Mời các bạn xem lại bài đầu tiên, cơ duyên để có Blog này: MỘT PHẬT ĐẢN KHÔNG THỂ NÀO QUÊN!
*****************************
Mình vẽ tranh suốt mấy năm để sống ở Kathmandu-Nepal, từ cuối 2006 cho đến giữa năm 2010 (từ giữa 2010 đến nay bận làm nhiều việc khác nên không vẽ thêm được bức nào).
Hai năm đầu, chủ đề và style thì lung tung, vì toàn vẽ theo đơn đặt hàng của các Gallery bán tranh ở các trung tâm du lịch như Thamel, Swayambhu, Bodhanath, Bhaktapur. Sống ở xứ lạ quê người, tứ cố vô thân phải bươn chải hết mức có thể, và phải nhẫn nhịn hết mức có thể. Có khi chỉ đủ 20 rupee (1/4 $=5000VNĐ) để đi 1 cuốc xe bus từ Swayambhu (nơi mình mướn một tầng nhà làm phòng vẽ đồng thời ăn ngủ ở đó luôn) đến Bhakatpur cách xa hơn 20km. Mang một mớ hơn chục tranh đi chào từng gallery mà bị chê ỏng chê eo, ép giá; cuối cùng thuyết phục được một anh chàng mới mở gallery mua hết cả mớ tranh mà chỉ tạm ứng có 50$ còn lại trả sau 01 tháng. Hic hic...
Thị trường tranh ở Nepal hiện tại coi như con số không mặc dù Nepal không hiếm họa sĩ và có cả họa sĩ lớn từng sang Pháp sống, làm việc và kết bạn với Picasso (sẽ viết về ông này trong một entry khác).
Nguyên nhân đầu tiên là Nepal có một truyền thống vẽ tranh Bhauvas quá sâu đậm. Bhauvas là tranh cuộn truyền thống origin của người Newar chủ nhân Thung Lũng Kathmandu. Nghệ thuật này đã đi cùng với Phật giáo Mật tông sang Tibet và trở thành Thangka trên đó. (Cũng sẽ có một entry về Bhauvas và Thangka luôn).Như các bạn đã biết Bhauvas hay Thangka có yêu cầu rất nghiêm ngặt về tính chính xác của từng chi tiết trong các mandala, hay các vị Phật, Thần, Bồ tát.... Tỷ lệ các bộ phận, hình dáng, màu sắc đều phải tuân thủ những quy định truyền từ thầy sang trò (thường là cha con trong nhà). Việc quy định cứng ngắc này đã giết chết sự sáng tạo của người nghệ sĩ vẽ thangka. Bạn đừng ngạc nhiên nếu du lịch ở Kathmandu mà được mời tham quan một Thangka factory (nhà máy sản xuất thangka) nơi người ta tô màu lên những chi tiết được rập ra từ mẫu in và hàng vạn cái mandala đều giống nhau như đúc. Riêng Bhauvas của người Newar thì có khá hơn một chút. Nếu các bạn tìm ra được một nghệ nhân nổi tiếng thuộc dòng họ Shakya hay Bajracharya bạn sẽ thấy sự khác biệt rất lớn giữa tranh của họ và tranh hàng chợ treo đầy trong các gallery. Với những nghệ nhân bậc thầy này một bứcbhauvas cỡ 25 x 35cm họ phải vẽ tỉ mỉ ít nhất là ba tuần trong khi một thợ thangka chỉ cần hai ngày là tô màu xong một bức 30 x 50cm, ( nếu làm theo dây chuyền, nghĩa là mỗi người tô một khâu thì còn nhanh hơn nữa).
Nguyên nhân thứ hai là giá cả. Vì Nepal là một thiên đường cho khách du lịch bụi nên tất cả mọi thứ đều phải cạnh tranh giá cả khốc liệt để tồn tại. Khách du lịch từ giàu đến nghèo đều mang sẵn trong đầu một ý niệm cứng như đá hoa cương rằng "Nepal is cheap!" thế nên họ mặc cả và trả tiền rất thấp cho hầu hết các dịch vụ và sản phẩm địa phương không cần biết người dân trên núi phải mua từng khối nước để ăn uống và sinh hoạt ra sao (du lịch Nepal mùa tháng 2-4 khi cúp nước cúp điện thì bạn sẽ thấy). Bọn chủ gallery thì cũng giống như tất cả mọi nơi khác: tham lam và bần tiện (mình chưa bao giờ gặp được một chủ gallery nào ở Nepal mà tốt bụng! Hic) Để bán được giá rẻ cho khách du lịch nhưng vẫn giữ được mức lời như cũ, bọn này ép các họa sĩ phải bán tranh với giá ngày càng rẻ hơn. Thí dụ ngay chính bản thân mình: lúc đầu mới mua tranh của mình họ trả mỗi bức 40x60cm 200$, riết ép xuống chỉ còn 50-60$. Đến lượt các họa sĩ cũng phải hạ chất lượng tranh xuống- tiền nào của nấy mà. Một bức tranh vẽ cả 2-3 tuần bán 200$, nếu trả chỉ 50$ thì ok, lần sau vẽ một tuần 2 bức để có thể kiếm đủ 100$ sinh sống và 100$ để mua nguyên vật liệu vẽ tranh.
Tranh Nepal có hẳn một trường phái vẽ các núi tuyết rất tuyệt, chỉ dùng dao và bay mà tạo ra được các bức tranh sống động như thật. Trước đây chỉ có vài cao thủ có bí quyết chuyên vẽ loại này trong đó có một tay được coi là số một. Tuy nhiên anh này phải uống rượu chếnh choáng vào vẽ mới đẹp và có cái tật là khi nào hết tiền, cần tiền mới vẽ một vài bức để.... trả nợ vay mượn từ các chủ gallery rồi vay tiền gối đầu tiếp để trả tranh lần sau.Sau này nghe nói anh bị bệnh nặng và đã không còn vẽ nữa. Tiếc. Vì tranh của anh khi xem dường như thấy cả ánh nắng tinh khiết phản chiếu từ tuyết vĩnh cửu, cả cái rét căm căm ghê hồn trên những đỉnh núi cô đơn vì cao quá không ai với tới để bầu bạn...
Sau này kỹ thuật vẽ núi tuyết đã không còn là bí truyền. Nhiều tay "họa sĩ" copy các bức hình chụp núi tuyết giống đến từng hòn đá. Và nhân bản các bức tranh ra với tốc độ chóng mặt để kiếm tiền. Vì tranh vẽ núi tuyết là đặc sản của Nepal nên là loại được tất cả các chủ gallery đặt hàng cho các "thợ vẽ" nhân bản nhiều nhất. Mình có biết những tay "thợ vẽ" làm cùng lúc 8 bức núi tuyết giống hệt nhau trên cùng một cái khung căng tấm bố khổng lồ 1,5 x 2m sau đó cắt ra từng tấm một để ký tên (mà không hề ngượng) rồi bán cho 8 gallery khác nhau. Kẻ cắp gặp bà già thôi! Tranh 8000rupee thì 1 bức , còn tranh 1000 thì làm 8 bức. Họ (cả chủ gallery và "thợ vẽ" ) không còn biết xấu hổ, không biết đến giá trị copyright và độc bản của hội họa; chỉ còn biết nhân bản "tranh" như in ấn để kiếm tiền thật nhanh. Trong vòng xoáy đó, người họa sĩ thực thụ cần tiền để mua màu + nguyên vật liệu, và để sinh tồn có khi cũng phải nhắm mắt làm một số tranh nhân bản thỏa mãn đơn đặt hàng của chủ gallery nhằm đầu tư cho những gì tâm huyết.
Tranh của mình thì kén chọn gallery, và một vài gallery mua chỉ để làm đa dạng thêm showroom của họ chứ không phải vì họ thích. Ngẫu nhiên có khi mình vẽ được bức nào hay là thảm họa kéo đến. Nhớ có lần mình nổi hứng sao đó, vẽ một bức hai chú trâu YAK Tibet đang húc nhau sống còn giữa.... muôn ngàn các vì sao. Một ông khách Âu mua ngay nó 500$ không cần mặc cả khi bức tranh mới chỉ treo trong galley có một ngày (tay chủ gallery trả mình có 70$ cho bức đó. Hic). Thế là tay chủ gallery đặt hàng mình vẽ 10 bức giống hệt như thế với giá 60$/bức. Mình cắn răng copy lại tranh của mình vì cần tiền, nhưng đến bức thứ 7 thì đầu hàng không copy được nữa.Không có hứng!
Thế rồi đến 2009, sau một thời gian thử nghiệm mình tạo ra một kiểu của riêng mình trong thể loại Buddha paintings. Tranh bán chạy không ngờ. Có khi chủ gallery phải đến nhà mình canh mà lấy tranh sợ gallery khác lấy mất hi hi... Đó là thời huy hoàng trong thời gian làm nghề vẽ tranh ở Nepal của mình. Mình có quyền hét giá tranh, chỉ bán với tiền mặt không thiếu chịu, có khi còn được ứng trước. Có đủ tiền để mua màu xịn, cọ vẽ xịn. Khung chassis thì đặt hàng vài chục cái chứ không mua lẻ nữa, bố xịn thì mua nguyên cây 20m... Tất cả nhờ Chư Phật, Bồ tát hộ trì...
Đến Phật Đản 2010 thì mình được vinh dự làm một solo exhibition ngay tại Khu Vườn Thiêng nơi Đức Phật đản sinh.
Chưa hết! Nhờ triển lãm tranh Phật này mà mình được Asoka Mission mời dự như một Đại biểu chính thức của Hội Nghị Phật Giáo Toàn cầu lần 1 tại New Delhi-India cuối năm 2011.
Mọi sự tùy duyên!
********************
Nhân tiện mời xem lại bài viết đúng 03 năm trước cũng liên quan đến tranh Phật của mình:
*****************************
Bộ ba tranh: Giác Ngộ-Truyền Dạy-Niết Bàn - Acrylic trên bố |
Mình vẽ tranh suốt mấy năm để sống ở Kathmandu-Nepal, từ cuối 2006 cho đến giữa năm 2010 (từ giữa 2010 đến nay bận làm nhiều việc khác nên không vẽ thêm được bức nào).
Hai năm đầu, chủ đề và style thì lung tung, vì toàn vẽ theo đơn đặt hàng của các Gallery bán tranh ở các trung tâm du lịch như Thamel, Swayambhu, Bodhanath, Bhaktapur. Sống ở xứ lạ quê người, tứ cố vô thân phải bươn chải hết mức có thể, và phải nhẫn nhịn hết mức có thể. Có khi chỉ đủ 20 rupee (1/4 $=5000VNĐ) để đi 1 cuốc xe bus từ Swayambhu (nơi mình mướn một tầng nhà làm phòng vẽ đồng thời ăn ngủ ở đó luôn) đến Bhakatpur cách xa hơn 20km. Mang một mớ hơn chục tranh đi chào từng gallery mà bị chê ỏng chê eo, ép giá; cuối cùng thuyết phục được một anh chàng mới mở gallery mua hết cả mớ tranh mà chỉ tạm ứng có 50$ còn lại trả sau 01 tháng. Hic hic...
Thị trường tranh ở Nepal hiện tại coi như con số không mặc dù Nepal không hiếm họa sĩ và có cả họa sĩ lớn từng sang Pháp sống, làm việc và kết bạn với Picasso (sẽ viết về ông này trong một entry khác).
Nguyên nhân đầu tiên là Nepal có một truyền thống vẽ tranh Bhauvas quá sâu đậm. Bhauvas là tranh cuộn truyền thống origin của người Newar chủ nhân Thung Lũng Kathmandu. Nghệ thuật này đã đi cùng với Phật giáo Mật tông sang Tibet và trở thành Thangka trên đó. (Cũng sẽ có một entry về Bhauvas và Thangka luôn).Như các bạn đã biết Bhauvas hay Thangka có yêu cầu rất nghiêm ngặt về tính chính xác của từng chi tiết trong các mandala, hay các vị Phật, Thần, Bồ tát.... Tỷ lệ các bộ phận, hình dáng, màu sắc đều phải tuân thủ những quy định truyền từ thầy sang trò (thường là cha con trong nhà). Việc quy định cứng ngắc này đã giết chết sự sáng tạo của người nghệ sĩ vẽ thangka. Bạn đừng ngạc nhiên nếu du lịch ở Kathmandu mà được mời tham quan một Thangka factory (nhà máy sản xuất thangka) nơi người ta tô màu lên những chi tiết được rập ra từ mẫu in và hàng vạn cái mandala đều giống nhau như đúc. Riêng Bhauvas của người Newar thì có khá hơn một chút. Nếu các bạn tìm ra được một nghệ nhân nổi tiếng thuộc dòng họ Shakya hay Bajracharya bạn sẽ thấy sự khác biệt rất lớn giữa tranh của họ và tranh hàng chợ treo đầy trong các gallery. Với những nghệ nhân bậc thầy này một bứcbhauvas cỡ 25 x 35cm họ phải vẽ tỉ mỉ ít nhất là ba tuần trong khi một thợ thangka chỉ cần hai ngày là tô màu xong một bức 30 x 50cm, ( nếu làm theo dây chuyền, nghĩa là mỗi người tô một khâu thì còn nhanh hơn nữa).
Nguyên nhân thứ hai là giá cả. Vì Nepal là một thiên đường cho khách du lịch bụi nên tất cả mọi thứ đều phải cạnh tranh giá cả khốc liệt để tồn tại. Khách du lịch từ giàu đến nghèo đều mang sẵn trong đầu một ý niệm cứng như đá hoa cương rằng "Nepal is cheap!" thế nên họ mặc cả và trả tiền rất thấp cho hầu hết các dịch vụ và sản phẩm địa phương không cần biết người dân trên núi phải mua từng khối nước để ăn uống và sinh hoạt ra sao (du lịch Nepal mùa tháng 2-4 khi cúp nước cúp điện thì bạn sẽ thấy). Bọn chủ gallery thì cũng giống như tất cả mọi nơi khác: tham lam và bần tiện (mình chưa bao giờ gặp được một chủ gallery nào ở Nepal mà tốt bụng! Hic) Để bán được giá rẻ cho khách du lịch nhưng vẫn giữ được mức lời như cũ, bọn này ép các họa sĩ phải bán tranh với giá ngày càng rẻ hơn. Thí dụ ngay chính bản thân mình: lúc đầu mới mua tranh của mình họ trả mỗi bức 40x60cm 200$, riết ép xuống chỉ còn 50-60$. Đến lượt các họa sĩ cũng phải hạ chất lượng tranh xuống- tiền nào của nấy mà. Một bức tranh vẽ cả 2-3 tuần bán 200$, nếu trả chỉ 50$ thì ok, lần sau vẽ một tuần 2 bức để có thể kiếm đủ 100$ sinh sống và 100$ để mua nguyên vật liệu vẽ tranh.
Tranh Nepal có hẳn một trường phái vẽ các núi tuyết rất tuyệt, chỉ dùng dao và bay mà tạo ra được các bức tranh sống động như thật. Trước đây chỉ có vài cao thủ có bí quyết chuyên vẽ loại này trong đó có một tay được coi là số một. Tuy nhiên anh này phải uống rượu chếnh choáng vào vẽ mới đẹp và có cái tật là khi nào hết tiền, cần tiền mới vẽ một vài bức để.... trả nợ vay mượn từ các chủ gallery rồi vay tiền gối đầu tiếp để trả tranh lần sau.Sau này nghe nói anh bị bệnh nặng và đã không còn vẽ nữa. Tiếc. Vì tranh của anh khi xem dường như thấy cả ánh nắng tinh khiết phản chiếu từ tuyết vĩnh cửu, cả cái rét căm căm ghê hồn trên những đỉnh núi cô đơn vì cao quá không ai với tới để bầu bạn...
Sau này kỹ thuật vẽ núi tuyết đã không còn là bí truyền. Nhiều tay "họa sĩ" copy các bức hình chụp núi tuyết giống đến từng hòn đá. Và nhân bản các bức tranh ra với tốc độ chóng mặt để kiếm tiền. Vì tranh vẽ núi tuyết là đặc sản của Nepal nên là loại được tất cả các chủ gallery đặt hàng cho các "thợ vẽ" nhân bản nhiều nhất. Mình có biết những tay "thợ vẽ" làm cùng lúc 8 bức núi tuyết giống hệt nhau trên cùng một cái khung căng tấm bố khổng lồ 1,5 x 2m sau đó cắt ra từng tấm một để ký tên (mà không hề ngượng) rồi bán cho 8 gallery khác nhau. Kẻ cắp gặp bà già thôi! Tranh 8000rupee thì 1 bức , còn tranh 1000 thì làm 8 bức. Họ (cả chủ gallery và "thợ vẽ" ) không còn biết xấu hổ, không biết đến giá trị copyright và độc bản của hội họa; chỉ còn biết nhân bản "tranh" như in ấn để kiếm tiền thật nhanh. Trong vòng xoáy đó, người họa sĩ thực thụ cần tiền để mua màu + nguyên vật liệu, và để sinh tồn có khi cũng phải nhắm mắt làm một số tranh nhân bản thỏa mãn đơn đặt hàng của chủ gallery nhằm đầu tư cho những gì tâm huyết.
Tranh của mình thì kén chọn gallery, và một vài gallery mua chỉ để làm đa dạng thêm showroom của họ chứ không phải vì họ thích. Ngẫu nhiên có khi mình vẽ được bức nào hay là thảm họa kéo đến. Nhớ có lần mình nổi hứng sao đó, vẽ một bức hai chú trâu YAK Tibet đang húc nhau sống còn giữa.... muôn ngàn các vì sao. Một ông khách Âu mua ngay nó 500$ không cần mặc cả khi bức tranh mới chỉ treo trong galley có một ngày (tay chủ gallery trả mình có 70$ cho bức đó. Hic). Thế là tay chủ gallery đặt hàng mình vẽ 10 bức giống hệt như thế với giá 60$/bức. Mình cắn răng copy lại tranh của mình vì cần tiền, nhưng đến bức thứ 7 thì đầu hàng không copy được nữa.Không có hứng!
Thế rồi đến 2009, sau một thời gian thử nghiệm mình tạo ra một kiểu của riêng mình trong thể loại Buddha paintings. Tranh bán chạy không ngờ. Có khi chủ gallery phải đến nhà mình canh mà lấy tranh sợ gallery khác lấy mất hi hi... Đó là thời huy hoàng trong thời gian làm nghề vẽ tranh ở Nepal của mình. Mình có quyền hét giá tranh, chỉ bán với tiền mặt không thiếu chịu, có khi còn được ứng trước. Có đủ tiền để mua màu xịn, cọ vẽ xịn. Khung chassis thì đặt hàng vài chục cái chứ không mua lẻ nữa, bố xịn thì mua nguyên cây 20m... Tất cả nhờ Chư Phật, Bồ tát hộ trì...
Đến Phật Đản 2010 thì mình được vinh dự làm một solo exhibition ngay tại Khu Vườn Thiêng nơi Đức Phật đản sinh.
Chưa hết! Nhờ triển lãm tranh Phật này mà mình được Asoka Mission mời dự như một Đại biểu chính thức của Hội Nghị Phật Giáo Toàn cầu lần 1 tại New Delhi-India cuối năm 2011.
Mọi sự tùy duyên!
Nhân ngày Chúa Nhật, mời các bạn xem tranh Phật của mình:
Buddha's Life 2m x 1m Acrylic trên bố. Bức này được một nhà sưu tập Nhật Bản mua với giá 4.000$ |
Tứ đại giai không : Lửa |
Tứ đại giai không: Đất |
Tứ đại giai không: Khí |
Tứ đại giai không: Gỗ |
Lên báo Nepal vụ triển lãm tranh ở Lumbini... He he.... |
********************
Nhân tiện mời xem lại bài viết đúng 03 năm trước cũng liên quan đến tranh Phật của mình:
Chủ nhật, ngày 21 tháng mười một năm 2010
MẦU NHIỆM
Cháy nhà. Đấy là tai họa mà không ai muốn gặp phải. Đã cháy nhà , lại còn bị nước lụt nữa thì hết nói.
Thứ Bảy tuần rồi, vì công việc tôi phải ra ngòai lúc 8 giờ sáng. Khởi
hành đã có triệu chứng bất tường: cái cản sau của xe moto tự dưng sút ốc
kéo lê lết trên đường đi tới chỗ hẹn gặp partners. Người đi đường trố
mắt ngạc nhiên, còn tôi thì không biết gì mãi cho tới nơi. Tôi nhặt mấy
sợi dây nylon cột sơ nó lại. Rồi đối tác thứ hai trục trặc đến muộn
những 1 tiếng đồng hồ. Tôi cảm thấy sốt ruột và lo lắng không hiểu vì
sao, và nhiều lần đề nghị dời cuộc gặp sang ngày hôm sau, nhưng anh đối
tác thứ nhất không chịu. Mãi đến 9h30 chúng tôi mới có thể đi đến
Nagarkot sau khi đón thêm anh chàng luật sư của công ty. Chúng tôi đi
đến Training Center để gặp Hiệu trưởng trường Luật của Nepal, người đang
chủ trì một seminar quốc tế tại đó, để tham vấn về một vấn đề luật cho
công ty của chúng tôi.
30km đường đèo dốc để đến Nagarkot, một địa điểm nghỉ dưỡng nổi tiếng
của Nepal tương tự như Đà Lạt của miền Nam Việt Nam. Chừng 10h thì điện
thọai của tôi bắt đầu bị gọi liên tục với những số máy lạ hoắc. Nghĩ
rằng đó là của những kẻ đang đe dọa tống tiền tôi vì một thương vụ chúng
tôi đang tiến hành với Chính phủ Nepal, tôi lờ đi không bắt máy.
Đến được Nagarkot lúc 11h thì vị hiệu trưởng kia không thể sắp xếp
thời giờ cho chúng tôi được, thế là phải về không. Cả nhóm sau khi về
đến Kathmandu thì lại ghé vào một nhà hàng Fast Food . Mãi đến 15h tôi
mới bứt ra được để về nhà. Nhưng hỡi ôi.
Từ xa đã thấy đồ đạc bị vứt chồng đống ra ngòai sân thượng. Ngừng xe
thì hàng xóm chạy lại nói rằng, “Phòng mày cháy rồi!” Tôi lao lên cầu
thang. Apartment của tôi thì tường ám khói đen kịt, sàn ngập ngụa nước
là nước. Hàng xóm kể rằng chừng 10h họ thấy khói bốc lên dữ dội từ phòng
tôi mà cửa lại khóa nên phá cửa kiếng và dùng nước tạt vào để dập lửa.
Do khói mù mịt không thấy gì nên họ tạt bừa vào rất nhiều nước . Khi
lửa tắt thì phá khóa cửa chính và mang ra ngoài mọi thứ. Nhiều người gọi
điện cho tôi nhưng tôi không bắt máy (lỗi của tôi, nhưng lúc đó có bắt
máy thì mọi chuyện cũng đã rồi).
Tivi, dàn loa,MP4, microwave,gargets, giường ngủ, mùng mền, quần áo…
bị cháy rụi. Máy in màu đời mới kiêm scanner, bị vô nước thấy mà thương.
Tuy nhiên mấy thứ đó có thể mua lại được. Sốc nhất là hàng trăm cuốn
sách và vài ngàn trang tư liệu bản gốc hoặc photocopy đã bị thiệt hại
không cứu chữa được. Tôi đã rất vất vả và tốn kém rất nhiều mới có thể
sưu tập được chúng suốt 5 năm qua, từ những hiệu sách cũ, các thư viện
lớn và nổi tiếng của Nepal. Có những độc bản viết tay cổ kính, những bản
in đã 200-300 năm, có bản photocopy thì giờ không biết nguồn gốc ở đâu
để sao chụp lại, thậm chí những sách quý của thư viện quốc gia 4-5 năm
trước tôi sao chụp giờ cũng đã bị ăn cắp mất khỏi thư viện rồi. Khối tài
liệu khổng lồ về văn hóa và phong tục Nepal sưu tập từ các họa báo
trong ngòai Nepal hoặc sách ảnh thì cũng hư hỏng 80% vì lửa và nước. May
mà không hiểu vì lý do gì tôi mang theo cái laptop 500GB ổ cứng đã sao
lưu dữ liệu gần kín và ổ cứng gắn ngòai cũng chật cứng thêm 500GB tư
liệu.
Theo nhận định của riêng tôi, điện chập mạch và bén lửa vào tấm mền
bông, giường ngủ, rồi lan sang mấy thùng carton đựng tài liệu tôi đặt
bên dưới giường ngủ. Cũng may, lửa chưa kịp bén đến mấy chục lít xăng
tôi trữ trong phòng (Nepal hay thiếu hụt xăng dầu có khi cả tuần, nên
tôi phải trữ xăng để phòng bị) và cái bình gas 15kg. Nếu chúng nổ thì
chắc tôi phải tù vì cả tòa nhà sập và có thể có thiệt hại nhân mạng nữa.
Thọat tiên tôi không nhận thấy nó. Sốc mà. Nhưng ngờ ngợ một cái gì không bình thường trong phòng ngủ của tôi.
Phải đến ngày hôm sau tôi mới phát hiện ra nó. Điều mầu nhiệm.
Phật Đản 2010, tôi đã có một triển lãm tranh Phật ngay tại vườn
Lumbini (xem “Một Phật Đản không thể nào quên” ngay trong blog này hoặc
từ các trang mạng Phật giáo . Trong đó bức đỉnh nhất cũng là chủ đề của
cuộc triển lãm là “Ligh of Asia” và bức tôi ưng ý thứ hai là “Quan Thế
Âm” theo phong cách Tây tạng trên nền thần chú Om Mani Padme Hum. Tôi đã
giữ lại hai bức tranh đó và treo ngay bên trên giường ngủ của tôi. Lửa
cháy bắt đầu từ đấy và mạnh bạo nhất cũng từ đấy mà hai bức tranh thì
“vô nhiễm”. Bức tranh nhỏ bên cạnh bị cháy rụi mà bức “Quan Thế Âm" chỉ
ám có chút xíu khói. Bức “Light of Asia” thì mặc dù cái microwave ngay
bên dưới cháy đen thế mà không hề có tý lửa khói nào chạm đến (nhìn dấu
vết trên tường thì cảm thấy như có một sức mạnh siêu nhiên đẩy tạt ngọn
lửa đi).
Một chị bạn bác sĩ người Nepal khi nhìn cảnh tượng đó đã thốt lên:
“Không thể tưởng tượng được điều đó khi chúng ta ở vào thế kỷ 21. Nhưng
giờ thì tôi ‘TIN’.”
Tôi không có lời để giải thích. Mời các bạn xem hình.
Nguyễn Phú 20/11/2010 Kathmandu