung Nhật là điều khó tránh khỏi. Nhưng mình đồ rằng, điều đó không xảy ra.
Theo mình, bản chất của vấn đề là Trung quốc đang tìm cách đánh úp, chiếm đảo ở Biển Đông của Việt Nam. Vì thế, chúng ta nên cảnh giác.Có một ai đó nói rằng, "Chiến tranh thực chất đều bắt nguồn từ lợi ích. Không có lợi ích chẳng có quốc gia nào chủ động tổ chức chiến tranh". Điều này là hoàn toàn đúng đắn.Kể từ khi đảng Dân chủ Tự do (LDP) Nhật Bản lên nắm quyền và ông Shinzo Abe làm Thủ tướng thì tình hình tranh chấp Senkaku mà Trung Quốc gọi là Điếu Ngư căng thẳng ngày càng tăng và có vẻ như xung đột quân sự sẽ xảy ra.
Trên thực tế, Nhật Bản là nước đã và đang quản lý Senkaku từ hơn 40 năm
nay và quan trọng hơn là Senkaku là món hàng đặt cược quá bé nhỏ cho một
cuộc chiến. Dù muốn hay không, chiến tranh cũng sẽ tàn phá nội lực của
cả hai bên mà đối với Trung quốc, Senkaku dù có chiếm được cũng không
thể so sánh với những gì đã mất.
Tiến hành một cuộc chiến với Nhật, Trung Quốc không xác định được thắng hay bại, vì Nhật có sức mạnh quân sự, kinh tế chẳng thua kém gì Trung Quốc thì cơ sở nào để khẳng định chiến thắng? Ngược lại, sa lầy, mất bạn và cái vé thua gần như cầm chắc trong tay. Khi đã thua Nhật, người dân Trung Quốc sẽ nghĩ gì về lãnh đạo Bắc Kinh?
Các chuyên gia tâm lý đều cho rằng, chỉ xét riêng về ý chí, tinh thần chiến đấu, người Trung Quốc thua xa người Nhật. Điều này là có lý vì tâm lý người lính bị ảnh hưởng bởi chính sách con một của Trung Quốc. Chẳng có người lính nào lại sẵn sàng ra trận để cầm chắc cái chết, đem lại sự đơn côi không nơi nương tựa cho cha mẹ mình.
Đó chính là tâm lý của lính Trung Quốc.Xét rộng ra, đối thủ cạnh tranh của Trung quốc trước mắt là Nga và Ấn Độ, hai ông lớn này đang ngồi ngắm và chờ đợi cả Trung quốc và Nhật bản đều rơi vào thảm họa chiến tranh. Khi điều đó xảy ra, những lợi thế chiến lược của Bắc Kinh giành được bấy lâu sẽ tan biến mà muốn có nó, phải trả giá hàng thế kỷ.
Điều này là đi ngược hoàn toàn với bản tính, thói quen “tọa sơn quan hổ đấu” của người Trung Quốc. Với Trung Quốc, không bao giờ họ muốn mình là một trong 2 con hổ đấu đó.Vậy tại sao Trung Quốc lại cố gắng duy trì tình trạng căng thẳng với Nhật?Trung Quốc làm dấy lên căng thẳng với Nhật Bản, hô hào chuẩn bị chiến tranh…thực chất là “bắn một mũi tên trúng 2 đích”.
Một là làm thõa mãn chủ nghĩa dân tộc cực đoan đang tác động, gây sức ép không ít lên chính phủ. Đơn giản là chính phủ nuôi nó, lợi dụng nó để trục lợi thì cũng phải để cho nó sống, làm thõa mãn một ít nhu cầu của nó. Điều này, thiên hạ quen gọi là tìm cách chuyển sức ép ra bên ngoài, hay đánh lừa dư luận trong nước.Do đó, sẽ không có gì là lạ khi mà căng thẳng sẽ được Trung Quốc đẩy lên cao nữa, những cuộc tập trận lớn, hoành tráng với giả định là đánh chiếm đảo Senkaku/Điếu Ngư sẽ diễn ra trong nay mai nhằm làm cho chủ nghĩa dân tộc Trung Quốc mãn nhãn. Giới lãnh đạo Bắc Kinh đâu dại nghe theo đám “diều hâu”, chủ nghĩa dân tộc như La Viện đến mức “mất quyền điều khiển”.
Vậy thực chất Bắc Kinh đang nhắm đến điều gì?Nói gọn một câu là Trung Quốc đang nhắm đến chiếm gọn Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam chứ không phải Senkaku.Những động thái trên Hoa Đông và Biển Đông suy cho cùng cũng là tìm cách chiếm trọn Biển Đông theo tiêu chí đường lưỡi bò. Tất nhiên không dễ.Gây căng thẳng với Nhật, Hàn hay Ấn Độ và kể cả Nga, không chỉ lên dây cót cho chủ nghĩa dân tộc Đại Hán, nó góp phần xoa dịu những bất ổn như những cơn sóng ngầm trong lòng xã hội Trung Quốc, mà còn để "giương đông kích tây" đánh lạc hướng dư luận quốc tế, chờ thời để ra tay đánh úp các đảo của Việt Nam. Lần này, Trường Sa là tiêu điểm.
Các bạn nên nhớ, đây mới là mục tiêu căn cốt trong chính sách bành trướng của Trung Quốc trong giai đoạn hiện nay.Chúng ta đều biết, Trung Quốc chưa đủ mạnh để cùng lúc ra đòn ở cả hai vùng biển, và chỉ với một vùng Hoa Đông thôi cũng chưa đủ. Nhưng với vùng Biển Đông thì sức mạnh của Trung Quốc thì quá đủ.
Tất nhiên, đánh đâu chứ đánh vào Trường Sa của Việt Nam thật không dễ chút nào. Nếu dễ thì Bắc Kinh đã làm từ lâu chứ không phải ngồi đó để thăm dò và bày trò này nọ.Mới chỉ vài ba tuần trở lại đây thôi, Bắc Kinh hung hăng hiếu chiến là thế, nhưng cũng đã phải tỏ ra lo ngại trước những bước đi của Mỹ, Hàn hay Nhật Bản. Điều mà Trung quốc cũng đặc biệt chú ý là người Nhật đã rũ bỏ tấm chăn cũ kĩ, vươn mình đứng dậy trở thành một võ sĩ Samurai thực sự với một sức mạnh quân sự ngang ngửa với Trung Quốc, nhưng lợi thế hơn hẳn ở sự đoàn kết lòng dân trong nước cũng như đoàn kết quốc tế.
Những sự thay đổi này của Nhật Bản là xuất phát từ tính tự phụ, côn đồ hung hăng bất chấp đạo lý của Trung Quốc.Tham thì thâm, gieo gió ắt sẽ gặp bão. Trung quốc đang cố tình ngoác miệng ra để nuốt những gì không phải của mình như cha ông họ đã làm. Nhưng điều đó không dễ chút nào trong bối cảnh quốc tế và khu vực đã thay đổi. Đối với Việt Nam, quốc gia nhỏ bé và khiêm tốn hơn nhiều lần so với Trung Quốc cũng không dễ dàng để cho Bắc Kinh muốn làm gì thì làm trên vùng lãnh thổ hợp pháp của mình.
Đã có sự thay đổi lớn lao trong tư duy nhận thức cũng như về sức mạnh nội lực của dân tộc này về bảo vệ lãnh thổ. Lịch sử chiến thắng luôn đứng về phía chính nghĩa và người Việt Nam chưa khi nào hốt hoảng, run sợ trước những thách thức xâm lược từ phía Trung Quốc. Như thường lệ, cảnh giác trước chiêu trò mới của Bắc Kinh là điều chúng ta không khi nào được quên.
Là con cháu của Tôn Tử, thuộc nằm lòng "Binh Pháp", bọn lãnh đạo Trung Cộng hiện nay đang chơi trò "Dương Đông , Kích Tây", tung hỏa mù đề "Xuất Kỳ Bất Ý" đánh chiếm Trường Sa của Việt Nam.
Vì có cho vàng Trung Cộng cũng chả dám đụng đến đại gia kinh tế-quân sự Nhật Bản có đồng minh hùng mạnh là Mỹ và châu Âu sau lưng.
Còn cướp cái "gateway" Trường Sa (không đụng tới đất liền như đã làm hồi năm 1974 và 1988) của anh chàng ốm yếu, không có ai chống lưng là Việt Nam thì bảo đảm thắng lợi 100%.
Hãy cảnh giác cao độ với thủ đoạn nham hiểm của Trung Cộng!
Bài sau đây từ Tin Tức Hàng Ngày:
http://www.tintuchangngay.org/2013/01/bac-kinh-ang-nham-vao-truong-sa-cua.html
Theo dõi những gì đang diễn ra tại Senkaku người ta thấy căng thẳng ngày càng leo thang và dường như một cuộc chiến tranh Trung Nhật là điều khó tránh khỏi. Nhưng mình đồ rằng, điều đó không xảy ra.
Theo mình, bản chất của vấn đề là Trung quốc đang tìm cách đánh úp, chiếm đảo ở Biển Đông của Việt Nam. Vì thế, chúng ta nên cảnh giác.Có một ai đó nói rằng, "Chiến tranh thực chất đều bắt nguồn từ lợi ích. Không có lợi ích chẳng có quốc gia nào chủ động tổ chức chiến tranh". Điều này là hoàn toàn đúng đắn.Kể từ khi đảng Dân chủ Tự do (LDP) Nhật Bản lên nắm quyền và ông Shinzo Abe làm Thủ tướng thì tình hình tranh chấp Senkaku mà Trung Quốc gọi là Điếu Ngư căng thẳng ngày càng tăng và có vẻ như xung đột quân sự sẽ xảy ra.
|
Tiến hành một cuộc chiến với Nhật, Trung Quốc không xác định được thắng hay bại, vì Nhật có sức mạnh quân sự, kinh tế chẳng thua kém gì Trung Quốc thì cơ sở nào để khẳng định chiến thắng? Ngược lại, sa lầy, mất bạn và cái vé thua gần như cầm chắc trong tay. Khi đã thua Nhật, người dân Trung Quốc sẽ nghĩ gì về lãnh đạo Bắc Kinh?
Các chuyên gia tâm lý đều cho rằng, chỉ xét riêng về ý chí, tinh thần chiến đấu, người Trung Quốc thua xa người Nhật. Điều này là có lý vì tâm lý người lính bị ảnh hưởng bởi chính sách con một của Trung Quốc. Chẳng có người lính nào lại sẵn sàng ra trận để cầm chắc cái chết, đem lại sự đơn côi không nơi nương tựa cho cha mẹ mình.
Đó chính là tâm lý của lính Trung Quốc.Xét rộng ra, đối thủ cạnh tranh của Trung quốc trước mắt là Nga và Ấn Độ, hai ông lớn này đang ngồi ngắm và chờ đợi cả Trung quốc và Nhật bản đều rơi vào thảm họa chiến tranh. Khi điều đó xảy ra, những lợi thế chiến lược của Bắc Kinh giành được bấy lâu sẽ tan biến mà muốn có nó, phải trả giá hàng thế kỷ.
Điều này là đi ngược hoàn toàn với bản tính, thói quen “tọa sơn quan hổ đấu” của người Trung Quốc. Với Trung Quốc, không bao giờ họ muốn mình là một trong 2 con hổ đấu đó.Vậy tại sao Trung Quốc lại cố gắng duy trì tình trạng căng thẳng với Nhật?Trung Quốc làm dấy lên căng thẳng với Nhật Bản, hô hào chuẩn bị chiến tranh…thực chất là “bắn một mũi tên trúng 2 đích”.
Một là làm thõa mãn chủ nghĩa dân tộc cực đoan đang tác động, gây sức ép không ít lên chính phủ. Đơn giản là chính phủ nuôi nó, lợi dụng nó để trục lợi thì cũng phải để cho nó sống, làm thõa mãn một ít nhu cầu của nó. Điều này, thiên hạ quen gọi là tìm cách chuyển sức ép ra bên ngoài, hay đánh lừa dư luận trong nước.Do đó, sẽ không có gì là lạ khi mà căng thẳng sẽ được Trung Quốc đẩy lên cao nữa, những cuộc tập trận lớn, hoành tráng với giả định là đánh chiếm đảo Senkaku/Điếu Ngư sẽ diễn ra trong nay mai nhằm làm cho chủ nghĩa dân tộc Trung Quốc mãn nhãn. Giới lãnh đạo Bắc Kinh đâu dại nghe theo đám “diều hâu”, chủ nghĩa dân tộc như La Viện đến mức “mất quyền điều khiển”.
Vậy thực chất Bắc Kinh đang nhắm đến điều gì?Nói gọn một câu là Trung Quốc đang nhắm đến chiếm gọn Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam chứ không phải Senkaku.Những động thái trên Hoa Đông và Biển Đông suy cho cùng cũng là tìm cách chiếm trọn Biển Đông theo tiêu chí đường lưỡi bò. Tất nhiên không dễ.Gây căng thẳng với Nhật, Hàn hay Ấn Độ và kể cả Nga, không chỉ lên dây cót cho chủ nghĩa dân tộc Đại Hán, nó góp phần xoa dịu những bất ổn như những cơn sóng ngầm trong lòng xã hội Trung Quốc, mà còn để "giương đông kích tây" đánh lạc hướng dư luận quốc tế, chờ thời để ra tay đánh úp các đảo của Việt Nam. Lần này, Trường Sa là tiêu điểm.
Các bạn nên nhớ, đây mới là mục tiêu căn cốt trong chính sách bành trướng của Trung Quốc trong giai đoạn hiện nay.Chúng ta đều biết, Trung Quốc chưa đủ mạnh để cùng lúc ra đòn ở cả hai vùng biển, và chỉ với một vùng Hoa Đông thôi cũng chưa đủ. Nhưng với vùng Biển Đông thì sức mạnh của Trung Quốc thì quá đủ.
Tất nhiên, đánh đâu chứ đánh vào Trường Sa của Việt Nam thật không dễ chút nào. Nếu dễ thì Bắc Kinh đã làm từ lâu chứ không phải ngồi đó để thăm dò và bày trò này nọ.Mới chỉ vài ba tuần trở lại đây thôi, Bắc Kinh hung hăng hiếu chiến là thế, nhưng cũng đã phải tỏ ra lo ngại trước những bước đi của Mỹ, Hàn hay Nhật Bản. Điều mà Trung quốc cũng đặc biệt chú ý là người Nhật đã rũ bỏ tấm chăn cũ kĩ, vươn mình đứng dậy trở thành một võ sĩ Samurai thực sự với một sức mạnh quân sự ngang ngửa với Trung Quốc, nhưng lợi thế hơn hẳn ở sự đoàn kết lòng dân trong nước cũng như đoàn kết quốc tế.
Những sự thay đổi này của Nhật Bản là xuất phát từ tính tự phụ, côn đồ hung hăng bất chấp đạo lý của Trung Quốc.Tham thì thâm, gieo gió ắt sẽ gặp bão. Trung quốc đang cố tình ngoác miệng ra để nuốt những gì không phải của mình như cha ông họ đã làm. Nhưng điều đó không dễ chút nào trong bối cảnh quốc tế và khu vực đã thay đổi. Đối với Việt Nam, quốc gia nhỏ bé và khiêm tốn hơn nhiều lần so với Trung Quốc cũng không dễ dàng để cho Bắc Kinh muốn làm gì thì làm trên vùng lãnh thổ hợp pháp của mình.
Đã có sự thay đổi lớn lao trong tư duy nhận thức cũng như về sức mạnh nội lực của dân tộc này về bảo vệ lãnh thổ. Lịch sử chiến thắng luôn đứng về phía chính nghĩa và người Việt Nam chưa khi nào hốt hoảng, run sợ trước những thách thức xâm lược từ phía Trung Quốc. Như thường lệ, cảnh giác trước chiêu trò mới của Bắc Kinh là điều chúng ta không khi nào được quên.