Thứ Tư, 7 tháng 10, 2015

"PHÁP VƯƠNG" GYALWANG DRUKPA 12 LỪA ĐẢO: TƯỢNG PHẬT 2000 NĂM TUỔI

Với người có kiến thức về lịch sử Phật Giáo, ai cũng biết không thể tìm ra bất kỳ tượng Phật BẰNG ĐỒNG nào có niên đại 2000 tuổi. Ấy vậy mà báo chí , truyền thông Việt Nam ăn phải bùa mê của "Pháp Vương" Gyalwang Drukpa đời thứ 12 phun ra hàng loạt bài ca ngợi ông này mang một tượng Phật 2000 năm tuổi đến an vị tại bảo tháp của dòng Drukpa ở Tam Đảo. Thật trâng tráo và vô lương!



Hàng trăm bài báo ca tụng "Pháp vương" an vị tượng Phật 2000 năm tuổi

  Thuở ban sơ, Phật giáo tại India không có tục thờ tượng Phật. Suốt 500 năm kể từ khi Đức Phật Thích-Ca nhập Niết bàn, người ta chỉ thờ phụng những hình ảnh tượng trưng như dấu bàn chân, một chiếc ngai để trống, cây bồ đề hay hình tượng bảo tháp xá lợi. Mãi đến thế kỷ 1-2 Sau CN, mới bắt đầu có tượng Phật bằng ĐÁ ở vùng Afghanistan ngày nay do ảnh hưởng từ nghệ thuật Hy Lạp. Những tượng đá này là các bảo vật của các bảo tàng quốc gia các nước , không thể tìm thấy trên thị trường bình thường vì có lai lịch, nguồn gốc rõ ràng nên mỗi lần mua bán đấu giá hay chuyển đổi sở hữu đều là một sự kiện trọng đại. Quan trọng hơn, chúng đều bằng ĐÁ, không có tượng đồng. Cho nên rêu rao mang một TƯỢNG ĐỒNG 2000 NĂM TUỔI đến an vị tại bảo tháp ở Việt Nam là một trò lừa đảo trắng trợn của "Pháp Vương" Gyalwang Drukpa.

  Có lẽ thấy mình nói thách quá đáng, nên các bản tin mới đây nhất của dòng Drukpa tại Việt Nam đã điều chỉnh niên đại bức tượng này từ 2000 năm tuổi xuống thành 1200 tuổi. Cho dù là như thế thì đây cũng là một trò lừa đảo. Vì sao?
  Tượng đồng 1200 năm tuổi (nếu có) cũng sẽ trở thành BẢO VẬT QUỐC GIA, kể cả ở India, Nepal và nhất là Tibet. Ta hãy xem xét nguồn gốc của Drukpa. Ở India, dòng Drukpa chính thống toạ lạc ở Ladakh; đây không phải là dòng Drukpa của Gylwang Drukpa. Ở Tibet, Drukpa có tu viện chính ở tỉnh Kham. Trú xứ chính của Gyalwang Drukpa đời thứ 12 chính là tu viện Drukpa ở ngoại ô Kathmandu, Nepal; cho nên khả năng cao nhất là "pháp vương" mang tượng Nepal đến Việt Nam.. Ở Nepal, việc mang một pho tượng đồng ra khỏi biên giới là khó khăn vì từ cách đây hơn 30 năm, Nepal đã có luật cấm mang ra khỏi Nepal các pho tượng có tuổi đời từ 50 năm trở lên. Bất kỳ tượng đồng này muốn mang ra khỏi Nepal phải mang đến Cục Khảo Cổ để kiểm tra và gắn dấu xi xác nhận không phải là ĐỒ CỔ TRÊN 50 NĂM TUỔI thì mới được phép ra khỏi cửa khẩu Nepal. Ở India thì việc xét hỏi đồ đồng càng nghiêm ngặt hơn. Tôi đã chứng kiến hải quan sân bay tịch thu mấy cái CHUÔNG ĐỒNG MỚI TINH của một du khách Mỹ chỉ vì không có giấy tờ mua bán. Ở Tibet, dưới sự quản lý nghiêm khắc của China thì một bức tranh cuộn cũng không qua lọt lưới công an nhân dân. Như vậy xét về mặt HỢP PHÁP thì một BỨC TƯỢNG ĐỒNG CỔ TRÊN 1000 NĂM TUỔI sẽ không được phép mang ra khỏi 3 nước India, Nepal, Tibet. Nếu cố tình dấu giếm mang đi khỏi biên giới các nước kể trên thì đây là HÀNH VI PHẠM PHÁP của Gyalwang Drukpa đời thứ 12.

Dấu xi của Cục Khảo Cổ Nepal cho phép tượng dưới 20 năm tuổi mang ra khỏi Nepal


 Xét về phong cách, kiểu dáng của pho tượng đồng được Gyalwang Drukpa an vị tại bảo tháp Drukpa ở Tam Đảo thì đây là MỘT PHO TƯỢNG NEPAL MỚI DƯỚI 20 NĂM TUỔI.
  1/Phong cách và kiểu dáng đặc thù tượng đồng của họ Shakya sản xuất tại Kathmandu, Nepal.
Một tượng Phật NepaL MỚI TINH tương tự tượng Gyalwang an vị ở bảo tháp Drukpa-Tam Đảo, mình mua giúp tượng này cho một người bạn ở Việt Nam với giá 200USD. Chất lượng hàng chợ, không cao cấp.

ĐÂY LÀ TƯỢNG MÀ"PHÁP VƯƠNG" GYALWANG DRUKPA NÓI LÀ 2000 NĂM TUỔI?

ĐÂY LÀ TƯỢNG MÀ"PHÁP VƯƠNG" GYALWANG DRUKPA NÓI LÀ 2000 NĂM TUỔI?

  2/Mới là vì ĐƯỢC PHÉP MANG RA KHỎI BIÊN GIỚI NEPAL. Tại Bảo tàng Patan Museum có một pho tượng kiệt tác xưa nhất Nepal : Thế kỷ thứ 12 (900 NĂM TUỔI). Thử hỏi nếu thực sự có 1 pho tượng 2000 hay 1200 năm tuổi thì Gyalwang Drukpa có dễ dàng mang nó ra khỏi Nepal?Hay nó phải nằm ở Bảo Tàng Quốc Gia Nepal như một Bảo vật Quốc Gia?
Bảo vật của Nepal: pho tượng 900 năm tuổi

  Tôi cũng từng giao dịch một thời gian trong lĩnh vực tìm kiếm tượng Phật bằng đồng của Nepal cho các đạo hữu ở Việt Nam nên có chút kiến thức về vấn đề này (các bạn có thể xem lại các bài về tượng Phật Nepal của tôi trên blog này khoảng tháng 1-3/2014). Trước đây nghề làm tượng là độc quyền của hai họ Shakya và Bajracharya thuộc cộng đồng Phật giáo Newari. Tượng Phật do hai họ này làm ra mang tính mỹ thuật cao và có chất lượng rất cao. Ngày nay, có nhiều họ khác cũng tranh thủ chen chân vào ngành kinh doanh tượng đồng. Các thợ làm tượng ở Kathmandu ngày nay, do áp lực của khách mua hàng , đã có đầy đủ thủ thuật để làm tượng giả cổ, muốn nhìn xưa bao nhiêu năm cũng được.


Thợ Nepal có thể giả cổ bất kỳ tượng nào, thời kỳ nào




  Hạnh của người tu theo đạo Phật là CHƠN CHÁNH, KHÔNG VỌNG NGỮ, KHÔNG NÓI LÁO.  "Pháp Vương" Gyalwang Drukpa đời thứ 12 chỉ vì để PR, quyến rũ tín đồ mà nói láo về tuổi của tượng Phật mình mang từ Nepal đến Việt Nam như thế thì có phải là "hạnh" của bậc THƯỢNG SƯ?    
>>>>>>>>>>>>>>
LOẠT BÀI VỀ NHÂN VẬT "PHÁP VƯƠNG": 

1/CHUYỆN TAI NGHE MẮT THẤY VỀ "PHÁP VƯƠNG" GYALWANG DRUKPA
http://nguyenphunepal.blogspot.com/2015/09/chuyen-mat-thay-tai-nghe-ve-uc-phap.html

2/MA ĐƯA LỐI CHO QUỶ VÀO NHÀ
http://nguyenphunepal.blogspot.com/2015/09/ve-drukpa-viet-nam-phan-2-ma-ua-loi-cho.html

3/"PHÁP VƯƠNG" GYALWANG DRUKPA CÓ QUAN HỆ MẬT THIẾT VỚI NHÀ CẦM QUYỀN TRUNG QUỐC
http://nguyenphunepal.blogspot.com/2015/09/uc-phap-vuong-gyalwang-drukpa-co-quan.html

4/PHÁP BẢO ĐẶC DỊ CỦA DÒNG DRUKPA
http://nguyenphunepal.blogspot.com/2015/09/phap-bao-ac-di-cua-dong-drukpa_26.html

5/"PHÁP VƯƠNG" CÓ PHẢI LÀ PHÁP VƯƠNG?
http://nguyenphunepal.blogspot.com/2015/09/phap-vuong-co-phai-la-phap-vuong_28.html 

6/"PHÁP VƯƠNG" LỪA ĐẢO: TƯỢNG PHẬT 2000 NĂM TUỔI
http://nguyenphunepal.blogspot.com/2015/10/phap-vuong-gyalwang-drukpa-12-lua-ao.html

7/CHÂN TƯỚNG "PHÁP VƯƠNG" GYALWANG DRUKPA 12
http://nguyenphunepal.blogspot.com/2015/10/chan-tuong-phap-vuong-gyalwang-drukpa-12.html 

8/"PHÁP VƯƠNG" LẠI QUẢ CHO GIÁO HỘI QUỐC DOANH
http://nguyenphunepal.blogspot.com/2015/10/phap-vuong-lai-qua-cho-giao-hoi-quoc.html 

 9/PHÁP VƯƠNG HÁM DANH
http://nguyenphunepal.blogspot.com/2015/10/phap-vuong-ham-danh.html

 10/GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VN LÊN TIẾNG VỀ "PHÁP VƯƠNG"
http://nguyenphunepal.blogspot.com/2015/10/giao-hoi-phat-giao-vn-len-tieng-ve-phap.html 

11/GIÁO HỘI PGVN KHÔNG CHẤP NHẬN DANH XƯNG "PHÁP VƯƠNG"
http://nguyenphunepal.blogspot.com/2015/10/giao-hoi-pgvn-khong-chap-nhan-danh-xung.html

12/ SƠ KẾT VỀ NHÂN VẬT "PHÁP VƯƠNG" GYALWANG DRUKPA 12
http://nguyenphunepal.blogspot.com/2015/10/so-ket-ve-nhan-vat-phap-vuong-gyalwang.html
   
13/ Ý KIẾN PHẢN HỒI VỀ HIỆN TƯỢNG "PHÁP VƯƠNG"

http://nguyenphunepal.blogspot.com/2015/10/y-kien-phan-hoi-ve-hien-tuong-phap-vuong.html#more 

14/"PHÁP VƯƠNG" LÀ KẺ VÔ DANH TIỂU TỐT TRONG PHẬT GIÁO TÂY TẠNG
 http://nguyenphunepal.blogspot.com/2015/11/phap-vuong-vo-danh-tieu-tot-trong-phat.html

15/THÍCH MINH HIỀN - CHỦ CHÙA HƯƠNG VI PHẠM PHÁP LUẬT BẢO VỆ DI SẢN VĂN HOÁ QUỐC GIA 
http://nguyenphunepal.blogspot.com/2015/11/thich-minh-hien-chu-chua-huong-vi-pham.html

16/BẢO THÁP TÂY THIÊN CỦA LIÊN DOANH CHÙA HƯƠNG-DRUKPA CẦU ĐẢO CÁI GÌ?
http://nguyenphunepal.blogspot.com/2015/11/bao-thap-tay-thien-cua-lien-doanh-chua.html
__________________________________