ĐẠI HỘI LẦN THỨ 12 CỦA 4 DÒNG TRUYỀN THỪA PHẬT GIÁO TÂY TẠNG VÀ ĐẠO BON NĂM 2015 |
(Xin cám ơn đệ tử của “pháp vương”, Sen Hoa, đã cung cấp
thông tin cho chúng tôi về đại hội đề cập trong bài này. Đồng thời cũng cám ơn nguồn
tin của Bộ Nội Vụ Nepal
đã cung cấp thêm thông tin về giáo phái Drukpa cho chúng tôi).
___________
Kính thưa quý vị độc giả,
Sau khi chúng tôi post loạt bài về “pháp vương” Gyalwang
Drukpa 12, đã có một số ý kiến trên các trang mạng khác bào chữa không có chứng
cứ và lý lẽ cho nhân vật này. Có ý kiến nói rằng: không thể chỉ thấy Gyalwang
Drukpa 12 không có mặt ở Global Buddhist Congregation lần thứ 1 hoặc các hội
nghị Phật giáo quốc tế, mà cho rằng nhân
vật này không có uy tín đối với Phật giáo quốc tế. Tuy nhiên tất cả các ý kiến
phản bác đó đã không đưa ra bất kỳ một
chứng cớ nào về mặt tư liệu hay hình ảnh cho thấy Gyalwang Drukpa 12 là một
nhân vật có tầm ảnh hưởng quốc tế, có giao tiếp với các lãnh đạo thế giới.
Ngược lại, theo đường link Gyalwang Drukpa trên wikipedia chúng tôi chỉ tìm
được hình ảnh và tư liệu cho thấy Gyalwang Drukpa 12 sánh đôi trên thảm đỏ cùng
với cựu người mẫu Playboy Christie Brinkley.
Về mặt quốc tế thì vậy, thế còn về mặt nội bộ
của Phật giáo Tây Tạng thì sao?
Khi du nhập giáo
phái Drukpa vào Việt Nam,
người ta đã nguỵ biện, đánh tráo sự thật để đồng hoá ‘pháp vương” Gyalwang
Drukpa 12 và giáo phái Drukpa như là Mật tông Tây Tạng. Vậy, sự thật về VỊ TRÍ
CỦA GYALWANG DRUKPA 12 TRONG PHẬT GIÁO TÂY TẠNG LÀ THẾ NÀO?
Như chúng ta đều
biết, Phật giáo Tây Tạng chính thống có 4 dòng truyền thừa là Nyingma (Ninh Mã
– Mũ Đỏ), Kagyu (Ca Nhĩ Cư), Sakya (Tát Ca) và Gelug (Cách Lỗ- Mũ Vàng). Vào năm 1959, Trung Cộng đã xâm lược Tây Tạng, biến nước này thành một khu tự trị
thuộc Trung Quốc. Kể từ đó, theo chân Ngài Dalai Lama, các nhà sư có phẩm
hàm cao nhất của các dòng truyền thừa đã vượt biên khỏi Tây Tạng để đến India hay Nepal thiết lập lại cơ sở cho các
dòng truyền thừa của Phật giáo Tây Tạng.
Chỉ 4 năm sau khi
vượt thoát bàn tay của Trung Cộng, vào năm 1963, Ngài Dalai Lama đã tổ chức Religious
Conference of the four major traditions of Tibetan Buddhism (Hội Nghị Tôn Giáo
của 4 truyền thống Phật Giáo Tây Tạng lần 1) tại Dharamsala. Đây được coi là sinh
hoạt tôn giáo quan trọng nhất của Phật Giáo Tây Tạng kể từ sau cột mốc mất nước
năm 1959. Tham dự các kỳ đại hội này luôn luôn có sự hiện diện của Ngài Dalai
Lama và các vị chức sắc đứng đầu tất cả các dòng truyền thừa chính thống của
Phật giáo Tây Tạng. Sau này, theo sự điều hành của Ngài Dalai Lama và xu hướng
chung của Phật giáo Tây Tạng, người ta còn mời luôn cả đại diện của đạo Bon
tham dự như là một bộ phận không thể tách rời của tôn giáo và văn hoá Tây Tạng.
Tin về Hội Nghị Tôn Giáo Tây Tạng lần thứ 12 trên trang web chính thức của Chính Phủ Tây Tạng lưu vong |
Cho đến nay, Đại
Hội Tôn Giáo Tây Tạng đã tổ chức được 12 lần. Lần gần nhất là vào ngày
18-20/06/2015 tại Surya Hotel ở Dharamsala do Cục Tôn Giáo và Văn Hoá của Chính
Phủ Tây Tạng lưu vong tổ chức. Tham dự Hội nghị lần thứ 12 của năm 2015 có các
vị lãnh đạo các truyền thừa chính thống như: Ngài Gaden Tripa Rizong Rinpoche
(Lãnh đạo dòng truyền thừa Gelug), Ngài Sakya Trizin (lãnh đạo dòng truyền thừa
Sakya), Ngài Karmapa (Lãnh đạo dòng truyền thừa Kagyu), Ngài Drukchen Rinpoche
đại diện cho Ngài Khenpo Tenzin (lãnh đạo dòng truyền thừa Nyingma) cùng các vị
chức sắc cao cấp nhất của Phật giáo Tây Tạng như Ngài Menri Trizin, Ngài
Shabdrung Rinpoche, Ngài Taklung Tsetrul Rinpoche.
Ngài Dalai Lama phát biểu tại Hội Nghị Tôn Giáo Tây Tạng lần thứ 12 |
Thủ tướng Tây Tạng và lãnh đạo các dòng truyền thừa của Phật giáo Tây tạng tại Hội Nghị Tôn Giáo Tây Tạng lần thứ 12 |
Về phía chính quyền,
có sự tham dự của đại diện chính phủ lưu vong Tây Tạng như Thủ tướng Sikyong Dr
Lobsang Sangay, Bộ trưởng Tôn giáo và Văn hoá Kalon Pema Chhinjor, Bộ trưởng
Tài chính Tsering Dhondup, Bộ trưởng Giáo dục Kalon Ngodup Tsering và Bộ trưởng
An ninh Kalon Ngodup Drongchung.
Về số lượng tham dự có khoảng 150 đại biểu là
lãnh đạo tất cả các dòng truyền thừa thuộc Phật giáo Tây Tạng, lãnh đạo đạo
Bon, các học giả nghiên cứu về Phật giáo Tây Tạng .
Nói theo kiểu tiểu
thuyết kiếm hiệp Kim Dung thì đây là một Đại Hội Võ Lâm hay Hoa Sơn Luận Kiếm. Nhân
vật xứng đáng mới được mời và nhân vật xứng đáng phải được mời.
Theo vậy, thì “pháp
vương” Gyalwang Drukpa 12 được các tín đồ tại Việt Nam của giáo phái Drukpa
xưng tụng lên tận mây xanh nhất định phải được tham dự đại hội uy tín nhất này
của Phật Giáo Tây Tạng chứ nhỉ? Hơn thế nữa, Gyalwang Drukpa 12 còn nhất định
phải ngồi ở vị trí Chủ toạ đoàn thì mới xứng với danh tiếng và thân phận mà các
tín đồ giáo phái Drukpa đã thêu dệt nên trong cơn bão truyền thông tại Việt Nam
trong mấy năm qua.
Thế nhưng KHÔNG!
“pháp vương” Gyalwang
Drukpa 12 không hề được mời tham dự cái Đại hội quan trọng nhất của Phật giáo
Tây Tạng, có giá trị như một sự chứng nhận thân phận và vị trí của từng nhân
vật lãnh đạo tinh thần trong hệ thống phức tạp và chặt chẽ của Phật giáo Tây
Tạng. Cái đại hội mà kể cả đạo Bon vốn trước đây được coi không phải là Phật
giáo thì nay cũng cùng hoà hợp, trao đổi các vấn đề học thuật thuộc tâm linh,
văn hoá.
Suốt những ngày “The
12th Religious Conference of the four major traditions of Tibetan Buddhism
and Bon tradition” diễn ra người ta không hề thấy bóng dáng của vị được tín đồ
giáo phái Drukpa xưng tụng là “bậc Toàn trí tôn quý”, là “hoá thân của Phật bà
Quan Âm”, là ‘pháp vương” đại diện cho Phật giáo Tây Tạng.
Đến đây, người ta có quyền nghi ngờ và đặt câu hỏi:
- Thực chất, vị trí của Gyalwang Drukpa 12 là ở đâu trong
cái hệ thống có tổ chức chặt chẽ của Phật giáo Tây Tạng chính thống? Tại sao ông không được mời tham dự trong số 150 đại biểu đại diện cho tất cả các tôn giáo và dòng truyền thừa Tây Tạng?
- Giáo phái Drukpa có thực sự thuộc về Phật giáo Tây Tạng
chính thống?
Ghi chú của Wikipedia: sự trung lập (không thiên vị, trung thực) của trang [về Gyalwang Drukpa] đã bị tranh cãi |
Người ta đã tận
dụng sự hâm mộ của người Việt đối với Mật tông Tây Tạng mà đưa về một dòng tu có
lai lịch không rõ ràng. Đến như trang chính thức của Gyalwang Drukpa trên
Wikipedia thì cũng đã bị đặt dấu chấm hỏi nghi ngờ to tướng từ tháng 01/2015 về
tính xác thực và sự trung lập của người đưa thông tin.
Việt Nam ta đã nhập
khẩu phải một món hàng bị lỗi do Trung Cộng lắp ráp.
>>>>>>>>>>>>>>
LOẠT BÀI VỀ NHÂN VẬT "PHÁP VƯƠNG":
1/CHUYỆN TAI NGHE MẮT THẤY VỀ "PHÁP VƯƠNG" GYALWANG DRUKPA
http://nguyenphunepal.blogspot.com/2015/09/chuyen-mat-thay-tai-nghe-ve-uc-phap.html
2/MA ĐƯA LỐI CHO QUỶ VÀO NHÀ
http://nguyenphunepal.blogspot.com/2015/09/ve-drukpa-viet-nam-phan-2-ma-ua-loi-cho.html
3/"PHÁP VƯƠNG" GYALWANG DRUKPA CÓ QUAN HỆ MẬT THIẾT VỚI NHÀ CẦM QUYỀN TRUNG QUỐC
http://nguyenphunepal.blogspot.com/2015/09/uc-phap-vuong-gyalwang-drukpa-co-quan.html
4/PHÁP BẢO ĐẶC DỊ CỦA DÒNG DRUKPA
http://nguyenphunepal.blogspot.com/2015/09/phap-bao-ac-di-cua-dong-drukpa_26.html
5/"PHÁP VƯƠNG" CÓ PHẢI LÀ PHÁP VƯƠNG?
http://nguyenphunepal.blogspot.com/2015/09/phap-vuong-co-phai-la-phap-vuong_28.html
6/"PHÁP VƯƠNG" LỪA ĐẢO: TƯỢNG PHẬT 2000 NĂM TUỔI
http://nguyenphunepal.blogspot.com/2015/10/phap-vuong-gyalwang-drukpa-12-lua-ao.html
7/CHÂN TƯỚNG "PHÁP VƯƠNG" GYALWANG DRUKPA 12
http://nguyenphunepal.blogspot.com/2015/10/chan-tuong-phap-vuong-gyalwang-drukpa-12.html
8/"PHÁP VƯƠNG" LẠI QUẢ CHO GIÁO HỘI QUỐC DOANH
http://nguyenphunepal.blogspot.com/2015/10/phap-vuong-lai-qua-cho-giao-hoi-quoc.html
9/PHÁP VƯƠNG HÁM DANH
http://nguyenphunepal.blogspot.com/2015/10/phap-vuong-ham-danh.html
10/GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VN LÊN TIẾNG VỀ "PHÁP VƯƠNG"
http://nguyenphunepal.blogspot.com/2015/10/giao-hoi-phat-giao-vn-len-tieng-ve-phap.html
11/GIÁO HỘI PGVN KHÔNG CHẤP NHẬN DANH XƯNG "PHÁP VƯƠNG"
http://nguyenphunepal.blogspot.com/2015/10/giao-hoi-pgvn-khong-chap-nhan-danh-xung.html
12/ SƠ KẾT VỀ NHÂN VẬT "PHÁP VƯƠNG" GYALWANG DRUKPA 12
http://nguyenphunepal.blogspot.com/2015/10/so-ket-ve-nhan-vat-phap-vuong-gyalwang.html
13/ Ý KIẾN PHẢN HỒI VỀ HIỆN TƯỢNG "PHÁP VƯƠNG"
http://nguyenphunepal.blogspot.com/2015/10/y-kien-phan-hoi-ve-hien-tuong-phap-vuong.html#more
14/"PHÁP VƯƠNG" CHỈ LÀ KẺ VÔ DANH TIỂU TỐT TRONG PHẬT GIÁO TÂY TẠNG
http://nguyenphunepal.blogspot.com/2015/11/phap-vuong-vo-danh-tieu-tot-trong-phat.html
15/THÍCH MINH HIỀN - CHỦ CHÙA HƯƠNG VI PHẠM PHÁP LUẬT BẢO VỆ DI SẢN VĂN HOÁ QUỐC GIA
http://nguyenphunepal.blogspot.com/2015/11/thich-minh-hien-chu-chua-huong-vi-pham.html
16/BẢO THÁP TÂY THIÊN CỦA LIÊN DOANH CHÙA HƯƠNG-DRUKPA CẦU ĐẢO CÁI GÌ?
http://nguyenphunepal.blogspot.com/2015/11/bao-thap-tay-thien-cua-lien-doanh-chua.html
__________________________________
>>>>>>>>>>>>>>
LOẠT BÀI VỀ NHÂN VẬT "PHÁP VƯƠNG":
1/CHUYỆN TAI NGHE MẮT THẤY VỀ "PHÁP VƯƠNG" GYALWANG DRUKPA
http://nguyenphunepal.blogspot.com/2015/09/chuyen-mat-thay-tai-nghe-ve-uc-phap.html
2/MA ĐƯA LỐI CHO QUỶ VÀO NHÀ
http://nguyenphunepal.blogspot.com/2015/09/ve-drukpa-viet-nam-phan-2-ma-ua-loi-cho.html
3/"PHÁP VƯƠNG" GYALWANG DRUKPA CÓ QUAN HỆ MẬT THIẾT VỚI NHÀ CẦM QUYỀN TRUNG QUỐC
http://nguyenphunepal.blogspot.com/2015/09/uc-phap-vuong-gyalwang-drukpa-co-quan.html
4/PHÁP BẢO ĐẶC DỊ CỦA DÒNG DRUKPA
http://nguyenphunepal.blogspot.com/2015/09/phap-bao-ac-di-cua-dong-drukpa_26.html
5/"PHÁP VƯƠNG" CÓ PHẢI LÀ PHÁP VƯƠNG?
http://nguyenphunepal.blogspot.com/2015/09/phap-vuong-co-phai-la-phap-vuong_28.html
6/"PHÁP VƯƠNG" LỪA ĐẢO: TƯỢNG PHẬT 2000 NĂM TUỔI
http://nguyenphunepal.blogspot.com/2015/10/phap-vuong-gyalwang-drukpa-12-lua-ao.html
7/CHÂN TƯỚNG "PHÁP VƯƠNG" GYALWANG DRUKPA 12
http://nguyenphunepal.blogspot.com/2015/10/chan-tuong-phap-vuong-gyalwang-drukpa-12.html
8/"PHÁP VƯƠNG" LẠI QUẢ CHO GIÁO HỘI QUỐC DOANH
http://nguyenphunepal.blogspot.com/2015/10/phap-vuong-lai-qua-cho-giao-hoi-quoc.html
9/PHÁP VƯƠNG HÁM DANH
http://nguyenphunepal.blogspot.com/2015/10/phap-vuong-ham-danh.html
10/GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VN LÊN TIẾNG VỀ "PHÁP VƯƠNG"
http://nguyenphunepal.blogspot.com/2015/10/giao-hoi-phat-giao-vn-len-tieng-ve-phap.html
11/GIÁO HỘI PGVN KHÔNG CHẤP NHẬN DANH XƯNG "PHÁP VƯƠNG"
http://nguyenphunepal.blogspot.com/2015/10/giao-hoi-pgvn-khong-chap-nhan-danh-xung.html
12/ SƠ KẾT VỀ NHÂN VẬT "PHÁP VƯƠNG" GYALWANG DRUKPA 12
http://nguyenphunepal.blogspot.com/2015/10/so-ket-ve-nhan-vat-phap-vuong-gyalwang.html
13/ Ý KIẾN PHẢN HỒI VỀ HIỆN TƯỢNG "PHÁP VƯƠNG"
http://nguyenphunepal.blogspot.com/2015/10/y-kien-phan-hoi-ve-hien-tuong-phap-vuong.html#more
14/"PHÁP VƯƠNG" CHỈ LÀ KẺ VÔ DANH TIỂU TỐT TRONG PHẬT GIÁO TÂY TẠNG
http://nguyenphunepal.blogspot.com/2015/11/phap-vuong-vo-danh-tieu-tot-trong-phat.html
15/THÍCH MINH HIỀN - CHỦ CHÙA HƯƠNG VI PHẠM PHÁP LUẬT BẢO VỆ DI SẢN VĂN HOÁ QUỐC GIA
http://nguyenphunepal.blogspot.com/2015/11/thich-minh-hien-chu-chua-huong-vi-pham.html
16/BẢO THÁP TÂY THIÊN CỦA LIÊN DOANH CHÙA HƯƠNG-DRUKPA CẦU ĐẢO CÁI GÌ?
http://nguyenphunepal.blogspot.com/2015/11/bao-thap-tay-thien-cua-lien-doanh-chua.html
__________________________________