Thứ Ba, 30 tháng 12, 2014

THẦY HUYỀN DIỆU LÀ MỘT GÃ BỊP BỢM

Đức Phật dạy : "Kẻ nào cố ý nói dối mà không biết hổ thẹn thì không có điều gì ác mà không dám làm."

Xem thêm: http://www.webtretho.com/forum/f26/20-tuoi-700-usd-va-di-khap-the-gian-1257142/index1032.html
Nguồn: Webtretho.com
UPDATE 08/03/2021:

BỊP BỢM THÍCH HUYỀN DIỆU

 Các bạn thân mến,

Tôi (NP) mới nghe một người bạn kể rằng người ấy có xem được một clip trên Youtube trong đó huyền diệu thanh minh thanh nga rằng thì là mà hắn mắc nghiệp KHẨU NGHIỆP vì hắn chửi tôi (NP) có 10 phút nên bị tôi chửi hắn suốt 10 năm. Vậy là cái THÓI DỐI TRÁ, BỊP BỢM, GẮP LỬA BỎ TAY NGƯỜI của huyền diệu bao năm qua vẫn không thay đổi!

thầy huyền diệu BỊP BỢM

Thưa các bạn,

Tôi không rảnh để mà chửi một kẻ đi tu mà mặt dày như thớt, láo khoét không biết ngượng!

Chuyện hắn chửi tôi bằng điện thoại gần 30 phút mở loa ngoài cho cả chùa cùng nghe với những lời lẽ hạ tiện đầu đường xó chợ nhất là có thật. Tuy nhiên tôi đã không chấp, không đôi co với gã hạ lưu khoác áo nâu sồng.

Mãi đến gần 10 năm sau, một vài người bạn thấy hắn tác oai tác quái, rêu rao kể lể như mình là Phật sống, giảng đạo khắp nơi để gom tiền cung phụng cho vợ con của hắn thì họ mới hỏi thăm tôi về huyền diệu. Khi đó tôi mới đưa ra NHỮNG BẰNG CHỨNG CỤ THỂ GIẤY TRẮNG MỰC ĐEN để lật tẩy tên bịp bợm xưng danh "thầy huyền diệu".

TẤT CẢ MỌI VIỆC TÔI ĐƯA RA ĐỀU CÓ BẰNG CHỨNG CỤ THỂ để chứng minh sự dối trá, lừa đảo, bịp bơm của huyền diệu nhằm cảnh tỉnh mọi người đừng u mê nghe lời khẩu nghiệp của tên bịp bợm mà sa vào ma đạo. Đây không phải là CHỬI qua chửi lại như tên bịp bợm huyền diệu NGUỴ BIỆN.

Gã bịp bợm này đúng là bị KHẨU NGHIỆP. 

Không phải vì chửi tôi hay một vài người khác đã từng cống hiến sức lực và của cải cho hắn. Mà vì hắn lạm dụng NGÃI NÓI để DỐI LÁO, BỐC PHÉT, DỰNG CHUYỆN KHÔNG THÀNH CÓ, GÂY CHUYỆN THỊ PHI, LỘNG GIẢ THÀNH CHÂN... 

Nếu bạn nào có ở gần huyền diệu hãy hỏi hắn có biết vợ chồng Kiến trúc sư Huỳnh An hay không? 

Thứ Hai, 29 tháng 12, 2014

KHỔNG TỬ VÀ HỌC VIỆN KHỔNG TỬ

 NP: Một bài viết rất sâu sắc của Trần Quang Đức- người từng du học nhiều năm ở Trung Quốc, tác giả của "Nghìn Năm Áo Mũ" nổi tiếng. 

 _________________________________________

VÀI LỜI BÀN VỀ KHỔNG TỬ VÀ HỌC VIỆN KHỔNG TỬ.

Hai hôm nay, nhiều bạn facebook tag tôi vào những stt xoay quanh việc Học viện Khổng Tử đầu tiên được đặt tại một trường đại học của Việt Nam. Cá nhân tôi, tôi không ủng hộ việc này. Bởi như nhiều người đã tìm hiểu, Học viện Khổng Tử không đơn thuần nhằm “quảng bá tiếng Trung Quốc”. Ở Âu Mỹ, các học viện này đã có những hoạt động như đả phá Pháp luân công, kỳ thị tín ngưỡng (Đại học McMaster, Canada), cổ động sinh viên ủng hộ Trung Quốc trấn áp Tây Tạng (Đại học Waterloo, Canada), không cho sinh viên talk về vấn đề Tây Tạng, hạn chế ngôn luận (Đại học Chicago, Mỹ) v.v. Đó cũng chính là nguyên nhân chính khiến một loạt các nước Âu Mỹ tẩy chay học viện này.
Hiện nay, xét riêng số HVKT đặt tại các trường đại học trong khu vực, Hàn Quốc có 17 viện, Nhật Bản có 13, Thái Lan có 12, Indonesia có 7, Philipine có 3, Singapore có 2. Đây là lần đầu tiên, HVKT đặt tại Việt Nam. Mặc cho những phản ứng muôn hình muôn vẻ của trí thức, trí ngủ trong ngoài nước, đây là câu chuyện đã rồi, và là câu chuyện trên bàn tròn của những người anh em cộng sản hai nước. Việc thiết thực có thể làm hiện nay là theo dõi sát sao động tĩnh của học viện này, và phản ứng kịp thời khi nó có những hoạt động can thiệp nằm ngoài bổn phận.

Tuy nhiên, tôi muốn lưu ý mấy điểm dưới đây, hầu mong những người phản đối HVKT hiểu rõ hơn mình đang phản đối thứ gì, tư tưởng gì.

1. Khổng Tử của đời thật và Khổng Tử sau khi bị các chính thể lợi dụng.
Bản thân Khổng Tử là người chính trực, nghiêm túc, kiên trì đến độ đáng thương, “biết đạo không thể thi hành mà vẫn làm”. Ông ta không được trọng dụng ngay khi còn sống. Trong bối cảnh văn hóa suy đồi, chính trị băng hoại thời Xuân Thu, tinh thần chấn hưng lễ nghĩa, quảng bá học thuật của Khổng đã khiến ông nửa đời lang bạt các nước như ‘con chó mất nhà’ theo cách ví của Tư Mã Thiên. Vào thời Hán, lần đầu tiên, đạo Khổng được trọng dụng. Nhưng tư tưởng nguyên sơ của Khổng đã bị uốn bẻ theo những cách thức khác nhau, trải qua các triều đại khác nhau. Hán Nho khác Đường Nho, Tống Nho, Minh Nho... Tương tự, tư tưởng Nho giáo trải qua các triều Lý, Trần, Hồ, Lê, Nguyễn tại Việt Nam cũng không đồng nhất. Có một Khổng Tử của đời thật, nhưng có nhiều Khổng Tử của các chính thể lợi dụng. Tư tưởng của Khổng có nhiều điều hay, cũng có nhiều hạn chế. Nhưng trước khi hiểu rõ con người, tư tưởng Khổng thì đừng vì phản đối HVKT mà vội quy chụp tư tưởng đó là thứ “bốc mùi”, gọi Khổng Tử là “thằng Confucius”!


 
 Chính quyền Trung Quốc tiến hành cách mạng văn hóa vào những năm 1966. Trong thời kỳ này, tư tưởng Khổng bị lên án gay gắt. Tượng Khổng trong Khổng Miếu Sơn Đông bị dán lên dòng chữ THẰNG KHỐN NẠN HÀNG ĐẦU, rồi bị kéo đổ, đập nát. Hồng vệ binh định đào mả Khổng, nhưng nhanh chóng bị can ngăn. Và giờ đây, khi nền chính trị, tư tưởng của Trung Cộng không đủ sức hút đối với thế giới, càng không phải giá trị phổ quát. Họ bám víu và giương chiêu bài quảng bá văn hóa; họ dùng Khổng Tử làm công cụ chính trị. Bởi vậy đừng nghĩ đơn giản rằng, HVKT là nơi truyền bá đạo Khổng. Trung Cộng không có tư cách đó.


Thứ Tư, 15 tháng 10, 2014

TỶ PHÚ PHẠM NHẬT VƯỢNG THÂU TÓM MẢNH ĐẤT VÀNG SAIGON KHÔNG TỐN 1 XU!!

Nếu ngày ngày đi qua những con đường quen thuộc ở trung tâm Saigon có lẽ ít khi nhận ra sự thay đổi hoặc biến mất của những "người cũ". Nhưng nếu có cơ hội xa Saigon một thời gian, khi gặp lại ta sẽ giật mình vì những dấu vết đẹp đẽ của Saigon dần bị tàn phá.
Nào là tòa nhà có kiến trúc Pháp cực đẹp đã phải nhường chỗ cho Diamond Plaza hào nhoáng, nào Givral đã đi vào tiểu thuyết giờ bị xô đẩy mất tăm... Rồi Thương xá Tax sắp bị đập phá, nhục nhã nhất là các Lãnh sự quán ngoại quốc mần đơn xin cứu nó trước sự vô cảm của bọn nông dân làm lãnh đạo.
Người ta còn ăn cướp trắng trợn từng góc phố, từng công viên.
Có ai nhớ Công Viên Chi Lăng xinh xắn tọa lạc giữa ba trục đường đắt giá: Gia Long (Lý Tự Trọng) - Tự Do (Đồng Khởi) - Lê Thánh Tôn? Đây vốn là tài sản của gia đình cụ Trương Vĩnh Ký. Sau 1975 đã bị biến thành công cộng. Ừ thì biến thành của công cũng có lý, và có thể chấp nhận được. 


                     Công Viên Chi Lăng thuở nào

     Công Viên Chi Lăng bị hô biến thành tiền cảnh cho Vincom Center của Mafia Phạm Nhật Vượng
 

Thứ Hai, 5 tháng 5, 2014

STRONGLY PROTEST CHINESE COMMUNIST GOVERNMENT INVADES VIETNAMESE SEA-TERRITORY

CỰC LỰC PHẢN ĐỐI 
CHÍNH PHỦ CỘNG SẢN TRUNG QUỐC 
XÂM LẤN LÃNH HẢI VIỆT NAM



Báo trong nước dẫn thông báo trên website của Cục Hải sự Trung Quốc nói trong thời gian hơn ba tháng từ ngày 2/5 đến ngày 15/8, giàn khoan Hải Dương 981 của Tổng công ty Dầu khí hải dương Trung Quốc (CNOOC) sẽ hoạt động tại tọa độ 15 độ 29' N/111 độ 12’E.

Đây là vị trí nằm sâu trong EEZ của Việt Nam, cách đảo Lý Sơn chừng 119 hải lý (221km), thuộc lô 143 trên bản đồ dầu khí của Việt Nam.

Thứ Bảy, 3 tháng 5, 2014

KỶ NIỆM LUMBINI - 4 : BAO NHIÊU NĂM RỒI CÒN MÃI RA ĐI

Tối qua thấy tin Khánh Ly về nước đến thăm mộ Trịnh chợt nhớ một kỷ niệm ở Lumbini.
Năm 2005, vì còn đang nội chiến Nepal rất nghèo nàn và lạc hậu, đường sá hư hỏng không tu sửa, xe cộ không nhập được xe mới mà phải dùng xe cổ lổ sỉ. Thời ấy từ cửa khẩu Sunauli giáp với India về Bhairawa hay di chuyển trong vùng Lumbini thì phương tiện công cộng phổ biến là các xe UAZ Liên xô. Các xe này thịnh hành thời đó vì gầm cao , máy khỏe, xài diesel và nhất là rẻ tiền. Xe cộ không có nên người ta đu bám chật cứng . Một chiết UAZ bảy chỗ ngồi phải chở hơn hai chục người... bám lủng lẳng hai bên và phía sau xe miễn là có cái mà đi.
Lần ấy, mình lặn lội đi Kapilavastu, 30km từ Lumbini. Đón xe giữa đường nên không có chỗ ngồi, phải bám đàng sau một chiếc UAZ phong trần.


Xe chạy được một đoạn bỗng nghe từ trong xe vang lên giọng ca Khánh Ly hát nhạc Trịnh. Mình sởn cả da gà. Suốt cả dọc đường dài, mặc kệ dằn sốc ổ gà ổ voi, đầu óc mình cứ mờ ảo sương khói trong những ca từ đau đớn của phận làm người... hết người con gái Việt Nam da vàng đến đại bác ru đêm, hết gia tài của mẹ đến nối vòng tay lớn, hết cát bụi đến khi đất nước tôi thanh bình...

    Không có lời để diễn tả sự cộng hưởng giữa những bài hát phản chiến của Trịnh qua giọng ca Khánh Ly và khung cảnh hoang tàn của một vùng đất đang trong cuộc nội chiến nồi da xáo thịt dữ dội dù cho đó có là vùng đất của các vị Phật! Nghe mà muốn khóc.... thương cho kiếp người trong chiến tranh, thương cho cảnh nồi da xáo thịt vì khác ý thức hệ của anh em cùng Tổ quốc...

Thứ Ba, 29 tháng 4, 2014

MẬT TÔNG TIBET - PHONG TRÀO HAY MỐT?

Có người vô cùng ngạc nhiên hỏi tôi: "Anh ở Nepal, ngay Kathmandu sao anh không theo tu tập Mật tông Tây tạng?"
Tôi hỏi lại:"Theo bạn mật tông là gì? Tại sao là mật? mật có phải là cái để phổ biến cho số đông không?"
MỘT ĐẠO TRÀNG TÂY TẠNG CỦA VIỆT KIỀU ÚC
MỘT ĐẠO TRÀNG TÂY TẠNG CỦA NGƯỜI VIỆT

  Tôi nhớ khoảng đầu thập niên 1980. Ở quê tôi, sau vài năm dưới chế độ mới hà khắc, người ta vô cùng hụt hẫng , cần phải bám víu vào một niềm tin tôn giáo để có thêm chút nghị lực mà sống. Thời ấy, chùa chiền bị hạn chế đến mức tối đa. Người ta đi chùa mà lấm la lấm lét.  Rồi dần dần thành hình những nhóm Phật tử sinh hoạt chung với nhau như cái mà bây giờ người ta gọi là đạo tràng.

Thứ Bảy, 15 tháng 2, 2014

LÁ THƯ NEPAL 16: BÃO THÁNG GIÊNG



14/02/2014: Chiều

Thời tiết năm nay thật là quái đản: lạnh giá kéo dài ... rồi rằm tháng Giêng lại có mưa bão nữa...
Đêm qua mưa lớn suốt đêm. Xui cái là có công việc phải đi Lumbini. Sáng nay dần dà mãi đến 8am mới lên đường. Thế là trong vòng 45 ngày mà mình đã quay về LUMBINI đến 4 chuyến (chỉ có 1 chuyến bằng xe hơi). 300km cách xa Kathmandu.
Xuống đèo Thankot, xe hơi các loại kẹt kéo dài hai chiều hơn hai cây số; hậu quả của việc đóng cửa đèo vào ban đêm để sửa đường. Đi thêm 10 cây số nữa, lại thêm 1 vụ kẹt xe do cua 180o quá gắt xe coach bus và xe tải dập vào nhau, ko có cả chổ cho cả 1 chiếc xe gắn máy nào lách qua. Đi thêm chừng 10 cây số nữa: lại thêm 1 chiếc xe bồn đâm vào vách đá xe cộ các loại phải bò nhích từng phân... chỉ qua có 30km mà mất đứt 2 giờ. Mấy chiếc xe hơi thì còn chờ trên đèo ko biết đến bao giờ mới đi được. Mừng là hôm trước đưa hai bạn Chi-Dung đi không bị thảm cảnh này. Do kẹt xe đường bữa nay vắng teo.
Sau khi qua 2 cái đèo, gần tới Devdha thì mưa bắt đầu. Mưa lớn. Găng tay và giày ướt sũng nước. Dù bên ngoài là 1 bộ áo mưa xịn và trong là áo khoác chống nước thế mà về đến Lumbini phát hiện ra vẫn bị ướt bên trong, chắc nước theo cổ áo chảy xuống. Lạnh cóng. Phải xin một ly nước nóng để sưởi ấm.
Mai chắc chạy về Narayan Ghat trước rồi sáng mốt theo đường Hetauda về Kathmandu.

14/02/2014: Tối
6pm kéo ông Kedar Nepal đi ăn tối. Chạy qua restaurant ở trước cổng Lumbini. Ăn rồi ngồi nói chuyện tới 7pm nghe sấm sét ầm ầm bên ngoài vội chạy về thì không kịp, mưa đã ầm ầm đổ xuống. Hồi đi cả hai chủ quan nên ko mang áo mưa. Dầm mưa về tới nhà của Kedar (cách restaurant có 500m ) mà cả hai ướt như chuột lột. Kẹt cái là hồi sáng đi tính mai về , vả lại ko ngờ mắc mưa thế này nên ko mang theo quần áo để thay. Kedar phải cho mượn 1 bộ đồ. Còn quần áo ướt của mình thì giăng dây dưới nhà bếp , mở quạt suốt đêm nay mong sáng mai nó khô.
Mai còn phải vô xem Lumbini Museum, chắc trưa mới đi được. Mong không có mưa. Mà chắc là phải ngủ lại ở Narayan Ghat 1 đêm rồi, vì đèo Thankot sẽ đóng vào buổi tối.
Thời tiết năm nay thật là quái đản.

15/02/2014: Tối
...sáng sớm ở Lumbini mây kéo vần vũ rồi bắt đầu mưa như thác đổ. Trời lạnh ko chịu nổi. Nhìn các cánh đồng hoa cải rũ rượi trong mưa chắc có nhiều nhà nông Nepal đang rầu thúi ruột: mustard khô gần thu hoạch thế là ướt sũng, hư hết, còn các đồng hoa thì chắc chắn sẽ thụ phấn rất ít, sản lượng sẽ giảm , thu nhập mùa này không khéo sẽ lỗ to. Cứ ra ngồi nhìn trời mưa nghĩ đến đường về KTM mà rầu rĩ, lại vô phòng nằm nướng, rồi lại đi ra ngồi co ro tán gẫu cùng ông Kedar.
Hơn 10am mới tới bảo tàng Nepal cùng ông Nepal. Chụp hình các thứ xong đã 12pm rồi vội vàng về gom đồ đạc mà chạy trốn mưa. Xe chạy về hướng Bhairawa mà nhìn vào kiếng chiếu hậu thấy mây đen đuổi theo phía sau đầy hăm dọa.

Thứ Năm, 13 tháng 2, 2014

LỊCH DUYỆT GIANG HỒ THÌ PHẢI TRẢ GIÁ


Entry này gửi chung cho vài bạn gần đây email cho mình hỏi thăm về vấn đề du lịch bụi ở Nepal.
BÀI ĐÃ CHỈNH SỬA HOÀN CHỈNH MỜI CÁC BẠN ĐỌC LẠI
    Trước hết mình rất cảm kích sự quan tâm của các bạn đến blog của mình và nhất là về đất nước Nepal xinh đẹp hồn hậu mà mình đã chọn làm quê hương thứ hai. Cám ơn các bạn đã tin tưởng mà liên hệ với mình.
   Đầu tiên xin xác định du lịch là gì .
  “Theo Tổ chức Du lịch Thế giới (World Tourist Organization), một tổ chức thuộc Liên Hiệp Quốc, Du lịch bao gồm tất cả mọi hoạt động của những người du hành, tạm trú, trong mục đích tham quan, khám phá và tìm hiểu, trải nghiệm hoặc trong mục đích nghỉ ngơi, giải trí, thư giãn; cũng như mục đích hành nghề và những mục đích khác nữa, trong thời gian liên tục nhưng không quá một năm, ở bên ngoài môi trường sống định cư; nhưng loại trừ các du hành mà có mục đích chính là kiếm tiền. Du lịch cũng là một dạng nghỉ ngơi năng động trong môi trường sống khác hẳn nơi định cư.” (Wikipedia)
   Ngày xưa cũng như bây giờ gánh nặng cơm áo gạo tiền luôn đè trĩu lên vai mọi người, không phải ai cũng có thể đi chu du đây đó để tham quan, khám phá. Có lẽ những thương buôn xa xưa là những nhà du lịch đầu tiên và đúng nghĩa nhất khi vì công việc họ phải lặn lội tới những xứ sở xa lạ, và họ có đủ điều kiện tài chính để chi trả cho các chuyến hành trình ấy. Tàu có thuật ngữ “lịch duyệt giang hồ” để chỉ những người này. Nhân vật hoàn hảo nhất của mẫu người này là Marco Polo, thương gia người Ý , người đã từ châu Âu đến được triều đình của Hốt Tất Liệt vào thế kỷ 13 và đã để lại bộ du ký nổi tiếng.
   Ngày xưa cũng như bây giờ vấn đề đầu tiên và quan trọng nhất là “TIỀN ĐÂU?” để có thể du hành qua hàng ngàn dặm. Thế giới ngày càng phát triển, phương tiện giao thông ngày càng nhiều và rẻ nhưng sẽ không bao giờ có chuyện bạn có thể đi du lịch đúng nghĩa với cái túi rỗng.
XIN ĐỨNG LÀM BẨN HÌNH ẢNH QUỐC GIA VÀ DÂN TỘC CỦA BẠN NHƯ THẾ NÀY!

   DU LỊCH BỤI KHÔNG PHẢI LÀ ĐI ĂN MÀY!
   Nhất là ăn mày quốc tế.
   Du lịch bụi là đi du lịch với ngân sách hạn chế, sử dụng dịch vụ ở mức giá phổ thông chứ không phải sử dụng tất cả các dịch vụ miễn phí.
   Có vài bạn gửi mail hỏi mình và nhờ mình tìm giùm chỗ ăn ở miễn phí, xin ở nhờ nhà người địa phương… Mình xin lỗi trước, nhưng nếu đã không có tiền thì bạn lặn lội chi cho xa vậy?

Chủ Nhật, 19 tháng 1, 2014

LÁ THƯ NEPAL 15: "BÁNH XÈO" NEPAL - CHATAMARI

January 19, 2014 at 11:05am
   Mấy năm trước có đoàn của anh Vũ-Tôn Hoa sen qua thăm Kathmandu. Mình có dịp gặp được nhiều nhân vật mà mình ái mộ đã lâu như Nhà thiết kế Sỹ Hoàng, Nhiếp ảnh gia Dương Quốc Định. Có một hôm, một chị trong đoàn hỏi mình ở Kathmandu có món ăn Nepal đặc sản nào không. Mình ớ người ra, chẳng trả lời được.
   Mấy tháng sau, có một cô giáo tiếng Anh ở Biên Hòa hơn 30 tuổi mới xuất ngoại lần đầu và đi bụi lần đầu. Khi cô này hỏi thăm mình về thức ăn Nepal mình hồn nhiên nói là món ăn Nepal chẳng ngon lành gì hết, chỉ toàn nêm nếm bằng muối không biết dùng đường, bột ngọt, dấm, nước tương, nước mắm… cái gì cũng chỉ có masala (masala nói chung là một hoặc một hỗn hợp các hương vị như bột nghệ, quế, hồi… để thức ăn có mùi và có màu chứ không có vị). Vậy mà cô này sau khi đi bụi 4 ngày ở Nepal về đã lên diễn đàn Phượt mắng vốn mình về cái vụ gia vị trong món ăn. Nhân tiện mình nhấn mạnh lại lần nữa: người Nam Á nói chung và Nepal nói riêng khi nào cũng dùng Masala trong thức ăn, nhưng nó chủ yếu là hương vị, màu sắc và độ cay chứ không có vị mặn ngọt chua. 
  Sau hai sự cố này mình mới chú ý đến nghệ thuật ẩm thưc ở Nepal.

  Nói Nepal chung chung thì khó có kết luận chính xác về ẩm thực của họ, vì cả nước Nepal có hơn 50 tộc người mỗi tộc người có văn hóa và thói quen ăn uống khác nhau.
Ngay như món phổ biến ăn hằng ngày cho tất cả các tộc người của Nepal từ núi cao cho đến đồng bằng là Dal-Bhat gồm súp đậu nấu nhừ và cơm thì mỗi tộc người cũng có biến hóa riêng theo khẩu vị của họ. Nói chung các tộc người của Nepal ăn uống đơn giản, không có món đặc sản theo kiểu của người Việt mình hiểu là : thức ăn lạ từ các con vật quý hiếm hay chế biến cầu kỳ.